logoluanvan2s1
DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN

Chuyên nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tất cả chuyên ngành

Cam kết chất lượng - Đúng tiến độ - Bảo mật thông tin

hotlinevietthueluanvan2s-1

Ngành công nghiệp trọng điểm là gì? Các ngành CNTĐ của nước ta 

Nước ta đang đẩy mạnh đổi mới và hội nhập, trong đó công nghiệp hóa - hiện đại hóa là một mắt xích không thể thiếu. Trong những năm qua, việc phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa là một quyết định đúng đắn, đem lại hiệu quả cao. Vậy, ngành công nghiệp trọng điểm là gì? Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm và các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta bao gồm những ngành nào? Chúng ta hãy cùng tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây cùng Luận Văn 2S nhé.

Ngành công nghiệp trọng điểm là gì?

Công nghiệp được hiểu là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Có nhiều khái niệm về công nghiệp nhưng khái niệm được sử dụng nhiều nhất là khái niệm mà Liên Hợp Quốc đưa ra: Công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định thông qua các quá trình công nghiệp để tạo ra sản phẩm. Hoạt động công nghiệp gồm 3 loại hình như sau: Công nghiệp khai thác tài nguyên, công nghiệp chế biến và các dịch vụ sản xuất đi kèm (dịch vụ sửa chữa, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ thông tin).

Công nghiệp trọng điểm hay công nghiệp then chốt (Tiếng Anh: Key industry) là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu, được xác định tùy theo từng thời điểm nhất định, phụ thuộc vào nhu cầu, yêu cầu thực tế và điều kiện phát triển trong và ngoài nước.

Công nghiệp trọng điểm là các ngành công nghiệp có thế mạnh lâu dài, tạo ra vị trí, thương hiệu đặc trưng cho sản phẩm quốc gia, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, có ý nghĩa dẫn dắt các ngành kinh tế khác phát triển, tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế, đưa một nước đang phát triển trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hóa.

Từ những định nghĩa nêu trên, ta có thể rút ra kết luận ngành công nghiệp trọng điểm là ngành:

  • Là ngành công nghiệp có thế mạnh lâu dài dựa trên nguồn tài nguyên và lao động
  • Là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao
  • Là ngành có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.

nganh_cong_nghiep_trong_diem_la_gi_luanvan2s
Khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm là gì?

Đặc điểm của công nghiệp trọng điểm là gì?

Thứ nhất, công nghiệp trọng điểm là những ngành công nghiệp có thể mạnh để phát triển lâu dài. Đó là các thế mạnh (tiềm năng và thực tế) về tài nguyên thiên nhiên, nguyền nguyên liệu, kỹ thuật - công nghệ, lao động và thị trường để đảm bảo điều kiện và thúc đẩy phát triển.

Thứ hai, công nghiệp trọng điểm là những ngành công nghiệp có hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao hơn so với các ngành khác. Vì vậy, cơ sở để xác định, đánh giá và đầu tƣ thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm không phải trước mắt, ngắn hạn mà cần tiếp cận trên quan điểm tăng trưởng cao, lâu bền và có ý nghĩa chiến lược.

Thứ ba, công nghiệp trọng điểm đại diện cho xu hướng phát triển công nghệ. Để thực hiện vai trò động lực, dẫn dắt nền kinh tế, phát huy thế mạnh trong nước, quốc tế, lợi thế cạnh tranh, các ngành công nghiệp trọng điểm của một quốc gia phải đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại và là đại diện cho xu hướng phát triển công nghệ. Sự thể hiện vai trò và đại diện xu hướng phát triển công nghệ của các ngành công nghiệp trọng điểm vừa là mục tiêu, vừa là thước đo đánh giá nền kinh tế, công nghiệp các quốc gia trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đặc điểm này đòi hỏi khả năng tiếp cận, cập nhật, sáng tạo công nghệ và tiếp nhận chuyển giao công nghệ quốc tế cũng như các chính sách liên quan để đưa trình độ công nghệ, trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của các ngành CNTĐ phát triển nhanh chóng hơn so với các ngành công nghiệp, ngành kinh tế khác.

dac_diem_cua_nganh_cong_nghiep_trong_diem_luanvan2s
Đặc điểm của ngành công nghiệp trọng điểm là gì?

Xem thêm:

→ Danh sách các đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển mới nhất hiện nay

Vai trò của các ngành công nghiệp trọng điểm ở các nước đang phát triển là gì?

Tùy thuộc vào quan điểm tiếp cận, bối cảnh và điều kiện của từng quốc gia sẽ xác định vai trò của các ngành công nghiệp trọng điểm, nhưng nhìn chung, ở các nước đang phát triển, công nghiệp trọng điểm có những vai trò cơ bản sau:

Thứ nhất, các ngành công nghiệp trọng điểm góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Với các đặc trưng về định hướng phát triển, hiệu quả sản xuất kinh doanh, có những chú trọng ưu tiên, thế mạnh về nguồn lực, về khoa học công nghệ…, chiến lược phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm phù hợp, thành công sẽ có vai trò và tác động lớn, góp phần vào thành công của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.

