Có thể nói rằng, nợ xấu đang là một vấn đề được các ngân hàng thương mại cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm hiện nay. Nợ xấu được xem là một dấu hiệu cảnh báo cho cuộc khủng hoảng tài chính trong tương lai nếu không theo dõi và xử lý kịp thời. Việc phân tích tác động cũng như công tác quản lý nợ xấu có tai trò quan trọng nhằm ngăn ngừa khủng hoảng tài chính ngân hàng trong tương lai. Vậy, nợ xấu là gì? Quản lý nợ xấu là gì? Công tác quản lý nợ xấu ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Cùng trả lời những thắc mắc này cùng Luận Văn 2S qua bài viết này nhé.
Nợ xấu (Tiếng Anh: Non-Performing Loan) còn được biết đến với các tên gọi khác như nợ khó đòi, nợ có vấn đề,… đề cập đến những khoản vay có vấn đề trong thanh toán. Trên thế giới hiện nay, chưa có một định nghĩa thống nhất về khái niệm này. Mỗi một ngân hàng trung ương và các tổ chức quốc tế có cách xác định khác nhau về khái niệm nợ xấu, tùy theo cách tiếp cận và hình thức biểu hiện của các khoản nợ. Một số quan điểm về nợ xấu như sau:
Ngân hàng thế giới (WB) đã đưa ra khái niệm nợ xấu dựa trên tiêu chí khả năng trả nợ và thời gian quá hạn nợ, theo đó: Nợ xấu được định nghĩa là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể bị quá hạn và bị nghi ngờ về cả khả năng thu hồi vốn và khả năng trả nợ của chủ nợ. Nợ xấu thường xảy ra trong trường hợp các con nợ khả năng trả nợ đã tẩu tán tài sản hoặc tuyên bố phá sản. Theo cách tiếp cận này của ngân hàng thế giới, các khoản nợ được coi là dưới chuẩn bao gồm các khoản nợ đã được thỏa thuận lại hoặc bị quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ bị nghi ngờ khi không chắc chắn thu hồi được toàn bộ nợ dựa trên các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng, có khả năng thất thoát và đã quá hạn từ 180 đến 360 ngày.
Theo Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB): Nợ xấu là những khoản vay không có khả năng thu hồi như những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc không có căn cứ đòi bồi thường từ người mắc nợ, người mắc nợ trốn hoặc mất tích, những khoản nợ mà người mắc nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ trả nợ.
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): Nợ xấu là một khoản cho vay được coi là không sinh lời khi tiền thanh toán lãi hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có nguyên nhân nghi ngờ về việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ.
Từ những quan điểm trên, ta có thể rút ra bản chất của nợ xấu chính là một khoản tiền cho vay mà người chủ nợ xác định mất vốn và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của khách hàng hoặc là khoản tiền cho vay mà chủ nợ không thu hồi được đúng hạn hoặc thu không đầy đủ gốc lãi.
Có thể thấy, nợ xấu là một khái niệm tương đối phức tạp, không có sự thống nhất. Tuy nhiên, khái niệm nợ xấu mà các tổ chức quốc tế đưa ra đều có điểm tương đồng là nợ xấu được xác định dựa trên một trong hai hoặc cả hai yếu tố: thời gian quá hạn trả nợ trên 90 ngày và khả năng trả nợ nghi ngờ của khách hàng. Đây cũng là cách tiếp cận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi định nghĩa về nợ xấu.
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì “nợ xấu” là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4 và 5 quy định tại Điều 10 và Điều 11 Quyết định này. Trong đó:
Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại. Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.
Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý; Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại.
Khái niệm nợ xấu là gì?
Xem thêm:
→ Thương phiếu là gì? Thị trường thương phiếu ở Việt Nam hiện nay
Theo cơ sở phân loại, nợ xấu được chia thành: nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn, được xác định dựa trên phương pháp định lượng và phương pháp định tính. Cụ thể:
Phân loại nợ xấu theo phương pháp định lượng:
Đối với phương pháp này, nợ xấu được xem xét dựa vào tình trạng khoản nợ, theo đó, nợ xấu được xác định như sau:
Phương pháp định lượng xem xét nợ xấu dựa vào tình trạng khoản nợ. Theo đó, nợ xấu được xác định như sau:
Theo phương thức phân loại này nợ xấu được chia thành nợ xấu có tài sản đảm bảo và nợ xấu không có tài sản đảm bảo. Cụ thể:
Nợ xấu có tài sản đảm bảo: Là những khoản nợ xấu mà khách hàng vay có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của bên thứ ba được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thực hiện giải ngân.
Nợ xấu không có tài sản đảm bảo: Là những khoảng nợ xấu mà khách hàng vay nhưng không có tài sản thế chấp, cầm cố hay sự bảo lãnh của bên thứ ba mà chỉ dựa vào uy tín cá nhân của bản thân khách hàng mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thực hiện giải ngân.
Theo cách phân loại này, nợ xấu được phân thành 02 loại là nợ xấu nội bảng và nợ xấu ngoại bảng. Theo đó:
Để xác định nguyên nhân của nợ xấu, người ta chia thành hai nhóm nguyên nhân: Nhóm nguyên nhân khách quan và nhóm nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân của nợ xấu trong ngân hàng thương mại là gì?
Tác động đến nền kinh tế: Nợ xấu càng cao sẽ khiến khối lượng vốn tồn đọng càng lớn, tiền lưu thông giảm sút và gây sức ép lên tăng cung tiền. Đồng thời, do không có vốn nên hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, nợ xấu làm quá trình lưu thông nguồn vốn bị ách tắc, thành phần kinh tế rất khó có thể tiếp cận vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ tích lũy đến một mức độ và gây đình trệ, đình đốn sản xuất của cả nền kinh tế. Ngoài ra, nợ xấu tăng cao còn gây bất ổn về tài chính, đe dọa an ninh tài chính,…
Tác động đến hệ thống hoạt động tổ chức tín dụng: Nợ xấu tăng cao ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tổ chức tín dụng, các tổ chức này không thu hồi được vốn sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ sụt giảm khả năng sinh lời trong tương lai và gia tăng chi phí sử dụng vốn.
