Ngân hàng là một loại hình tổ chức trung gian tài chính quan trọng của xã hội, trong đó, hoạt động tín dụng là cầu nối trung gian từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, là hoạt động chủ yếu và chủ yếu của các ngân hàng thương mại. Chất lượng tín dụng hiện là vấn đề cốt yếu nhất mà ban quản trị điều hành ngân hàng thương mại quan tâm, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Để hiểu rõ hơn về khái niệm chất lượng tín dụng là gì, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại, chúng ta cùng tìm hiểu qua viết dưới đây với Luận Văn 2S nhé.
Khái niệm tín dụng:
Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn lẫn nhau theo nguyên tắc có hoàn trả cả gốc lẫn lãi trong một thời gian nhất định, giữa một bên là ngân hàng thương mại và một bên là cá nhân, tổ chức kinh tế hoặc các tổ chức chính trị xã hội,…Nói cách khác, tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong khoảng thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định đã được thỏa thuận.
Khái niệm chất lượng tín dụng:
Đối với một sản phẩm hay một dịch vụ bất kỳ nào, chất lượng của nó đều được biểu hiện thông qua mức độ thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ và lợi ích về mặt tài chính mang lại cho người cung cấp sản phẩm, dịch vụ đó. Theo như cách hiểu này, trong kinh doanh tín dụng ngân hàng, chất lượng tín dụng được thể hiện ở sự thỏa mãn nhu cầu vay vốn của khách hàng, đồng thời cũng phải phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Với cách định nghĩa như vậy, ta có thể nhận định rằng, chất lượng tín dụng sẽ được đánh giá xét trên 3 góc độ:
Nói tóm lại, chất lượng tín dụng là khái niệm phản ánh mức độ rủi ro trong bảng tổng hợp cho vay của các tổ chức tín dụng, thể hiện mức độ đáp ứng yêu cầu của khách hàng- người vay tiền, mức độ phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo sự tồn tại, phát triển của ngân hàng.
Khái niệm chất lượng tín dụng là gì?
Nội dung liên quan:
→ Tín dụng ngân hàng là gì? Các loại hình tín dụng ngân hàng phổ biến
Thứ nhất, chất lượng tín dụng tốt làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các ngân hàng thương mại. Chất lượng tín dụng tốt sẽ tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng được vòng quay vốn tín dụng và thu hút thêm được nhiều khách hàng vì ngân hàng đã tạo ra một hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của mình cùng sự trung thành của khách hàng.
Thứ hai, chất lượng tín dụng gia tăng khả năng sinh lợi của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Chất lượng tín dụng tốt sẽ giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí khác như chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý và chi phí thiệt hại vì không thu hồi được vốn cho vay. Từ đó, ngân hàng cải thiện được tình hình tài chính, tạo thế mạnh cho ngân hàng trong quá trình cạnh tranh.
Thứ ba, chất lượng tín dụng tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của ngân hàng. Chất lượng tín dụng tốt cho phép ngân hàng có những khách hàng trung thành và những khoản lợi nhuận bổ sung vốn đầu tư. Chất lượng tín dụng làm tăng khả năng cung cấp các dịch vụ của ngân hàng thương mại nhờ tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng được vòng quay vốn tín dụng và thu hút thêm được nhiều khách hàng và từ đó cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng và tạo thế mạnh cho ngân hàng trong quá trình cạnh tranh.
Thứ tư, chất lượng tín dụng củng cố mối quan hệ xã hội của ngân hàng được coi là bệ đỡ cho mọi hoạt động kinh tế trong xã hội. chất lượng tín dụng tốt tạo ra mối quan hệ tốt giữa ngân hàng với khách hàng và giữa ngân hàng với các chủ thể kinh tế trong xã hội từ đó tạo môi trường thuận lợi nhất cho hoạt động ngân hàng.
Đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng để hạn chế rủi ro thấp nhất trong hoạt động kinh doanh thì các ngân hàng thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Các khoản vay của ngân hàng được phân thành các nhóm sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn), gồm: Các khoản nợ trong hạn được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng hạn và các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có thể thu hồi đầy đủ cã gốc lẫn lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn còn lại.
Nhóm 2 (nợ cần chú ý), gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 10-90 ngày và các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn), gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 91-180 ngày, các khoản nợ có cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, các khoản nợ được miễn hoặc giảm do khách hàng không đủ năng lực trả lãi đầy đủ theo hợp đồng và các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ cam kết quá hạn dưới 30 ngày.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ), gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181-360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ và các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ cam kết quá hạn từ 30-90 ngày.
Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn), gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên và các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả nợ lần thứ 2 quá hạn có thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ 2.
Bạn đang thực hiện đề tài luận văn về chất lượng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, bạn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn hay không có thời gian hoàn thành tốt bài luận? Dịch vụ viết luận văn thuê của chúng tôi sẽ là giải pháp hoàn hảo dành cho bạn trong những trường hợp này. Chi tiết dịch vụ & giá thuê viết luận văn, xem tại: https://luanvan2s.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid7.html |
Nhóm nhân tố này bao gồm các nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng liên quan đến sự phát triển của ngân hàng trên tất cả các mặt ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng, cụ thể:
Để đảm bảo khoản vay tín dụng được sử dụng một cách hiệu quả, mang lại lợi ích cho bạn thân khách hàng, cho ngân hàng và đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội thì vai trò của khách hàng là vô cùng quan trọng. Một khách hàng có tiềm lực tài chính vững vàng, có tư cách đạo đức tốt sẽ hoàn trả đầy đủ những khoản vốn vay của Ngân hàng khi đến hạn, qua đó đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng và tín dụng. Những nhân tố thuộc về phía khách hàng bao gồm:
Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, có ý nghĩa quan trọng trong cả công tác quản lý vĩ mô và vi mô.