Thứ hai, các ngành công nghiệp trọng điểm là một yếu tố quan trọng phát huy lợi thế so sánh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Các ngành công nghiệp được tập trung phát triển là những ngành có thể khai thác và phát huy các nguồn lực bên trong, đồng thời được tạo điều kiện và khả năng để tiếp cận, tiếp thu, ứng dụng, đón đầu về công nghệ cao, tiên tiến, hiện đại sẽ là những yếu tố quyết định nâng cao lợi thế so sánh và năng lực cạnh tranh của đất nước.

Thứ ba, các ngành công nghiệp trọng điểm có khả năng lan tỏa tác động đến các ngành kinh tế khác. Những ngành công nghiệp trọng điểm là các ngành có ưu thế, có điều kiện và được tạo điều kiện ưu tiên, đầu tư phát triển, hướng đến thị trường rộng lớn và do đó có khả năng dẫn dắt, tác động, lôi kéo các ngành khác cùng phát triển.

Thứ tư, các ngành công nghiệp trọng điểm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Thực chất và mục tiêu chủ yếu của việc lựa chọn, phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm chính là tạo ra một cơ cấu ngành công nghiệp hợp lý, trong đó hình thành các ngành trọng điểm nhằm khai thác, phát huy tối đa nguồn lực bên trong, bên ngoài, cả về vốn, công nghệ, trình độ quản lý, năng lực sản xuất giá trị sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo dựng các hạt nhân lan tỏa, các đòn bẩy kinh tế, từ đó thúc đẩy các ngành khác hướng tới phát triển bền vững và hội nhập thành công. Sự hình thành và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm sẽ tạo ra bước đột phá tiến lên hiện đại, là điều kiện thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp và toàn bộ cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay

Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

cong_nghiep_che_bien_luong_thuc_thuc_pham_luanvan2s
Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

Đây là ngành có cơ cấu ngành đa dạng, gồm chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi và chế biến thủy hải sản. Mỗi ngành có nhiều hoạt động công nghiệp khác nhau.

Ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta, phát triển mạnh mẽ với đa dạng các sản phẩm.

Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển gắn liền với nguồn nguyên liệu và nhu cầu của thị trường tiêu thụ nên thường phân bố tại các vùng nguyên liệu và các đô thị lớn.

Thế mạnh của Việt Nam về ngành chế biến lương thực thực phẩm: Nước ta là nước thuần nông, có nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, phong phú, nguồn nhân lực dồi dào với dân số đông và có thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước.

  • Thế mạnh lâu dài: Việt Nam là một đất nước thuần nông, được tạo hóa ban tặng cho nguồn nguyên liệu tại chỗ: Đất, nước, khí hậu… thích hợp cho việc trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt… Cùng với đó, Việt Nam đồng thời cũng sở hữu nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ hơn nhiều so với các nước trong khu vực và thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước. Đó là những thế mạnh lâu dài giúp cho ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm của nước ta. 
  • Hiệu quả mang lại: Ngành này không đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng khả năng thu hồi vốn nhanh, chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp cả nước và giá trị xuất khẩu, góp phần giải quyết nhu cầu việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động.
  • Tác động đến các ngành kinh tế khác: Ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự hình thành của các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp. Đồng thời nó cũng có vai trò trong việc đẩy mạnh phát triển các ngành ngư nghiệp, cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng…

Công nghiệp năng lượng

Ngành công nghiệp năng lượng của nước ta bao gồm khai thác nhiên liệu và sản xuất điện. Thế mạnh của nước ta về ngành công nghiệp năng lượng:

cong_nghiep_nang_luong_luanvan2s
Ngành công nghiệp năng lượng

Nguồn nguyên liệu phong phú với tổng tài nguyên và trữ lượng than tính đến năm 2011 là 48,7 tỷ tấn. Tài nguyên và trữ lượng than huy động vào quy hoạch lên đến 7,2 tỷ tấn.  Dầu khí với trữ lượng tài tỷ tấn dầu được tập trung tại các bể trầm tích ở khu vực sông Hồng, sông Cửu Long, Nam Côn Sơn,… Ngành điện với các đập thủy điện phân bố chủ yếu tại các vùng đồi núi gắn với các con sông lớn như sông Hồng, sông Đà, sông Đồng Nai,… Còn nhiệt điện miền Nam chủ yếu dựa vào dầu nhập khẩu và các mỏ dầu khí ở thềm lục địa. Ngành than tập trung phần lớn ở bể than Quảng Ninh thành các vùng như Cẩm Phả, Dương Huy,... với thị trường tiêu thụ rộng lớn, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân.

