Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, bất kỳ biến động nào liên quan đến kinh tế, chính trị và môi trường nào trên thế giới cũng đều tác động ở mức độ khác nhau đối với nền kinh tế quốc gia. Đói nghèo là một trong những rào cản làm giảm khả năng phát triển con người con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Xu hướng phát triển của nền kinh tế, tiến bộ khoa học công nghệ và ổn định đời sống mang lại những thành tựu và tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn phải đối mặt với thực trạng nghèo đói. Vậy, nghèo là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cùng Luận Văn 2S qua bài viết sau nhé.
Ngân hàng Thế giới định nghĩa: Nghèo là một khái niệm đa chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất. Nghèo không chỉ dựa trên thu nhập mà còn có các vấn đề liên quan đến năng lực như dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, khả năng dễ bị tổn thương cũng như không có quyền phát ngôn và không có quyền lực.
Hội Nghị về chống nghèo đói do Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức ở Bangkok (1993) thống nhất: Nghèo đói được định nghĩa là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người trong khi những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội công nhận.
Theo chuyên gia hàng đầu của tổ chức lao động quốc tế, ông Abaplaen (1997): Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng.
Ở Việt Nam, khái niệm về nghèo đói được khái quát như sau: Nghèo, đói là tình trạng một bộ phận cư dân nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập của họ không đủ để đảm bảo các nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó có thể là những hộ thiếu ăn từ 1 đến 2 tháng, thường vay mượn của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả cho cộng đồng.
Nghèo là gì?
Nghèo tuyệt đối: Là những hộ sống ở ngoài ranh giới ngoài cùng của tồn tại, họ là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn trong giới trí thức của chúng ta. Nghèo tuyệt đối được hiểu là tình trạng những người nghèo không đạt được mức sống tối thiểu quy định.
Nghèo tương đối: Tình trạng này có thể được xem như việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một tầng lớp xã hội nhất định trong sự so sánh với sự sung túc của xã hội đó. Đây chỉ mức nghèo trong mối quan hệ so sánh giữa những người nghèo với dân cư khác trong xã hội.
Nghèo sơ cấp: Hay còn gọi là nghèo hữu hình, chỉ tình trạng mức sống của người được nghiên cứu thấp đến mức họ không tự đảm bảo được cho sự tồn tại có tính hữu hình của họ.
Nghèo thứ cấp: Chỉ sự nghèo về tinh thần, sự thiếu thốn trong lĩnh vực tâm lý xã hội.
Về thu nhập: Đa số người nghèo có cuộc sống khó khăn khổ cực và mức thu nhập thấp do tính chất công việc của họ đem lại. Người nghèo thường làm công việc đơn giản, lao động chân tay và công việc cực nhọc nhưng thu nhập thấp. Công việc thường bấp bênh, thu nhập thường không ổn định mà bị phụ thuộc vào thời vụ và có tính rủi ro liên quan đến thời tiết. Vì thu nhập thấp nên chi tiêu của họ hạn chế, hầu hết các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày chỉ được đáp ứng ở mức thấp thậm chí là không đủ. Điều này cũng dẫn đến các vấn đề khác như giảm sức khỏe, giảm sức lao động từ đó giảm sức thu nhập.
Y tế - giáo dục: Đây là vấn đề được nhiều người quan tâm, người nghèo cũng hiểu được tầm quan trọng của các yếu tố này nhưng đối với bản thân và tương lai của họ và gia đình. Tuy nhiên, do thu nhập quá thấp không đủ trang trải học phí, viện phí nên họ đành chấp nhận để con cái thôi học, người bệnh không được khám chữa kịp thời.
Điều kiện sống: Người nghèo thường sống ở những vùng có điều kiện vệ sinh, y tế thấp còn nhiều hạn chế như họ không được sử dụng nguồn nước sạch, không có công trình phụ hợp vệ sinh,…
Tiếp cận thông tin: Tình trạng tiếp cận thông tin của người nghèo còn rất hạn chế và lạc hậu vì họ không có điều kiện trang bị các thiết bị điện tử.
Nhà ở: Họ không được sống và sinh hoạt trong những ngôi nhà bền vững mà luôn sống trong nỗi lo sợ thiếu thốn về vật chất và tinh thần từ đó ảnh hưởng đến công việc sản xuất hằng ngày.
Các khía cạnh của nghèo đói là gì?
Nguyên nhân lịch sử, khách quan: Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua chiến tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, đồng ruộng bị bỏ hoang và nguồn nhân lực chính bị giảm sát. Sau chiến tranh, nhà nước áp dụng các chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp,…đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế Việt Nam.
Nguyên nhân chủ quan: Đa số người nghèo sống ở các vùng có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và địa lý cách biệt như vùng núi, vùng sâu vùng xa và những nơi này cơ sở hạ tầng phát triển kém, bị tách biệt với các vùng khác. Bên cạnh đó, người nghèo phổ biến là những hộ có quy mô quy mô gia đình lớn, có nhiều con và tuổi còn nhỏ. Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ sinh cao là do họ không có kiến thức và điều kiện tiếp cận các biện pháp sức khỏe sinh sản.
Các hộ nghèo đó có chủ hộ thường có học vấn thấp, số người chưa bao giờ đến trường chiếm tỷ lệ cao và họ thường không được đào tạo nghề nghiệp. Do trình độ học vấn thấp nên họ ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt và ổn định.
