logoluanvan2s1
DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN

Chuyên nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tất cả chuyên ngành

Cam kết chất lượng - Đúng tiến độ - Bảo mật thông tin

hotlinevietthueluanvan2s-1

Giảm phát (Deflation) là gì? Nguyên nhân và hậu quả của giảm phát

Giảm phát là sự giảm giá chung của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Mặc dù đây có vẻ là một điều tuyệt vời đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi giá cả đi xuống trên toàn bộ nền kinh tế thì nó sẽ dẫn đến hiện tượng lạm phát. Nguyên nhân thực tế của tình trạng giảm phát trên diện rộng là do nhu cầu giảm trong thời gian dài. Giảm phát thường báo hiệu một cuộc suy thoái kinh tế sắp sửa xảy ra. Để hiểu rõ hơn về khái niệm giảm phát là gì? Nguyên nhân dẫn đến sự xảy ra của lạm phát và ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế. Hãy cùng tham khảo bài viết này.

Giảm phát (Deflation) là gì?

Khái niệm giảm phát là gì?

Giảm phát (Tiếng Anh: Deflation) đã là một mối quan tâm phổ biến của các nhà kinh tế trong nhiều thập kỷ. Thế nhưng khái niệm này mới chỉ thực sự được quan tâm sau thế kỷ 20. Trước đó, các nhà kinh tế chỉ tập trung nói về lạm phát - cơn lốc cuốn đi của cải của nền nền kinh tế sau những cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên sau cuộc đại khủng hoảng 1929 - 1933, khi giảm phát tiền tệ đồng thời với tỷ lệ thất nghiệp cao và các khoản vỡ nợ gia tăng, hầu hết các nhà kinh tế học mới quan niệm được rằng giảm phát là một hiện tượng bất lợi. 

Giảm phát (hay còn được biết đến với tên gọi lạm phát âm) là mức độ giảm liên tục và đáng kể của giá hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. Hay nói cách khác, giảm phát là sự gia tăng giá trị thực của tiền so với hàng hóa và dịch vụ. Điều này mang lại cho người tiêu dùng nhiều sức mua hơn vì số tiền họ có bây giờ có thể mua được nhiều hơn những gì trước đây có thể.

Giảm phát dài hạn rất có thể sẽ chuyển thành suy thoái và do đó, rất nguy hiểm đối với nền kinh tế: Nó có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tài chính với gia tăng nghèo đói, mất việc làm, phá sản, vỡ nợ và dòng đầu tư ra khỏi nền kinh tế.

giam_phat_la_gi_luanvan2s
Giảm phát (Deflation) là gì?

 

Bạn đang làm đề tài luận văn về lạm phát, giảm phát? Bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu tham khảo, xử lý số liệu, chay mô hình SPSS... Tham khảo DỊCH VỤ VIẾT LUẬN VĂN UY TÍN của Luận Văn 2S TẠI ĐÂY

Giảm phát được đo lường như thế nào?

Tương tự như cách tính lạm phát, giảm phát được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Chỉ số CPI đo lường giá cả của lựa chọn hàng hóa và dịch vụ được mua bởi một người tiêu dùng thông thường theo thời gian. Lạm phát xảy ra khi giá cả được đo lường tổng hợp bởi CPI trong một thời kỳ thấp hơn so với thời kỳ trước đó. Và ngược lại, nếu giá cả trong một thời kỳ cao hơn so với thời kỳ trước đó, nền kinh tế được nhận định là đang trải qua lạm phát.

Công thức tính giảm phát:

((CPIc - CPIp) / CPIc) * 100 = Tỷ lệ giảm phát

Trong đó:

CPIc: Chỉ số giá của năm hiện tại

CPIp: Chỉ số giá của năm trước

Nguyên nhân gây ra giảm phát là gì?

John Maynard Keynes đã phát triển một lý thuyết có hệ thống để giải thích nguyên nhân của giảm phát. Lý thuyết này chỉ ra rằng có hai nguyên nhân lớn dẫn đến giảm phát: giảm cầu hoặc tăng cung. 