  • Thế mạnh lâu dài: Nước ta có nguồn nhiên liệu (than đá, than bùn, than nâu, than antraxit, dầu khí, mỏ sắt, nhiệt điện…) phong phú. Cùng với đó là thị trường tiêu thụ rộng lớn, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
  • Hiệu quả mang lại: Góp phần đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Nâng cao đời sống của người dân, nhất là người đồng bào ở vùng sâu, vùng xa và góp phần tích cực vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
  • Tác động đến các ngành khác: Phát triển năng lượng đã đi trước nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển về quy mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm,… phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Bao gồm nhiều ngành khác nhau, có sự đa dạng về sản phẩm và trình độ kỹ thuật phức tạp, trong đó phải kể đến công nghiệp dệt may, giày da,… sản phẩm của ngành chủ yếu phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân.Công nghiệp dệt - may là một trong những ngành chủ đạo và quan trọng nằm trong công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Nó giúp giải quyết nhu cầu may mặc, sinh hoạt cho hơn 7 tỷ người trên trái đất và một phần nguyên liệu cho các ngành công nghiệp nặng. Phát triển ngành này giúp thúc đẩy nông nghiệp và các ngành công nghiệp nặng như công nghiệp hóa chất và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nữ.

  • Thế mạnh lâu dài: Nước ta có nguồn lao động dồi dào với dân số đông, giá công nhân rẻ hơn so với các nước trong khu vực. Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ của thị trường trong và ngoài nước rất lớn.
  • Hiệu quả kinh tế mang lại: Đây là ngành có vốn đầu tư không quá lớn với thời gian xây dựng nhanh và khả năng thu hồi vốn nhanh. Công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu.
  • Tác động đến các ngành kinh tế khác: Công nghiệp hàng tiêu dùng có ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp nặng, góp phần hình thành các vùng nguyên liệu và giải quyết công ăn việc làm cho người dân.

Trên đây là 3 ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay, ngoài ra còn có một số ngành đang được đầu tư phát triển như: Công nghiệp điện tử, công nghiệp cơ khí, công nghiệp hóa chất và vật liệu xây dựng.

Bài viết đến đây là kết thúc, ở bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu khái quát về khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm là gì nói chung và các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta nói riêng. Luận Văn 2S hy vọng rằng với những gì chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc trong quá trình học tập cũng như trong công việc, cuộc sống. Đừng quên rằng dịch vụ viết thuê tiểu luận, luận văn của chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn 24/24 nhé!

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
  • Kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

    Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu sự chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các thành viên khác trong một tổ chức. Mục đích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức/ doanh nghiệp là nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật cũng như các quy định mà tổ chức/ doanh nghiệp đặt ra.
  • Bao thanh toán là gì? Thực trạng bao thanh toán tại Việt Nam hiện nay

    Bao thanh toán có thể hiểu là sự chuyển nhượng các khoản phải thu của người bán hàng từ người bán hàng sang đơn vị bao thanh toán. Đơn vị bao thanh toán sẽ chịu trách nhiệm thu nợ, tránh các rủi ro không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ từ người mua.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Nội dung của thuế TNDN ở Việt Nam

    Thuế được đánh giá là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và là công cụ điều chỉnh vĩ mô của nền kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế điều tiết vào thu nhập chính thức của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước.
  • Du lịch làng nghề là gì? Phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam

    Hiện nay, du lịch làng nghề được xem là một giải pháp hữu hiệu để kích thích phát triển kinh tế xã hội ở làng nghề theo hướng bền vững. Để hiểu rõ khái niệm du lịch làng nghề là gì cũng như các nội dung kiến thức xoay quanh chủ đề này, chúng ta cùng đọc bài viết dưới đây nhé.
  • Nghèo là gì? Thực trạng và giải pháp giảm nghèo bền vững ở Việt Nam

    Đói nghèo là một trong những rào cản làm giảm khả năng phát triển con người con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Xu hướng phát triển của nền kinh tế, tiến bộ khoa học công nghệ và ổn định đời sống mang lại những thành tựu và tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn phải đối mặt với thực trạng nghèo đói.
  • Bán hàng là gì? Cơ sở lý luận về hoạt động bán hàng

    Bán hàng là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Không những vậy, bán hàng còn là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng coi trọng việc bán hàng và nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả bán hàng.

LUẬN VĂN 2S - TRUNG TÂM HỖ TRỢ & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN, LUẬN ÁN

Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Hotline: 0976 632 554

Email: 2sluanvan@gmail.com

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên khách hàng:
Điện thoại:
Email:
Nội dung liên hệ
 
Bản quyền thuộc về Luận văn 2S - Nhóm GV thuộc ĐHQG HCM & ĐHQG HN
DMCA.com Protection Status