Thuế được đánh giá là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và là công cụ điều chỉnh vĩ mô của nền kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế điều tiết vào thu nhập chính thức của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước. Để hiểu rõ hơn về thuế thu nhập doanh nghiệp là gì, nội dung của thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tại Việt Nam và sự khác biệt giữa thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân khác nhau như thế nào, các bạn hãy cùng Luận Văn 2S tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Khái niệm về thuế:
Thuế là một thuật ngữ đề cập đến khoản đóng góp bắt buộc vào ngân sách nhà nước từ các thể nhân và pháp nhân theo từng mức độ và thời hạn được quy định bằng văn bản pháp luận nhằm sử dụng cho các mục đích công cộng.
Khái niệm về thuế thu nhập doanh nghiệp:
Thuế thu nhập doanh nghiệp hay còn được gọi là thuế thu nhập công ty tại nhiều quốc gia khác là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập chịu thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh đó. Nói cách khác, Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) được hiểu là thuế đánh vào thu nhập của các công ty sau khi đã trừ đi các chi phí kinh doanh, lãi suất, chi phí khấu hao và các khoản được phép khấu trừ khác.
Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 12 và chuẩn mực kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp VAS 17, thuế thu nhập doanh nghiệp là toàn bộ số thuế thu nhập tính trên thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Cụ thể bao gồm chi phí thuế thu nhập hiện hàng và chi phí thuế thu nhập hoãn lại khi xác định lợi nhuận hoặc thua lỗ của một kỳ kế toán. Trong đó:
Thứ nhất, thuế TNDN có đặc điểm là đối tượng nộp thuế theo luật quy định luôn đồng nhất với đối tượng chịu thuế. Theo đó, người nộp thuế theo luật cũng là người trả thuế cuối cùng trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh, điều này có nghĩa là là thuế TNDN sẽ khiến cho khả năng và cơ hội chuyển dịch gánh nặng thuế cho người khác trở nên khó khăn hơn.
Thứ hai, thuế TNDN là một khoản chuyển giao của người nộp thuế cho nhà nước mang tính chất bắt buộc phi hình sự. Với đặc điểm này, nội dung kinh tế của thuế TNDN là những quan hệ tiền tệ được hình thành một cách khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt- hình thức động viên mang tính bắt buộc của nhà nước.
Thứ ba, việc chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế TNDN không mang tính chất hoàn trả trực tiếp. Tính chất này được thể hiện ở các khía cạnh như sự chuyển giao thu nhập thông qua thuế không mang tính đối giá và khoản chuyển giao thu nhập qua hình thức thuế TNDN không được hoàn trả trực tiếp.
Thứ tư, việc chuyển giao thu nhập qua hình thức thuế TNDN được quy định trước bằng pháp luật. Đặc điểm này thể hiện tính pháp lý cao của thuế TNDN và phản ánh sự chuyển giao thu nhập này không mang tính tùy tiện mà dựa trên cơ sở pháp luật nhất định và được xác định trước trong Luật thuế TNDN.
Thứ nhất, thuế TNDN là công cụ quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Các doanh nghiệp có lực lượng lao động có tay nghề, năng lực tài chính mạnh thì doanh nghiệp sẽ có ưu thế và cơ hội để nhận được thu nhập cao, ngược lại doanh nghiệp có năng lực tài chính và lực lượng lao động hạn chế sẽ nhận được thu nhập thấp. Để hạn chế điều này, nhà nước sử dụng thuế TNDN để làm công cụ điều tiết thu nhập của các chủ thể có thu nhập cao, đảm bảo đóng góp của các chủ thể kinh doanh vào ngân sách nhà nước công bằng, hợp lý.
Thứ hai, thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng đối với ngân sách Nhà nước. Phạm vi áp dụng của loại thuế này rất rộng gồm cá nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể,…Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế được bền vững, các chủ thể hoạt động ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động nguồn tài chính cho ngân sách nhà nước qua thuế TNDN ngày càng dồi dào.
Thứ ba, thuế TNDN là công cụ quan trọng để khuyến khích, thúc đẩy sản xuất và kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lực, phát triển toàn diện của nhà nước. Nhà nước đưa ra các chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào các ngành, lĩnh vực và vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định.
Thứ tư, thuế TNDN là một công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc thực hiện chức năng điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định. Thuế TNDN là loại thuế có vai trò quan trong trong hệ thống luật thuế ở Việt Nam hiện nay.