#1 Tổng cầu giảm

Tổng cầu giảm dẫn đến giá hàng hóa và dịch vụ giảm nếu cung không thay đổi. Tổng cầu giảm có thể do:

  • Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra giảm phát. Khi mọi người thấy lãi suất tăng, họ giữ lại nhiều tiền hơn và muốn chi tiêu ít hơn. Họ bắt đầu tiết kiệm hơn là chi tiêu, đồng nghĩa với việc nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên thị trường giảm xuống
  • Suy giảm niềm tin: Các sự kiện kinh tế bất lợi chẳng hạn như đại dịch toàn cầu hay trong thời kỳ suy thoái có thể dẫn đến giảm nhu cầu tổng thể. Mọi người có thể trở nên bi quan hơn về tương lai của nền kinh tế. Do đó, họ muốn tăng tiết kiệm và giảm chi tiêu hiện tại.

nguyen_nhan_giam_phat_luanvan2sTổng cầu giảm dẫn đến giảm phát

#2 Tổng cung tăng

Tổng cung cao hơn có nghĩa là các nhà sản xuất có thể phải giảm giá do cạnh tranh gia tăng. Sự gia tăng tổng cung này có thể xuất phát từ:

  • Giảm chi phí sản xuất: Khi người sản xuất có thể sản xuất một mặt hàng với chi phí thấp hơn, họ có xu hướng tăng sản lượng, nâng cao mức cung của mặt hàng đó trên thị trường. Điều này có thể dẫn đến tình trạng dư cung trong nền kinh tế. Nếu nhu cầu không thay đổi, các nhà sản xuất sẽ cần phải hạ giá hàng hóa để giữ người mua. 
  • Tiến bộ công nghệ: Những tiến bộ trong công nghệ hoặc áp dụng nhanh chóng các công nghệ mới vào sản xuất có thể làm cho việc sản xuất trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn, đồng nghĩa với việc cung cấp nhiều hơn và do đó, nó cho phép người sản xuất hạ giá thành sản phẩm xuống thấp hơn. 

nguyen_nhan_giam_phat_luanvan2s_1
Nguyên nhân giảm phát: Giảm chi phí sản xuất

Hậu quả của giảm phát là gì?

Mặc dù việc giảm giá hàng hóa và dịch vụ có vẻ hữu ích cho người tiêu dùng. Thế nhưng trên thực tế đây được coi là một sự kiện kinh tế bất lợi và có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế, bao gồm:

  • Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng: Trong thời kỳ giảm phát, tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên. Do giá hàng hóa và dịch vụ giảm, lợi nhuận của doanh nghiệp giảm dẫn đến việc một số doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí bằng cách sa thải công nhân.
  • Tăng giá trị thực của nợ: Giảm phát đi kèm với việc tăng lãi suất, điều này sẽ làm tăng giá trị thực của nợ. Kết quả là, người tiêu dùng có khả năng trì hoãn chi tiêu của họ.
  • Vòng xoáy giảm phát: Đây là tình huống mà mức giá giảm gây ra phản ứng dây chuyền dẫn đến giảm sản lượng, giảm lương, giảm nhu cầu và thậm chí là mức giá thấp hơn. Trong thời kỳ suy thoái, vòng xoáy giảm phát là một thách thức kinh tế đáng kể vì nó làm tình hình kinh tế trở nên tồi tệ hơn.

hau_qua_cua_giam_phat_luanvan99
Hậu quả của giảm phát đối với nền kinh tế là gì?

Làm thế nào để kiểm soát giảm phát trong nền kinh tế?

Chính phủ có một số chiến lược để kiềm chế giảm phát. Cụ thể, Giảm phát có thể được kiểm soát bằng cách áp dụng các biện pháp tiền tệ và tài khóa theo cách ngược lại để kiểm soát lạm phát.

