logoluanvan2s1
DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN

Chuyên nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tất cả chuyên ngành

Cam kết chất lượng - Đúng tiến độ - Bảo mật thông tin

hotlinevietthueluanvan2s-1

Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển: Chia sẻ đề tài & chi tiết cách thực hiện

Đối với các nước đang phát triển, yêu cầu phát triển kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu mà lãnh đạo và nhà nước đó cần quan tâm. Vì thế, nhu cầu về nguồn nhân lực của chuyên ngành này cũng ngày càng được coi trọng đầu tư. Đối với các bạn học viên đang loay hoay tìm đề tài để thực hiện luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển và tìm hiểu cách thực hiện luận văn, hãy tham khảo bài viết dưới đây cùng Luận Văn 2S nhé.

Khái quát về ngành kinh tế phát triển

Kinh tế phát triển là một nhánh của kinh tế học với mục tiêu cải thiện nền kinh tế kém phát triển từng bước trở thành nền kinh tế phát triển. Đây được đánh giá là một trong những ngành học có tính tổng hợp và ứng dụng cao trong xã hội hiện nay. Trong quá trình học, học viên sẽ được rèn luyện, phát triển kiến thức chuyên sâu và kỹ năng mềm ở nhiều khía cạnh khác nhau như hoạch định chính sách, quản lý quá trình phát triển, xây dựng định hướng mang tính chiến lược,...

Các học viên học chuyên ngành kinh tế phát triển cần nắm vững các nguyên lý kinh tế học liên quan đến các vấn đề kinh tế - xã hội căn bản mà các quốc gia đang phát triển phải đối mặt. Có khả năng vận dụng các kiến thức chuyên môn vào việc phân tích và giải quyết các vấn đề trong thực tế và nắm vững các nguyên tắc khoa học cũng như cách sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để thu thập và xử lý dữ liệu một cách đúng đắn từ đó tìm ra các thông tin khoa học chính xác trong điều kiện cụ thể. Ngoài ra, học viên cũng cần có khả năng nghiên cứu, làm việc độc lập và không ngừng cập nhật các kiến thức khoa học để bắt kịp với tốc độ phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật.

luan_van_thac_si_kinh_te_phat_trien_luanvan2s
Viết luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển

