Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là quy luật tất yếu trong sự nghiệp kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới. Đối với nước ta, việc phát triển các khu công nghiệp được xác định là một hướng đi đúng đắn. Nó mang lại những lợi ích to lớn, tác động mạnh mẽ đến sản xuất công nghiệp, đẩy mạnh sản xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, tăng thu nhập quốc dân và tạo việc làm cho đông đảo người dân. Để hiểu rõ hơn về khái niệm khu công nghiệp là gì cũng như các nội dung về phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam, chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luận Văn 2S nhé.
Vào những năm cuối thế kỷ 19, khu công nghiệp (Tiếng Anh: Industrial area) được hình thành tại một số nước tư bản như Anh, Mỹ, Italia,… Cho đến những năm 50 của thế kỷ 20, các khu công nghiệp thực sự bùng nổ và phổ biến ở các nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan… Tại Việt Nam, sự xuất hiện của khu công nghiệp được cho là vào những năm 90 của thế kỷ XX. Từ khi hình thành và cho đến hiện nay, đã có rất nhiều định nghĩa về khu công nghiệp được đưa ra. Dưới đây là một số định nghĩa tiêu biểu:
Theo Iu.G.Xauskin (1981), khu công nghiệp được định nghĩa là sự tập hợp theo lãnh thổ của những điểm công nghiệp, tạo thành sự thống nhất kinh tế với nền tảng là các ngành công nghiệp lớn có ý nghĩa toàn quốc và các ngành phục vụ có liên quan.
Peddle (1993) lại đưa ra định nghĩa: Khu công nghiệp một khoảng đất tương đối rộng, chia nhiều lô và được xây dựng hạ tầng và được hưởng lợi thế về vị trí liền kề nhau.
Theo Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc: Khu công nghiệp là khu vực tương đối nhỏ, phân cách về mặt địa lý trong một quốc gia với mục tiêu thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hướng xuất khẩu bằng cách cung cấp cho các ngành công nghiệp này những điều kiện về đầu tư mậu dịch thuận lợi hơn so với phần lãnh thổ còn lại của nước chủ nhà. Trong đó, khu chế xuất cho phép nhập khẩu hàng hóa dùng cho sản xuất để xuất khẩu miễn thuế.
Còn theo nghị định 192/CP ngày 25/12/1994 của Chính phủ Việt Nam, khu công nghiệp được định nghĩa là khu vực công nghiệp tập trung, được thành lập do quyết định của Chính phú với các ranh giới được xác định, cung ứng các dịch vụ hỗ trợ sản xuất và không có dân cư sinh sống.
Nói tóm lại, có nhiều khái niệm về khu công nghiệp, tuy nhiên ta có thể hiểu khu công nghiệp là khu vực có ranh giới rõ ràng, có vị trí địa lý thuận lợi, có những thế mạnh về tự nhiên và kinh tế xã hội, có cơ sở hạ tầng để thu hút đầu tư tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý trong sản xuất công nghiệp với các ngành dịch vụ có liên quan giữa các doanh nghiệp với nhau trong khu công nghiệp để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Khái niệm khu công nghiệp là gì?
Xem thêm:
→ Đề tài Luận văn thạc sĩ Kinh tế phát triển miễn phí mới nhất
Việc hình thành các khu công nghiệp có tính tất yếu trong từng giai đoạn lịch sử và ở mỗi quốc gia khác nhau.
Các nước tư bản thông qua việc xây dựng khu công nghiệp để tăng cường xuất khẩu và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế đồng thời khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động trong nước.
Các nước đang phát triển, các khu công nghiệp được hình thành với mục đích thu hút vốn đầu tư, công nghệ và kinh nghiệm quản lý của các nước phát triển, tạo công ăn việc làm,… Hiện nay, các nước đang phát triển đang ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nên các nguồn lực đầu tư cho phát triển còn hạn chế. Việc mở rộng hợp tác với nước ngoài tạo cơ hội thu hút vốn đầu tư. Việc hình thành các khu công nghiệp cũng là cơ hội để phát huy sức mạnh nội tại của đất nước. Vì vậy, sự ra đời của các khu công nghiệp là quyết định đúng đắn cho các nước đang phát triển trên con đường phát triển và hội nhập.
