Hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, kỹ thuật và sự phân công lao động quốc tế đã khiến hoạt động thương mại ngày càng phát triển cả về phạm vi lẫn hình thức hoạt động. Hoạt động thương mại có tác động lớn đối với các nguồn lực trong xã hội đặc biệt đối với thị trường vốn. Để tối ưu hóa các nguồn vốn, cần đẩy mạnh sự hình thành và phát triển của thị trường thương phiếu. Vậy, thương phiếu là gì? Để trả lời được câu hỏi này, hãy cùng Luận Văn 2S đọc bài viết sau nhé.
Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa và giao lưu thương mại, nhu cầu vốn thanh toán ngày càng tăng, các thương nhân không thể chỉ dựa vào các nguồn vốn vay ngân hàng hoặc vốn vay các tổ chức, cá nhân khác bằng cách phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Trong thực tế, trên cơ sở sự tín nhiệm, lòng tin vào bạn hàng của mình, các thương nhân thường chấp nhận phương thức mua bán chịu với nhau. Đây là hình thức cung cấp vốn lẫn nhau rất phát triển, còn được gọi là là tín dụng thương mại trực tiếp trong quan hệ thương mại giữa các thương nhân.
Trong điều kiện thị trường ngày càng mở rộng, việc giao nhận hàng hóa không thể tiến hành trực tiếp giữa người mua và người bán mà phải thông qua người chuyên chở và do đó việc thanh toán không thể tiến hành trực tiếp giữa họ với nhau bằng tiền mặt. Các thương nhân phải tìm ra một cơ chế thanh toán thích hợp: đó là mua bán chịu, tức là quy định người bán đồng ý giao hàng trước, còn người mua sẽ thanh toán sau khi nhận hàng. Đây chính là cơ sở xã hội cho sự ra đời của túi dụng thương mại.
Tầng lớp thương nhân phải sáng tạo ra các phương tiện thanh toán thích hợp thay cho thanh toán trực tiếp giữa họ bằng tiền mặt, đó là thương phiếu. Thương phiếu ra đời từ thế kỷ 12, 13 khi mà nền kinh tế hàng hóa phát triển đã phá vỡ thị trường tự cung tự cấp trong xã hội phong kiến. Tiền tệ hoa càng phát triển bao nhiêu thì các công cụ thay cho tiền tệ như thương phiếu càng phát triển bấy nhiêu.
Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng thương mại nói chung và thương phiếu nói riêng có vai trò to lớn. Một mặt, nó được sử dụng như phương tiện thanh toán để thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong quan hệ mua bán chịu, trả chậm. Mặt khác, thông qua việc phát hành và lưu thông thương phiếu, thương phiếu được sử dụng như công cụ tín dụng giữa người ký phát và người bị ký phát; giữa người ký phát và người thụ hưởng; hoặc giữa người thụ hưởng và ngân hàng chiết khấu. Đồng thời, việc chứng chỉ hóa quan hệ tín dụng thương mại bằng thương phiếu tạo ra cơ sở quan trọng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.
Trong lịch sử, thương phiếu đã được biết đến từ xa xưa, như là văn bản ghi nhận khoản nợ khi các thương gia mua bán hàng hóa chịu. Các thương gia thành phố cảng ở Italia là những người đầu tiên phát hành, sử dụng thương phiếu ở thế kỷ XII. Các chứng chỉ này được ghi nhận là thương phiếu đầu tiên được phát hành, sử dụng.
Việc sử dụng thương phiếu trở thành phổ biến ở thế kỷ XVI khí thương phiếu đã được chuyển nhượng. Thông qua hình thức chuyển nhượng, thương phiếu đã được sử dụng như một phương tiện thanh toán trong quan hệ thương mại, mua bán hàng hóa. Ngày nay, thương phiếu được sử dụng rộng rãi như là phương tiện thanh toán quốc tế, trong quan hệ thương mại nội địa của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, thương phiếu còn được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch vay nợ quốc tế như là văn bản cam kết nhận nợ và cam kết thanh toán đối với các khoản vay.
Thương phiếu tiếng Anh là Commercial Bill.
Theo điều 219 của Luật Thương Mại Việt Nam (1997): Thương hiệu gồm hối phiếu và lệnh phiếu được hiểu là các chứng chỉ ghi nhận sự thanh toán vô điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định.
Pháp lệnh Thương phiếu Việt Nam (24/12/1999) cho rằng: Thương phiếu là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian xác định.
Có một số lưu ý về khái niệm thương phiếu như sau:
Khái niệm thương phiếu là gì?