Xét trên phương diện vĩ mô, chất lượng tín dụng ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá dịch vụ cũng như các vấn đề liên quan đến khai thác nguồn lực của nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động,… Căn cứ vào các mục tiêu chung của nền kinh tế ở từng giai đoạn, thời kỳ nhất định, các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan điều hành hệ thống tài chính ngân hàng sẽ đặt ra các mục tiêu khác nhau đối với hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng. Theo đó, quản lý hiệu quả chất lượng tín dụng đồng nghĩa với việc giải quyết tốt bài toán về mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế.
Xét trên phương diện vi mô, để đảm bảo yêu cầu quản lý chất lượng tín dụng, ngân hàng đã đặt ra nhiều mục tiêu, trong đó phải quan tâm tới hai mục tiêu cơ bản cụ thể như sau:
Mục tiêu thứ nhất: Giảm thiểu các rủi ro tín dụng dựa trên cơ sở xác định và kiểm soát các rủi ro
Cung cấp tín dụng cho khách hàng là chức năng kinh tế cơ bản của các ngân hàng trong nền kinh tế thị trường. Đối với hầu hết các ngân hàng, tỷ trong dư nợ tín dụng thường nằm trong khoảng từ 65 - 80% trên tổng tài sản tùy thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế và thu nhập tín dụng đem lại cũng ở mức tương ứng từ 45 - 60% tổng thu nhập ngân hàng. Tuy nhiên, danh mục tín dụng cũng mang đến nhiều rủi ro trong kinh doanh ngân hàng. Thông thường, nguyên nhân chủ yếu khiến cho các ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn nghiêm trọng thường phát sinh từ hoạt động tín dụng. Do đó, vấn đề giảm thiểu các rủi ro tín dụng dựa trên cơ sở xác định được và kiểm soát được các rủi ro khi cung cấp tín dụng hiển nhiên trở thành mục tiêu quan trọng và không thể thiếu của quản lý chất lượng tín dụng. Theo chuẩn mực quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam. mục tiêu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là giảm xuống dưới mức 2% trong vòng 10 năm tới.
Mục tiêu thứ hai: Cung cấp sản phẩm tín dụng tốt cho khách hàng
Xét trên phương diện khách hàng, một sản phẩm tín dụng tốt không phải chỉ là sản phẩm tín dụng có lãi suất thấp hay dễ dàng đạt được khoản vay mà một sản phẩm tín dụng được xem là tốt khi và chỉ khi nó đáp ứng kịp thời, đúng lúc các nhu cầu về vốn cả về quy mô, lãi suất, kỳ hạn… Trong nghiệp vụ ngân hàng hiện đại theo các thông lệ tốt nhất, quy trình cung cấp khoản vay tín dụng cho khách hàng được thiết kế một cách khoa học, trong đó các thủ tục vay được thiết lập một cách đơn giản nhất song vẫn đảm bảo các nguyên tắc kiểm soát rủi ro, đặc biệt là trong việc ra quyết định tín dụng. Bởi ra quyết định tín dụng không chỉ ảnh hưởng đến tiến trình hoạt động của khách hàng, mà nó còn ảnh hưởng đến cả chất lượng của khoản tín dụng và uy tín của ngân hàng.
Ngoài ra, một sản phẩm tín dụng tốt còn được biểu hiện thông qua các cơ chế, chính sách hỗ trợ khách hàng của ngân hàng đi kèm theo khoản tín dụng, chẳng hạn như các dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ thanh toán, hỗ trợ quản lý,...
Thông qua việc cung cấp hệ thống chất lượng sản phẩm tín dụng chất lượng, ngân hàng sẽ tạo được lòng tin của khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng đồng thời vẫn đảm bảo được các nguyên tắc tín dụng.
Nâng cao chất lượng tín dụng là một hoạt động trọng tâm của các ngân hàng thương mại Việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế tài chính trên thế giới như hiện nay. Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam có thể áp dụng như sau:
Thứ nhất, chất lượng tín dụng phải được giám sát một cách sát sao, chặt chẽ, không để dẫn đến sự phát triển quá mức của thị trường tín dụng sẽ kéo theo việc đầu tư dư thừa vào một số ngành kinh tế, việc dư thừa nguồn tín dụng còn dẫn đến tình trạng lãng phí, nó cũng tạo ra sự phát triển bong bóng như thị trường bất động sản, chứng khoán từ đó dẫn đến dư thừa tín dụng và khi “bong bóng” vỡ, các ngân hàng phải hứng chịu hậu quả.
Thứ hai, xây dựng quy trình cấp tín dụng phù hợp, đảm bảo kiểm soát chất lượng tín dụng, tạo ra một bộ máy về mặt tổ chức tập hợp tất cả các bộ phận cấu thành trong quy trình tín dụng chịu trách nhiệm thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng tín dụng, giám sát việc thực hiện quy trình tín dụng và đảm bảo chất lượng của khoản vay tín dụng của khách hàng.
Trên đây, Luận Văn 2S đã cùng bạn đọc tìm hiểu các nội dung kiến thức xoay quanh khái niệm chất lượng tín dụng là gì cũng như tầm quan trọng, giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trong các ngân hàng thương mại. Chúng tôi hy vọng những chia sẻ này đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích. Ngoài ra, nếu như bạn đọc đang gặp vấn đề với bài luận văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng về chất lượng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng, đừng quên tham khảo dịch vụ viết luận văn thuê của chúng tôi nhé!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com