Nguồn lực hạn chế: Các hộ nghèo ở nước ta cũng đối mặt với trình trạng thiếu đất, thiếu vốn và không có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất như khuyến nông, phòng dịch bệnh, hệ thống thủy lợi,…khiến cho việc canh tác sản xuất kém hiệu quả.
Nguy cơ dễ bị tổn thương: Người nghèo rất dễ bị tổn thương vì họ còn phải đối mặt với nhiều rủi ro trong cuộc sống và sản xuất. Khi chưa có các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, họ dễ tái nghèo trở lại.
Bên cạnh đó, tâm lý ỷ lại và thiếu ý thức vươn lên trong cuộc sống khiến cho những hộ nghèo này không thể thoát nghèo mà thậm chí còn kéo theo cả thế hệ con cái cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Giảm nghèo bấp bênh
Nước ta đang đứng trước những thách thức lớn là tốc độ giảm nghèo, đói không đồng đều, chưa bền vững và thiếu tập trung cao. Tỷ lệ giảm nghèo đã giảm nhanh ở các huyện xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc nhưng nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn hơn 50%, cá biệt có chỗ còn trên 60-70%, tỷ trọng hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm 47% tổng số hộ nghèo cả nước.
Nghèo không chỉ về tiền bạc
Trên thực tế, Việt Nam đã thực hiện giảm nghèo đa chiều với nhiều chính sách hỗ trợ đồng bộ nhưng có điểm khác biệt là Việt Nam vẫn dùng thu nhập làm thước đo để xác định đối tượng nghèo từ đó mới xem xét, tìm ra nguyên nhân và đưa ra chính sách hỗ trợ. Công tác giảm nghèo ở Việt Nam thực hiện theo kiểu “thiếu gì hỗ trợ thứ đó” là rất sai lầm. Nghèo đa chiều là chìa khóa tháo gỡ cho tình trạng “nghèo- thoát nghèo-tái nghèo” ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc chuyển đổi phương pháp sang nghèo đa chiều để thực sự đem lại hiệu quả thì cần làm nhiều việc. Để thực hiện chính sách an sinh xã hội, Nhà nước cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như cải thiện chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng giáo dục.
Người nghèo và quốc gia nghèo ở trong tình trạng lo âu và muốn tìm ra lối thoát. Theo một báo cáo cho thấy: Việc sống trong một cuộc sống nghèo khổ hiển nhiên sẽ gây ra những thất vọng và đây là nguồn gốc của sự pháp phách, gây phiền hay cho cuộc sống và trật tự xã hội. Tình trạng nghèo là nguyên nhân gây ra các xung đột về xã hội, chính trị, phá hoại những giá trị cơ bản của con người và làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Sự nghèo khó không chỉ gây tác động đến người nghèo ở khía cạnh vật chất mà còn cả tinh thần. Nó làm giảm khả năng tham gia các hoạt động cộng đồng, những người nghèo thường thiếu niềm tin và hoài bão. Các hộ nghèo thường có đông con, thu nhập thấp và muốn đi làm thuê nhưng lại sợ nhiều vấn đề,…có những người lại lười lao động, sống ỷ lại hoặc có người không dám làm do trình độ thấp.
Đặc điểm tình trạng nghèo đói ở Việt Nam hiện nay
Xem thêm:
Cơ sở lý luận về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở Việt Nam
Trong thời gian qua, việc thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và các chương trình giảm nghèo đã tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt và đời sống của nghèo nghèo được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh. Những thành quả trong công tác giảm nghèo đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Giảm nghèo phải đi đôi với bảo vệ môi trường để có thể giảm nghèo bền vững. Nhà nước có thể thực hiện các chính sách như trồng cây gây rừng, giao đất rừng cho các hộ trồng cây lâu năm,…
Thực hiện mục tiêu giảm nghèo trước hết ưu tiên cho các vùng cho tỷ lệ hộ nghèo coa, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và chuyển đổi phương pháp đo lường từ nghèo đơn chiều sang nghèo đa chiều, tăng độ bao phủ chính sách tới các đối tượng,…Xóa nghèo không chỉ tăng thu nhập mà còn tăng mức độ thụ hưởng các chính sách, dịch vụ xã hội.
Giảm nghèo phải được thực hiện một cách đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực như chính sách, y tế, giáo dục,…đảm bảo không có hiện tượng tái nghèo xảy ra.
Cần có sự chỉ đạo nhất quán từ trung ương đến chính quyền địa phương và sự hợp lực của tất cả các ban ngành tham gia vào quá trình giảm nghèo.
Hệ thống chính sách giảm nghèo còn nhiều chồng chéo nên người dân có tư tưởng ỷ lại và không muốn thoát nghèo nên cần tăng cường truyền thông để bà con hiểu được.
Trên đây là một số nội dung liên quan đến chủ đề nghèo cũng như đánh giá thực trạng và một số biện pháp giảm nghèo ở Việt Nam. Thực hiện chính sách giảm nghèo là một trong những yêu cầu cơ bản để xây dựng một xã hội tiến bộ, văn minh và phát triển bền vững. Hy vọng những thông tin đề cập trong bài viết đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích. Ngoài ra nếu như bạn đang có nhu cầu viết luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển hãy liên hệ với đội ngũ của chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ nhé!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com