Xem thêm:
→ Đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng hiện nay
Thứ nhất, thương phiếu hình thành thông qua các giao dịch cơ sở: Giao dịch cơ sở gồm các giao dịch hợp đồng thương mại, quy định quyền và nghĩa vụ của bên mua và bán, nó xuất hiện trước rồi mới có thương phiếu. Không có giao dịch cơ sở thì không có sự hình thành thương phiếu tương ứng. Việc phát hành thương phiếu mà không có giao dịch cơ sở được gọi là phát hành thương phiếu khống và bị cống.
Thứ hai, nhận dạng thương phiếu khá dễ dàng và trực tiếp: Đây là vấn đề pháp lý hàng đầu trong phát hành, lưu thông và tồn tại của thương phiếu. Nếu không nhận dạng được thương phiếu thì không xác định được quyền pháp lý đối với những lợi ích của thương phiếu đó. Nên về mặt pháp lý cũng như mặt thực hành nghiệp vụ, dù tồn tại bằng hình thức chứng từ truyền thống hay hình thức phi chứng từ, hình thức và nội dung của thương phiếu cũng được quy định để người ta có thể nhận dạng dễ dàng và trực tiếp.
Thứ ba, thương phiếu là trái vụ một bên: Thương phiếu là chứng chỉ do một người ký phát ra lệnh cho người bị ký phát thực hiện nghĩa vụ dân sự là trả tiền hoặc alf một chứng chỉ do một người phát hành cam kết đối với người thụ hưởng sẽ thực hiện nghĩa vụ dân sự- trả tiền. Do đó, nghĩa vụ dân sự có được thực hiện hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự chấp thuận của người bị ký phát đối với hối phiếu và khả năng thực hiện nghĩa vụ dân sự của người phát hành đối với kỳ phiếu.
Thứ tư, thương phiếu mang tính “trừu tượng”: Trên thương phiếu không thể hiện nguyên nhân sinh ra việc lập thương phiếu mà chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả và các nội dung liên quan đến việc trả tiền. Trong lưu thông, giá trị pháp lý của thương phiếu không bị ràng buộc vào nguyên nhân phát sinh ra nghĩa vụ trả tiền. Tức là, khoản nợ ghi trên thương phiếu là hoàn toàn độc lập và không phụ thuộc vào sự tồn tại hay không tồn tại của giao dịch cơ sở cũng như hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Bất cứ bên nào trong thương phiếu đều chỉ có nghĩa vụ chịu trách nhiệm đối với chữ ký của mình trên thương phiếu không liên quan đến các giao dịch cơ sở hoặc các phía bên kia.
Thứ năm, tính lưu thông của thương phiếu: Thương phiếu có thể được lưu thông từ người này sang người khác trong thời gian hiệu lực của nó. Dựa vào mục đích của lưu thông thương phiếu, có 3 loại là lưu thông để đòi tiền, lưu thông nhằm mục đích chuyển nhượng quyền hưởng lợi thương phiếu và lưu thông hàng hóa thương phiếu.
Thương phiếu có đặc điểm là gì?
Có nhiều tiêu chí để phân loại thương phiếu như sau:
Căn cứ theo người tạo lập, ta có:
Căn cứ vào thời hạn trả tiền, các các loại thương phiếu sau:
Ngoài ra, chúng ta còn có thể căn cứ vào việc thanh toán kèm theo chứng từ thương mại hay không, căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của thương phiếu, căn cứ vào phạm vi sử dụng thương phiếu hoặc cơ sở hình thành thương phiếu để phân loại thương phiếu.
Thương phiếu là một tài sản tài chính vô hình, trong đó hàm chứa các quyền pháp lý đối với những lợi ích tương lai mà nó mang lại cho người sở hữu thương phiếu. Người sở hữu thương phiếu có quyền chuyển nhượng các quyền pháp lý đó cho một hay nhiều người khác, hoặc nhượng bán hoặc cầm cố các quyền đó cho ngân hàng hoặc các công ty tài chính để nhận một số tiền nhất định do hai bên thỏa thuận. Nếu cung các quyền đó lớn hơn cầu thì số tiền nhận được sẽ ít đi, ngược lại thì số tiền nhận được sẽ nhiều hơn. Quan hệ cung cầu các quyền này chịu ảnh hưởng lớn bởi thị trường hàng hóa và dịch vụ và thị trường tín dụng trong nền kinh tế quốc dân. Thị trường thương phiếu hình thành và phát triển trên cơ sở mối quan hệ đó.