#1 Áp dụng chính sách tiền tệ kiểm soát giảm phát

Để kiểm soát giảm phát, ngân hàng trung ương có thể tăng dự trữ của các ngân hàng thương mại thông qua chính sách tiền giá rẻ bằng cách mua chứng khoán và giảm lãi suất. Do đó, khả năng mở rộng các khoản tín dụng cho khách hàng vay tăng lên. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm rút ra được sau cuộc Đại suy thoái cho thấy trong một cuộc suy thoái nghiêm trọng và các doanh nghiệp trở nên bi quan thì sự thành công của chính sách tiền tệ giá rẻ này trên thực tế là con số không. Bởi trong bối cảnh này, hoạt động kinh doanh gần như bế tắc nên các nhà kinh doanh không có xu hướng vay để tích trữ hàng tồn kho ngay cả khi lãi suất rất thấp. Thay vào đó, họ muốn giảm lượng hàng tồn kho của mình bằng cách hoàn trả các khoản vay đã rút từ ngân hàng. Hơn nữa, vấn đề vay vốn cho nhu cầu vốn dài hạn không nảy sinh trong quá trình giảm phát khi hoạt động kinh doanh đã ở mức rất thấp. Tương tự đối với người tiêu dùng, họ đang phải đối mặt với thất nghiệp và thu nhập giảm, do đó họ không thích mua bất kỳ hàng hóa lâu bền nào thông qua các khoản vay ngân hàng.

Trong những năm 1930, lãi suất rất thấp và việc chất đống dự trữ chưa sử dụng với các ngân hàng không có bất kỳ tác động đáng kể nào đến các nền kinh tế suy thoái trên thế giới. Do đó, thành công của chính sách tiền tệ trong việc kiểm soát giảm phát bị hạn chế nghiêm trọng.

#2 Chính sách tài khóa trong kiểm soát lạm phát

Chính sách tài khóa thông qua tăng chi tiêu công và giảm thuế có xu hướng nâng cao thu nhập quốc dân, việc làm, sản lượng và giá cả. Sự gia tăng chi tiêu công trong thời kỳ giảm phát làm tăng tổng cầu về hàng hóa và dịch vụ và dẫn đến sự gia tăng lớn về thu nhập thông qua quá trình số nhân, trong khi việc giảm thuế có tác động nâng cao thu nhập khả dụng, do đó làm tăng chi tiêu tiêu dùng và đầu tư của người dân.

Chính phủ nên tăng chi tiêu thông qua ngân sách thâm hụt và giảm thuế. Chi tiêu công bao gồm chi cho các công trình công cộng như đường xá, kênh mương, đập nước, công viên, trường học, bệnh viện và cho các biện pháp cứu trợ như bảo hiểm thất nghiệp, lương hưu… 

Chi tiêu cho các công trình công cộng tạo ra nhu cầu đối với các sản phẩm của các ngành xây dựng tư nhân và giúp hồi sinh chúng trong khi chi tiêu cho các biện pháp cứu trợ kích thích nhu cầu đối với các ngành sản xuất hàng tiêu dùng.

Việc giảm các loại thuế như thuế lợi tức doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế tiêu thụ đặc biệt có xu hướng để lại nhiều thu nhập hơn cho chi tiêu và đầu tư. Việc chính phủ vay để tài trợ cho thâm hụt ngân sách sử dụng tiền nhàn rỗi gửi ngân hàng và các tổ chức tài chính cho mục đích đầu tư.

Xem thêm:

Chính sách tài khóa là gì? Phân loại và vai trò của chính sách tài khóa

Ví dụ về giảm phát

Đại suy thoái những năm 1930

dai_suy_thoai_kinh_te_luanvan2s
Đại suy thoái những năm 1930 trên toàn thế giới

Ví dụ nổi bật nhất của giảm phát là cuộc Đại suy thoái những năm 1930 trên toàn thế giới. Nó bắt đầu bằng sự sụt giảm giá cổ phiếu ở Hoa Kỳ vào cuối năm 1929. Sự sụt giảm này kéo theo một sự sụp đổ nghiêm trọng của thị trường và dần dần dẫn đến sự sụt giảm của tổng cầu và giá cả hàng hóa và dịch vụ. Sự suy thoái tại Hoa Kỳ nhanh chóng lan sang các nước khác và GDP thế giới giảm khoảng 15%.

Việc thu thuế và giá cả giảm trên toàn thế giới, và thương mại quốc tế bị đình trệ. Tỷ lệ thất nghiệp chạm mức cao kỷ lục lên tới 30% - 40% ở một số quốc gia. Việc rớt giá tiếp tục kéo theo sản lượng nông sản mất hơn 50% giá trị. Nền kinh tế thiếu tiền mặt trầm trọng. Kết quả là, các công ty phá sản, các nhà máy đóng cửa, và các nền kinh tế bị tổn hại nghiêm trọng.