Gợi ý đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển mới nhất

  1. Đánh giá hiệu quả chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hậu Giang theo định hướng Công nghiệp hóa - hiện đại hóa giai đoạn 2015-2020.
  2. Các nhân tố tác động đến việc cải thiện môi trường đầu tư tại tỉnh Đắk Lắk
  3. Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển: Phát triển kinh tế hộ nông dân tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
  4. Phát triển kinh tế trang trại trong ngành thủy sản trên địa bàn huyện tỉnh Quảng Nam.
  5. Phát triển kinh tế tư nhân tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
  6. Đẩy mạnh phát triển mô hình hợp tác xã trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
  7. Phát triển công nghiệp trên địa bàn thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
  8. Phát triển khu công nghiệp ở vùng trọng điểm kinh tế phía Nam.
  9. Phân tích hiệu quả sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố Đồng Nai.
  10. Phân tích các yếu tố chi phối đến hoạt động của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời điểm đại dịch Covid 19 hiện nay.
  11. Hiệu quả kinh tế của ngành khai thác hải sản tỉnh An Giang: Các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp phát triển.
  12. Phân tích gánh nặng kinh tế của các trường hợp người bệnh khoa hồi sức tích cực có bội nhiễm vi khuẩn đa kháng.
  13. Phân tích tác động của nghèo đa chiều đến tình trạng di cư của hộ gia đình nông thôn Việt Nam.
  14. Thực trạng nghèo ở tỉnh Lâm Đồng: Những yếu tố tác động và giải pháp giảm nghèo.
  15. Tác động của một số yếu tố chính đến thu nhập của hộ sản xuất hồ tiêu Việt Nam tại khu vực Tây Nguyên.
  16. Sự hài lòng của nông dân về chất lượng tập huấn ba giảm ba tăng tại tỉnh Vĩnh Long.
  17. Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển: Phân tích công tác quản lý tài khoản vốn của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
  18. Các nhân tố tác động đến nghèo đói vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2015-2018.
  19. Phát triển công nghiệp Hậu Giang trong tình hình mới giai đoạn 2015-2020 định hướng đến năm 2025.
  20. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa cấp độ nông hộ tại khu vực Di Linh tỉnh Lâm Đồng.
  21. Phân tích tình hình nuôi tôm sú công nghiệp quy mô nông hộ của tỉnh An Giang.
  22. Những yếu tố tác động đến nghèo của tỉnh Gia Lai và một số giải pháp khắc phục.
  23. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn trên địa bàn huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp.
  24. Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ khách sạn của công ty cổ phần du lịch Đà Nẵng.
  25. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực khi doanh nghiệp nhà nước chuyển sang cổ phần hóa trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
  26. Một số biện pháp mở rộng cung ứng tín dụng đối với hộ sản xuất cây công nghiệp dài ngày tại tỉnh Lâm Đồng.
  27. Mô hình dòng lưu kim chiết khấu trong thẩm định giá doanh nghiệp ở Việt Nam và một số đề xuất cải tiến.
  28. Kinh tế trang trại tỉnh Đồng Nai, thực trạng và giải pháp phát triển.
  29. Kinh tế trang trại tỉnh Vũng Tàu, hiệu quả kinh tế và giải pháp phát triển.
  30. Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở rộng cung tín dụng.
  31. Biện pháp quản lý và chống thất thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.
  32. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng chính sách hộp xanh lá cây để hỗ trợ nông nghiệp Việt Nam phát triển giai đoạn 2017-2010.
  33. Gia tăng nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế Bắc Giang theo định hướng đến năm 2020.
  34. Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Hà Nội.
  35. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân điều trị lao đa kháng thuốc tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Có thể bạn cũng quan tâm:

→ Kho đề tài Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế mới nhất 2022 2023

Yêu cầu nội dung đối với luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế phát triển

Về chuyên môn: Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển là một công trình khoa học độc lập của học viên, là một yêu cầu bắt buộc mà các học viên thạc sĩ cần thực hiện để đánh giá khả năng của học viên trong việc ứng dụng các nội dung đã học trong chương trình nhằm giải quyết các vấn đề mang tính thực tiễn hoặc thực hiện một nghiên cứu có tính học thuật.

Về quy mô  đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển: Luận văn thạc sĩ nói chung và luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển có độ dài từ 20.000 đến 25.000 từ tức là khoảng 60 đến 80 trang không kể các tranh ảnh, tài liệu tham khảo và phụ lục kèm theo. Số chương của luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển sẽ bao gồm các nội dung quan trọng sau:

Phần đặt vấn đề: Người viết cần trình bày rõ lý do chọn đề tài, đối tượng và phạm vi nghiên cứu mình thực hiện và ý nghĩa khoa học cũng như tính thực tiễn của đề tài nghiên cứu.

Chương 1: Tổng quan (độ dài từ 15-20 trang): Trong phần này, học viên cần thực hiện phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu mà các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận văn. Bên cạnh đó, người viết cần nêu những vấn đề còn tồn đọng, các vấn đề mà đề tài luận văn cần tập trung nghiên cứu, giải quyết.

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (2-6 trang): Học viên cần nêu rõ địa điểm, thời gian nghiên cứu và đối tượng, cỡ mẫu và chỉ tiêu nghiên cứu cùng giả thuyết khoa học và phương pháp nghiên cứu mà bạn sử dụng trong luận văn.

Chương 3: Kết quả nghiên cứu (độ dài từ 20-25 trang).

Chương 4: Bàn luận (độ dài từ 20-25 trang).

