Tư tưởng Hồ Chí Minh là môn học bắt buộc nằm trong chương trình giáo dục phổ thông và đại học tại Việt Nam. Đây là môn học được thiết kế nhằm tuyên truyền cho người học về hệ thống quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm góp phần bồi dưỡng đạo đức, lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ. Trong đó, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa là một phần quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Người, đóng góp vào việc xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây cũng là chủ đề được nhiều sinh viên lựa chọn viết tiểu luận môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong thời gian qua, Luận Văn 2S cũng nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến chủ đề tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Chính vì thế, ở bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số mẫu bài tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa hay, ấn tượng mà chúng tôi đã tổng hợp lại.
Tư tưởng Hồ chí Minh về văn hóa là một phần quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là hệ thống quan điểm, lý luận sáng tạo, độc đáo, thể hiện tầm nhìn chiến lược, khẳng định vị trí, vai trò to lớn của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa:
Tháng 8/ 1843, khi đang bị giam giữ tại nhà tù Tưởng Giới Thạch, lần đầu tiên Hồ Chí Minh nêu lên một định nghĩa văn hóa như sau:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về quan hệ của văn hóa với các lĩnh vực khác:
Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại: Bản sắc văn hóa dân tộc chứa đựng các giá trị lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nó phản ánh những nét độc đáo, đặc tính dân tộc, nó là ngọn nguồn đi tới chủ nghĩa Mác - Lênin. Trách nhiệm của con người Việt Nam là phải trân trọng khai thác, giữ gìn và phát huy, phát triển những giá trị văn hóa dân tộc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng của từng giai đoạn lịch sử. Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích của tiếp thu văn hóa nhân loại là để làm giàu cho văn hóa Việt Nam, xây dựng văn hóa Việt Nam hợp với tinh thần dân chủ.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa:
Có thể bạn quan tâm:
→ Mẫu đề tài Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh ấn tượng 2024
Trong phần tiếp theo của bài viết, để giúp các bạn sinh viên hoàn thành tốt bài tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, Luận Văn 2S đã tổng hợp và sẽ gửi đến bạn 05 mẫu bài tiểu luận mẫu hay, đạt điểm cao mới nhất 2024.
Lý do chọn đề tài:
Văn hóa là nền tảng tinh thần của dân tộc, con người Việt Nam, là một trong những nội dung quan trọng, có ý nghĩa to lớn mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm đến. Lúc sinh thời, Bác Hồ từng nói rằng:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người đã sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn Hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Trong bối cảnh thời đại mới ngày nay, thời đại 4.0 thời đại mà khoa học - kỹ thuật có sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn bao giờ hết thì văn hoá càng được đề cao hơn nữa. Mọi người coi văn hóa như một liều thuốc tinh thần và là nét đặc trưng, độc đáo làm nên một đất nước riêng biệt so với các đất nước khác trên thế giới. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn nữa về tầm quan trọng của văn hoá, em đã quyết định chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Sự vận dụng của sinh viên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa”.
Lý do chọn đề tài:
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là nhà văn hóa kiệt xuất, danh nhân văn hóa của thế kỷ XX, sự thừa nhận này được xác lập dựa trên một sự nghiệp văn hóa đồ sộ mà Người đã cống hiến cho nhân loại, cho dân tộc. Trong quá trình tổ chức là lãnh đạo cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc, cho chủ quyền, nhân quyền của con người Việt Nam, đưa đất nước ta phát triển theo con đường XHCN, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành lại vị trí xứng đáng cho nền văn hóa Việt Nam trong nền văn hóa thế giới.
Tại Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XXI, đánh dấu bước ngoặt mang ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, cùng với sự phát triển về mặt kinh tế, văn hóa, con người cũng như mối quan hệ trong nền tảng của xã hội luôn là những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Một trong những biểu hiện cụ thể đó là chủ trương phát triển xã hội đã ghi nhận được sự đổi mới trong tư duy lý luận của Đảng về vai trò của con người và văn hóa. “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” là nội dung được đề cập tại Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII.