Giảm phát ở Nhật Bản

Nền kinh tế Nhật Bản đã bị cuốn vào vòng xoáy giảm phát trong vòng 30 năm. Nó bắt đầu vào cuối những năm 1980 khi bong bóng nhà đất của Nhật Bản vỡ. Người dân Nhật Bản trở nên tiết kiệm hơn. Khi nhận thấy dấu hiệu suy thoái của nền kinh tế, người dân có xu hướng ngừng chi tiêu và tiết kiệm số tiền đó cho những thời điểm khó khăn trong tương lai. Họ cho rằng tiền lương và giá cả sẽ không tăng, vì vậy tốt hơn là bạn nên tiết kiệm. Các ngân hàng đã đầu tư thêm tiền vào nợ chính phủ thay vì các dự án kinh doanh mới. Một nghiên cứu của Daniel Okimoto tại Đại học Stanford đã xác định bốn yếu tố khác góp phần vào vòng xoáy giảm phát lâu dài này là:

  • Đảng chính trị nắm quyền đã không thực hiện các chính sách, giải pháp cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế.
  • Thuế đã được tăng vào năm 1997.
  • Các ngân hàng giữ các khoản nợ xấu trên sổ sách của họ. Thực tiễn này đã ràng buộc vốn cần thiết để đầu tư vào tăng trưởng.
  • Đồng yên giữ giá trị thương mại cao hơn so với đồng đô la và các loại tiền tệ toàn cầu khác. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã cố gắng tạo ra lạm phát bằng cách hạ lãi suất. Nhưng các nhà giao dịch đã tận dụng tình hình này bằng cách vay đồng yên với giá rẻ và đầu tư vào các loại tiền tệ có lợi nhuận cao hơn.

Trên đây Luận Văn 2S đã chia sẻ đến bạn đọc khái niệm giảm phát là gì? Nguyên nhân, hậu quả và những vấn đề liên quan khác của giảm phát. Mong rằng các thông tin này sẽ bổ ích đối với bạn đọc. Đừng quên chia sẻ với mọi người nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé!

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
  • [FREE] Mẫu Bài Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Văn Hóa PDF, 2024

    Tư tưởng Hồ chí Minh về văn hóa là một phần quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là hệ thống quan điểm, lý luận sáng tạo, độc đáo, thể hiện tầm nhìn chiến lược, khẳng định vị trí, vai trò to lớn của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
  • 05 Mẫu Nhật Ký Thực Tập Ngân Hàng Chuẩn, Chi Tiết 2024

    Đối với các bạn sinh viên lần đầu thực hiện viết báo cáo thực tập, việc viết và trình bày nhật ký thực tập sao cho khoa học, logic hẳn không phải điều đơn giản.
  • List Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Công Nghệ Thông Tin 2024, Tải Miễn Phí

    Bạn cũng là sinh viên đang theo học ngành công nghệ thông tin? Bạn đang tìm kiếm mẫu bài báo cáo thực tập công nghệ thông tin để tham khảo, vận dụng viết báo cáo thực tập của mình.
  • Mẫu Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Logistics Đạt Điểm Cao 2024

     Viết báo cáo thực tập là một trong những công việc mà sinh viên cần phải hoàn thành sau kỳ thực tập ở đơn vị thực tập. Logistics là ngành học có tính thực tiễn cao, chính vì thế, trải nghiệm thực tiễn tại cơ sở thực tập là một nội dung quan trọng của sinh viên theo học chương trình này. 
  • Mẫu Nhật Ký Thực Tập Lễ Tân Khách Sạn Chi Tiết 2024

    Ngành quản trị nhà hàng là ngành học có tính thực tiễn, việc được tiếp xúc và trải nghiệm thực tế có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên theo học chuyên ngành này và thực tập lễ tân khách sạn là vị trí được nhiều sinh viên lựa chọn.
  • Kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

    Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu sự chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các thành viên khác trong một tổ chức. Mục đích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức/ doanh nghiệp là nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật cũng như các quy định mà tổ chức/ doanh nghiệp đặt ra.

LUẬN VĂN 2S - TRUNG TÂM HỖ TRỢ & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN, LUẬN ÁN

Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Hotline: 0976 632 554

Email: 2sluanvan@gmail.com

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên khách hàng:
Điện thoại:
Email:
Nội dung liên hệ
 
Bản quyền thuộc về Luận văn 2S - Nhóm GV thuộc ĐHQG HCM & ĐHQG HN
DMCA.com Protection Status