Các khu công nghiệp (KCN) trên thế giới ra đời với mục đích thu hút vốn đầu tư nước ngoài để tăng xuất khẩu, thu hút ngoại tệ, tranh thủ kỹ thuật mới, đi đôi với chuyển giao công nghệ và giải quyết nạn thất nghiệp,…
Sử dụng hiệu quả quỹ đất thúc đẩy sự phát triển các vùng, miền mở ra khả năng phát triển sản xuất công nghiệp trong nước, tăng xuất khẩu, thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng tỷ lệ hàng công nghiệp. KCN là bộ phận gắn liền của chính sách mở cửa ra thế giới bên ngoài, tăng cường các mối quan hệ trao đổi kinh tế, kỹ thuật đa phương.
Thúc đẩy hình thành và phát triển các đô thị mới tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích quốc gia như tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo,…
Mục tiêu của khu công nghiệp là gì?
Khu công nghiệp có một số đặc điểm như sau:
Các khu công nghiệp rất khác nhau về tính chất và loại hình, vì vậy để phân loại các khu công nghiệp cũng phải dựa trên những tiêu chí cụ thể như: không gian địa lí, tính chất chuyên môn hóa, cơ cấu và đặc điểm sản xuất, quy mô, sự độc lập hay phụ thuộc, vào trình độ công nghệ.
Phân loại khu công nghiệp
Có 5 loại hình khu công nghiệp phổ biến thường thấy ở các nước, cụ thể như sau:
Khu công nghiệp hỗn hợp: Là nơi tập trung nhiều loại hình sản xuất với nhiều cơ sở sản xuất và loại hình công nghiệp khác nhau và có cùng địa điểm hoặc cùng cấu trúc quản lý.
Khu chế xuất: Là KCN tập trung các doanh nghiệp chế xuất với hoạt động chủ yếu là sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và các hoạt động xuất khẩu khác có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống. Các khu chế xuất được thành lập bởi quyết định của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ.
Khu công nghệ cao: Là khu kinh tế kỹ thuật đa chức năng, có ranh giới xác định, được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập nhằm mục đích nghiên cứu - phát triển và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ. Trong khu công nghệ cao có thể có các khu chế xuất, kho ngoại quan, khu bảo thuế và khu nhà ở.
Khu kinh tế tổng hợp: Là những KCN được phát triển theo kế hoạch đã được phê chuẩn có tích hợp các chức năng công nghiệp, kết hợp với khu vực dân cư, khu vực thương mại và tiện nghi hỗ trợ. Trong khu kinh tế tổng hợp lấy thương mại, dịch vụ và sản xuất làm trọng tâm, cân đối và thúc đẩy nhau phát triển.
Khu công nghiệp sinh thái: Là KCN kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất công nghiệp và bảo vệ môi trường. Trong đó nhiều nhà máy hoạt động độc lập nhưng liên kết với nhau tự nguyện hình thành hệ thống công sinh giữa các nhà máy với nhau và với môi trường. Đây là mô hình mang lại nhiều lợi ích cho việc bảo tồn tài nguyên, môi trường và có lợi ích cho nhà sản xuất do giảm chi phí nguyên vật liệu, năng lượng, chi phí sản xuất,…
Đại hội Đảng lần XII (năm 2016) đã tổng kết quá trình 30 năm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta và Đại hội cũng đã xác định mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta trong thời gian tới đó là “phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Với mục tiêu này thì ngành công nghiệp trong đó đặc biệt là các khu công nghiệp giữ một vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm có lợi thế cạnh tranh; công nghiệp hỗ trợ; nâng cao hiệu quả các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; sớm đưa một số khu công nghiệp công nghệ cao vào hoạt động. Các khu công nghiệp, khu chế xuất có vai trò quan trọng trong việc phát triển KT – XH của đất nước, đó là:
Huy động nguồn vốn lớn từ nhiều nguồn để phát triển kinh tế. Khu công nghiệp đi liền với với nó là một hệ thống các cơ chế chính sách thu hút đầu tư tương đối đồng bộ, các khu công nghiệp đã huy động được một lượng vốn rất lớn cho nền kinh tế trong những năm qua.
Khu công nghiệp là nơi tiếp nhận những công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Các KCN là nơi thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài vào dây chuyền sản xuất công nghệ tiên tiến, hiện đại so với công nghệ hiện có ở nước ta. Đối với kinh tế, các KCN góp phần nâng cao tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của đất nước.