Tác động đến khách hàng: Nợ xấu tăng cao làm giảm tốc độ chu chuyển vốn, giảm uy tín của doanh nghiệp cũng như tác động đến quan hệ giữa doanh nghiệp với tổ chức tín dụng. Vì vậy, mọi hoạt động liên quan đến thanh toán, giao dịch kinh doanh và hoạt động cấp tín dụng,…có thể bị ngưng trệ. Ngoài ra, nợ xấu tăng làm tăng chi phí tài chính vì mức lãi suất phạt cho khoản nợ xấu luôn cao hơn thông thường rất nhiều.
Quy mô và cơ cấu nợ xấu: Quy mô nợ xấu không phải là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp chất lượng tín dụng nhưng nếu quy mô nợ xấu tăng quá nóng sẽ phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng. Cơ cấu nợ xấu phản ánh mức độ tập trung nợ xấy trong một ngành nghề, lĩnh vực,…Việc xác định quy mô và cơ cấu nợ xấu giúp ngân hàng có các biện pháp phòng ngừa và xử lý hiệu quả.
Tỷ lệ nợ xấu= tổng nợ xấu/ tổng dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ của toàn bộ các khoản nợ xấu của ngân hàng so với tổng dư nợ. Chỉ tiêu này giúp đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu càng cao cho thấy chất lượng tín dụng càng thấp.
Tỷ lệ nợ xấu so với vốn chủ sở hữu= tổng nợ xấu/tổng vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu này giúp xác định tỷ lệ số nợ xấu chiếm bao nhiêu so với vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện chất lượng tín dụng càng thấp.
Tỷ lệ nợ xấu so với quỹ dự phòng tổn thất= tổng nợ xấu/ số dư quỹ dự phòng tổn thất: Chỉ tiêu này thể hiện khả năng ngân hàng bù đắp rủi ro đối với các khoản nợ xấu tại ngân hàng. Chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì hoạt động của ngân hàng được đánh giá là an toàn.
Tỷ lệ nợ xấu so với tổng giá trị tài sản đảm bảo= tổng nợ xấu/ tổng giá trị tài sản đảm bảo: Chỉ tiêu này thể hiện khả năng đảm bảo của tài sản đảm bảo đối với các khoản nợ xấu của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì khả năng đảm bảo cho các khoản nợ xấu từ tài sản đảm bảo càng lớn.
Quản lý là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều dạng như: Quản lý các quá trình của thế giới vô sinh; Quản lý các quá trình diễn ra trong cơ thể sống; Quản lý các quá trình diễn ra trong xã hội loài người. Trên thực tế có rất nhiều các quan niệm khác nhau về quản lý, tùy theo cách tiếp cận và nghiên cứu. Tuy nhiên, một cách chung nhất, ta có thể hiểu khái niệm quản lý là hệ thống các hoạt động dựa trên những nguyên tắc nhất định nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra. Theo cách tiếp cận này, quản lý nợ xấu bao gồm hệ thống các hoạt động, dựa trên nguyên tắc nhất định, nhằm nhận diện, đo lường và đánh giá, ngăn ngừa và xử lý nợ xấu nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại thường được nghiên cứu ở hai góc độ: vĩ mô và vi mô. Dưới góc độ vĩ mô, quản lý nợ xấu được nghiên cứu thông qua việc giám sát của các cơ quan quản lý và ở góc độ vi mô, quản lý nợ xấu thường được nghiên cứu theo hướng phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho chính bản thân ngân hàng.
Khái niệm quản lý nợ xấu là gì?
Có thể bạn quan tâm:
→ Danh sách đề tài & đề cương luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng chi tiết
Việc quản lý nợ xấu sẽ đem lại các hiệu quả sau:
Môi trường kinh tế - xã hội: Với những nền kinh tế nhỏ, sản xuất công nghiệp còn lạc hậu thiên về thành phần đơn giản sẽ dễ bị tổn thương khi nền kinh tế thế giới biến động nhanh. Ngoài ra, mối quan hệ song phương hoặc đa phương cũng tác động lớn đến hoạt động kinh doanh nói chung và của ngân hàng nói riêng. Một quốc gia có sự ổn định về chính trị, quan hệ tốt đẹp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước sẽ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước và xuất nhập khẩu.
Môi trường tự nhiên: Với những nước có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết và môi trường tự nhiên. Nếu thời tiết thuận lợi, cây trồng đạt năng suất,… thì khả năng thu hồi vốn từ người đi vay là rất lớn. Ngược lại khi điều kiện thiên nhiên không thuận lợi sẽ khiến dự án có thể thất bại, không thu hồi được vốn và phát sinh nợ xấu.
Môi trường pháp lý: Bao gồm hành lang pháp lý và hiệu quả hoạt động của cơ quan pháp luật địa phương trong việc triển khai áp dụng các văn bản pháp luật của quốc hội, chính phủ vào thực tế hoạt động. Khi hành lang pháp lý phù hợp sẽ tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng minh bạch, hạn chế rủi ro.
Từ phía ngân hàng
Nhân tố chủ quan từ phía khách hàng đi vay
Trong bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu khái niệm nợ xấu là gì, quản lý nợ xấu là gì và các vấn đề liên quan đến quản lý nợ xấu trong ngân hàng thương mại. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu như bạn gặp bất kỳ khó khăn gì trong quá trình viết luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng nhé
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com