Thị trường thương phiếu là thị trường ở đó diễn ra việc kinh doanh thương phiếu nhằm thoả mãn các nhu cầu về vốn ngắn hạn của các chủ thể trong nền kinh tế và kiệm lời.
Thị trường thương phiếu là gì?
Thứ nhất, thương phiếu là một loại hàng hóa đặc biệt trên thị trường thương phiếu: Thương phiếu có hai đặc tính của một loại hàng hóa gồm giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Quyền pháp lý đối với những lợi ích tương lai mà thương phiếu mang lại cho người thụ hưởng chính là nội dung thương lượng mua bán giữa người thụ hưởng và ngân hàng, các quyền và lợi ích này khá lớn, ổn định và ít rủi ro cũng như tồn tại vô hình nên thương phiếu là một loại hàng hóa đặc biệt.
Thứ hai, kinh doanh thương phiếu trên thị trường thương phiếu được hiểu là các hành vi chiết khấu, bảo lãnh, chấp nhận, cầm cố và nhờ thu thương phiếu: Vì thương phiếu là một loại hàng hóa đặc biệt nên nội hàm kinh doanh của nó cũng mang tính chất đặc biệt khác với kinh doanh các hàng hóa thông thường. Hoạt động kinh doanh thương phiếu của trung gian tài chính chủ yếu là ngân hàng thương mại gồm hai loại cơ bản là ngân hàng bỏ vốn ra cho vay đầu tư để kiếm lời và ngân hàng không bỏ vốn kinh doanh mà chỉ dựa vào địa vị và uy tín của mình để cung cấp dịch vụ bảo lãnh, chấp thuận,…cho khách hàng để thu phí.
Thứ ba, lưu thông thương phiếu trên thị trường là ngắn hạn do các đặc điểm của tín dụng thương mại là tín dụng ngắn hạn: Lưu thông ngắn hạn của thương phiếu sẽ quyết định đến đặc điểm ngắn hạn của hoạt động kinh doanh thương phiếu trên thị trường thương phiếu.
Thứ ba, các thành viên tham gia thị trường thương phiếu bao gồm ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
Thứ tư, mục đích hoạt động của thị trường thương phiếu là nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn ngắn hạn của các chủ thể tham gia hoạt động thương mại trong nền kinh tế quốc dân và thu lợi nhuận của các chủ thể với tư cách là người cho vay.
Thị trường thương phiếu được phân thành nhiều loại dựa trên các căn cứ phân loại, cụ thể như sau:
Căn cứ vào đối tượng thương phiếu được mua bán:
Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh:
Thứ nhất, đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp: Việc sử dụng thương phiếu như là công cụ tín dụng trực tiếp giữa các doanh nghiệp có ưu thế hơn so với các nguồn vốn tín dụng khác. Nó có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, góp phần giảm sức ép về vốn đối với các ngân hàng thương mại.
Thứ hai, thương phiếu là công cụ có thể chuyển nhượng nên việc phát triển thị trường thương phiếu tạo điều kiện nền tảng cho các ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động cấp tín dụng cho doanh nghiệp bằng các nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố bảo lãnh,…Thông qua thị trường thương phiếu, tín dụng ngân hàng trở thành người hỗ trợ đắc lực cho tín dụng thương mại phát triển.
Thứ ba, thị trường thương phiếu giúp gắn kết hoạt động tín dụng với quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa: Thông qua các nghiệp vụ chiết khấu, cầm cố và bảo lãnh thương phiếu, các ngân hàng thương mại giúp gắn kết giữa quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế với việc cấp tín dụng. Điều này khiến cho việc cấp tín dụng của ngân hàng gắn với nhu cầu vốn thực của nền kinh tế và làm giảm áp lực đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Thứ tư, thị trường thương phiếu góp phần phát triển cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt trong hoạt động thương mại: Bên cạnh chức năng phương tiện tín dụng, thương phiếu có thể thực hiện chức năng thanh toán. Trong một vòng tròn khép kín, các giao dịch kinh tế hoàn toàn có thể chỉ sử dụng thương phiếu mà không cần dùng tiền mặt.
Trên đây là nội dung liên quan đến khái niệm thương phiếu là gì và thị trường thương phiếu là gì. Phát triển thị trường thương phiếu là một nội dung quan trọng nhằm tạo ra nguồn vốn đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, hỗ trợ các hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng,... Vì vậy, cần có những chính sách thích hợp để phát triển thị trường này ngày càng lớn mạnh hơn.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com