Khu công nghiệp tạo ra một lực lượng lao động có trình độ tay nghề thích ứng với nền công nghiệp hiện đại, một đội ngũ có trình độ quản lý giỏi.
Khu công nghiệp đóng góp đáng kể vào giá trị sản xuất công nghiệp, vào kim ngạch xuất nhập khẩu và ngân sách của cả nước. Bên cạnh đó, các KCN còn góp phần phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng của đất nước; nâng cao năng lực quản lý của các cơ quan nhà nước; thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương và đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa. Các nguồn lực tác động đến hình thành và phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam.
Vị trí, vai trò của các KCN trong việc phát triển KT – XH ở Việt Nam
Vị trí địa lý là yếu tố “cá biệt hóa” và có tác động lớn đến sự hình thành và phát triển khu công nghiệp, trong đó mỗi vị trí có vai trò quan trọng trong từng khu vực nhất định.
Vị trí tự nhiên: Các khu công nghiệp được phân bổ gần các tuyến giao thông đường bộ, đường hàng không, đường biển,… là yếu tố quyết định sự thành công của KCN. Việc xây dựng KCN tại những vùng này sẽ tận dụng đầu vào sẵn có, giảm chi phí vận chuyển từ đó đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Vị trí về kinh tế - xã hội: Các trung tâm đô thị và các thành phố lớn có nhiều yếu tố thuận lợi cho sự ra đời và phát triển các KCN và có sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư. Các đô thị có nguồn lao động dồi dào nhất là lao động chất lượng cao, có sẵn các ngành, kết cấu hạ tầng đồng bộ,… phù hợp cho KCN tận dụng các điều kiện sẵn có và giảm rủi ro.
Vị trí chính trị - quốc phòng: Nơi xây dựng khu công nghiệp phải có sự ổn định về chính trị, an ninh và trật tự xã hội để đảm bảo vững chắc chủ quyền lãnh thổ, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia kinh doanh và đầu tư.
Kết cấu hạ tầng: đây là yếu tố xuất phát điểm ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư vào các KCN. Kết cấu hạ tầng như điện, nước, công trình công cộng,… tác động trực tiếp đến giá đất cho thuê và tâm lý nhà đầu tư. Kết cấu hạ tầng càng tốt thì khả năng hình thành KCN càng cao.
Thị trường trong nước: Thị trường ảnh hướng lớn đến việc thu hút đầu tư để xây dựng khu công nghiệp được thể hiện ở thị trường tiêu thụ hàng hóa, thị trường lao động,..
Nguồn lao động: Trình độ người lao động là một ưu tiên hàng đầu khi các doanh nghiệp chọn nơi đầu tư và là điều kiện đủ để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn lao động có trình độ và khả năng tiếp nhận các phương tiện máy móc dây chuyền hiện đại giúp doanh nghiệp giảm chi phí đào tạo và đào tạo lại.
Vốn đầu tư nước ngoài: Hiện nay, phát triển mạnh nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ các nước vào các nước đang phát triển để xây dựng khu công nghiệp. Để thu hút đầu tư, cần có kết cấu hạ tầng sản xuất và trình độ phát triển nhất định,…
Yếu tố thị trường: Các nhà sản xuất,chiến lược nghiên cứu và mở rộng thị trường ra nhiều nước trên thế giới là một vấn đề mang tính quyết định. Các khía cạnh được quan tâm gồm: Thị trường tiêu thụ, thị trường nguyên liệu, sự cạnh tranh thê thị trường quốc tế giữa các khu công nghiệp,…
Khu công nghiệp là mô hình kinh tế đã được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới và lợi ích mà nó mang lại là không thể phủ nhận. Xây dựng khu công nghiệp là giải pháp tối ưu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sự phát triển công nghiệp ở tất cả các quốc gia.
Trên đây, Luận Văn 2S đã cùng bạn đọc tìm hiểu khái niệm khu công nghiệp là gì cũng như các nội dung kiến thức liên quan đến khu công nghiệp như đặc điểm, phân loại, vai trò của các KCN trong việc phát triển KT – XH ở Việt Nam. Chúng tôi hy vọng rằng, với những chia sẻ này bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích trong quá trình học tập và trong cuộc sống. Đừng quên liên hệ với chúng tôi nếu như bạn đang gặp vấn đề với bài luận của mình, chi tiết dịch vụ & giá thuê viết luận văn, Xem tại đây!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com