Trong chương 3 và chương 4, học viên cần mô tả ngắn gọn công việc nghiên cứu khoa học đã tiến hành, các số liệu nghiên cứu khoa học hoặc số liệu thực nghiệm. Phần bàn luận cần căn cứ vào các dẫn liệu khoa học thu được trong quá trình nghiên cứu của đề tài luận văn hoặc đối chiếu với kết quả nghiên cứu mà các tác giả khác thông qua các tài liệu tham khảo kèm với biện luận, phân tích so sánh và lý giải sự khác biệt.

Kết luận (độ dài tầm 1-2 trang): Các bạn cần trình bày các kết quả mới và nổi bật của luận văn một cách ngắn gọn, không kèm theo lời bàn và bình luận chủ quan. Kết luận cần tương xứng với mục tiêu nghiên cứu.

Kiến nghị: Phần này không bắt buộc, học viên dựa trên những kết quả đã nghiên cứu để đề xuất cho những nghiên cứu tiếp theo.

Tham khảo Luận văn thạc sĩ Kinh tế phát triển mẫu tại: https://bit.ly/3szCFst

Bài viết này đã tổng hợp lại một số nội dung quan trọng liên quan đến quá trình tìm hiểu, thực hiện luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển và một số đề tài tham khảo gợi ý. Hy vọng bài tổng hợp này sẽ hữu ích cho các bạn trong việc tham khảo và lựa chọn đề tài. Nếu có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào liên quan đến việc thực hiện luận văn, hoặc bạn đọc có nhu cầu sử dụng dịch vụ viết thuê luận văn, các bạn hãy để lại lời nhắn để nhận được tư vấn nhanh nhất từ đội ngũ chuyên viên của Luận Văn 2S nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
  • [FREE] Mẫu Bài Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Văn Hóa PDF, 2024

    Tư tưởng Hồ chí Minh về văn hóa là một phần quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là hệ thống quan điểm, lý luận sáng tạo, độc đáo, thể hiện tầm nhìn chiến lược, khẳng định vị trí, vai trò to lớn của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
  • 05 Mẫu Nhật Ký Thực Tập Ngân Hàng Chuẩn, Chi Tiết 2024

    Đối với các bạn sinh viên lần đầu thực hiện viết báo cáo thực tập, việc viết và trình bày nhật ký thực tập sao cho khoa học, logic hẳn không phải điều đơn giản.
  • List Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Công Nghệ Thông Tin 2024, Tải Miễn Phí

    Bạn cũng là sinh viên đang theo học ngành công nghệ thông tin? Bạn đang tìm kiếm mẫu bài báo cáo thực tập công nghệ thông tin để tham khảo, vận dụng viết báo cáo thực tập của mình.
  • Mẫu Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Logistics Đạt Điểm Cao 2024

     Viết báo cáo thực tập là một trong những công việc mà sinh viên cần phải hoàn thành sau kỳ thực tập ở đơn vị thực tập. Logistics là ngành học có tính thực tiễn cao, chính vì thế, trải nghiệm thực tiễn tại cơ sở thực tập là một nội dung quan trọng của sinh viên theo học chương trình này. 
  • Mẫu Nhật Ký Thực Tập Lễ Tân Khách Sạn Chi Tiết 2024

    Ngành quản trị nhà hàng là ngành học có tính thực tiễn, việc được tiếp xúc và trải nghiệm thực tế có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên theo học chuyên ngành này và thực tập lễ tân khách sạn là vị trí được nhiều sinh viên lựa chọn.
  • Kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

    Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu sự chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các thành viên khác trong một tổ chức. Mục đích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức/ doanh nghiệp là nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật cũng như các quy định mà tổ chức/ doanh nghiệp đặt ra.

LUẬN VĂN 2S - TRUNG TÂM HỖ TRỢ & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN, LUẬN ÁN

Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Hotline: 0976 632 554

Email: 2sluanvan@gmail.com

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên khách hàng:
Điện thoại:
Email:
Nội dung liên hệ
 
Bản quyền thuộc về Luận văn 2S - Nhóm GV thuộc ĐHQG HCM & ĐHQG HN
DMCA.com Protection Status