Thứ năm, thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. Theo đó, một trong những chức năng quan trọng của thuế thu nhập doanh nghiệp là giúp nhà nước điều tiết thu nhập, đảm bảo sự công bằng trong việc điều tiết, phân phối thu nhập xã hội. Thuế TNDN được áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, không những đảm bảo sự công bằng, bình đẳng cả về chiều ngang và chiều dọc. Cụ thể:
Về mức thuế suất, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả tốt hơn, lợi nhuận cao hơn sẽ phải nộp mức thuế suất cao hơn doanh nghiệp có thu nhập thấp.
Thứ sáu, thuế thu nhập doanh nghiệp vai trò kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Cụ thể, trong quá trình thu thuế, cơ quan quản lý thuế doanh nghiệp của Nhà nước cần phải quản lý được đối tượng nộp thuế hoạt động như thế nào thì mới xác định được đúng mức thuế suất. Các nội dung quản lý đối tượng nộp thuế TNDN kể đến như: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, vốn, phản ứng của doanh nghiệp…
Người nộp thuế TNDN là tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế hay còn gọi là doanh nghiệp
Các doanh nghiệp được thành lập theo luật doanh nghiệp nhà nước, luật doanh nghiệp, luật đầu tư và luật hợp tác xã.
Các công ty nước ngoài hoặc các tổ chức cá nhân nước ngoài sản xuất kinh doanh tại Việt Nam không theo luật đầu nước ngoài tại Việt Nam trực tiếp kê khai nộp thuế.
Các đơn vị sự nghiệp kinh tế, nhà khách, nhà nghỉ cũng như các tổ chức kinh tế khác của cơ quan nhà nước, Đảng, đoàn thể, hội và đơn vị lực lượng vũ trang,…
Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được hiểu là phần thu nhập còn lại sau khi đã lấy thu nhập chịu thuế trừ ra các khoản thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển theo công thức sau:
Thu nhập chịu thuế= thu nhập chịu thuế- (thu nhập được miễn thuế+ các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế gồm có thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và thu nhập khác như thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam. Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được tính như sau:
Thu nhập chịu thuế= (Doanh thu- Chi phí được trừ)+ Các khoản thu nhập khác.
Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được tính bằng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ đi chi phí được trừ từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Đối với những doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp đó phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động rồi nhân với thuế suất tương ứng.
Đối với thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế TNDN, không được trù trừ với thu nhập hoặc lỗ từ các hoạt động kinh doanh khác.
Kỳ tính thuế được xác định theo thời gian dương lịch.Nếu Doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Kỳ tính thuế đầu tiên đối với các doanh nghiệp mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với doanh nghiệp có chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu,…được xác định phải phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.
Nếu kỳ tính thuế đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng cảu các doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu,…nếu ngắn hơn 3 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo hoặc kỳ tính thuế năm trước đó để hình thành một kỳ tính thuế.
Kỳ tính thuế TNDN năm đầu tiên và kỳ tính thuế TNDN năm cuối cùng không được vượt quá 15 tháng.
Thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với doanh nghiệp được quy định tại Luật thuế TNDN. Mức thuế suất TNDN phổ thông giảm từ 25% xuống còn 22% từ năm 2014 và giảm xuống 20% từ 2016. Doanh nghiệp nào có dự án trước đây hưởng thuế suất ưu đãi 20% sẽ được hưởng thuế suất 17% cho thời gian còn lại kể từ 2016.
Trường hợp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khi sẽ có mức thuế suất là từ 32% đến 50% tùy theo địa bàn và điều kiện cụ thể của dự án. Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác tài nguyên quý hiếm sẽ có mức thuế suất từ 40% đến 50% tùy địa bàn.
Thuế TNDN nộp trong kỳ tính thuế được tính theo công thức sau:
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
Đối với doanh nghiệp có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế TNDn được tính như sau:
Thuế TNDN phải nộp = (thu nhập tính thuế- phần trích lập quỹ KH&CN) x Thuế suất thuế TNDN.
Đối với doanh nghiệp đã nộp thuế TNDN hoặc thuế tương tự thuế TNDN ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ số thuế TNDN đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế TNDN nộp trong kỳ như đã quy định.
Thuế TNDN là một trong những nguồn thuế quan trọng đối với ngân sách Nhà nước vì vậy các doanh nghiệp cần tuân thủ việc nộp thuế theo luật định. Trên đây là những nội dung cơ bản của thuế TNDN mà các bạn cần nắm vững. Hy vọng những thông tin mà Luận Văn 2S cung cấp đã mang đến cho các bạn những kiến thức hữu ích làm tài liệu tham khảo cho quá trình học tập và nghiên cứu của mình.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com