Tuy nhiên, do những biến động sâu sắc trong phạm vi toàn cầu cùng với những diễn biến và thâm nhập đa chiều vô cùng phức tạp của đời sống xã hội đã tạo ra nhiều thách thức mới cho văn hóa và chủ thể của nó. Hơn lúc nào hết, đây là thời điểm đòi hỏi người Việt Nam chúng ta phải có bản lĩnh dân tộc vững vàng để vượt qua những cú sốc văn hóa. Trên cơ sở hiểu biết sâu sắc giá trị Người và phát huy hiệu quả yếu tố con người để vận dụng sáng tạo sức mạnh nội sinh của văn hóa - nguồn lực trụ cột, cơ bản để thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, hiệu quả hiện nay.
Xuất phát từ di sản tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh, thực tiễn văn hóa Việt Nam trong xu thế hội nhập, đề cao vai trò của văn hóa trong sự phát triển bền vững vì sự tiến bộ xã hội, nhóm em xin chọn đề tài: “Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và chức năng của văn hóa” làm chủ đề nghiên cứu tiểu luận.
Lý do chọn đề tài:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc dựa trên chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng của Người được áp dụng vào điều kiện cụ thể của nước ta nhằm mục đích kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong kháng chiến và cả thời bình, Hồ Chủ tịch luôn có sự quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp xây dựng văn hóa của đất nước. Bác coi văn hóa là một trong số 04 vấn đề quan trọng nhất, bên cạnh kinh tế, chính trị và xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa không chỉ phát huy vai trò trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc mà còn có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay.
Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay đã vô tình tạo nên nhiều thách thức cho quá trình xây dựng và phát triển văn hóa. Do đó, việc hiểu và đưa ra những phương hướng hiệu quả, phù hợp với bối cảnh thực tiễn đất nước là điều hết sức cần thiết. Nhận thấy tầm quan trọng của Tư tưởng Hồ Chí Minh trong mục tiêu xây dựng nền văn hóa “hòa nhập nhưng không hòa tan”, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quan điểm Hồ Chí Minh về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và sự vận dụng vào xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay” để làm sáng tỏ vấn đề trên.
Lý do chọn đề tài:
Có thể nói, trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng. Theo Bác Hồ, văn hóa có ý nghĩa vô cùng to lớn và giữ vị trí quan trọng đặc biệt. Văn hóa được xây dựng và bồi đắp trong suốt chiều dài lịch sử, nó được xem là nền tảng tinh thần của một xã hội, giữ vai trò vừa là mục tiêu đồng thời cũng là động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Trong rất nhiều bài nói và bài viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đó là những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Đó là tinh thần nồng nàn yêu nước, ý chí tự cường dân tộc,dũng cảm trong chiến đấu chống lại kẻ thù ngoại xâm, ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, sự bao dung vị tha, trọng đạo ý, đức tính cần cù sáng tạo trong lao động… Bên cạnh việc giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, chúng ta cũng cần biết tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, không ngừng nâng cao trình độ văn hóa của dân dân phù hợp với hoàn cảnh và đặc tính của dân tộc mình.
Để làm rõ hơn về sự quan trọng cũng như định hướng cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.
Tải miễn phí Tiểu luận Giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong giai đoạn hiện nay PDF
Trên đây, Luận Văn 2S đã chia sẻ đến bạn đọc một số mẫu đề tài tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa. Chúng tôi hy vọng với những mẫu đề tài tham khảo này sẽ giúp bạn hoàn thành tốt hơn bài tiểu luận của mình về cả hình thức và nội dung. Nếu có bất kỳ khó khăn cần hỗ trợ, hãy liên hệ với đội ngũ viết thuê tiểu luận của chúng tôi. Chi tiết xem tại: https://luanvan2s.com/viet-thue-tieu-luan-thac-si-bid8.html
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com