Như chúng ta đã biết các nền kinh tế trong thị trường thường xuyên biến động. Do vậy bất cứ một nỗ lực nào đến từ phía chính phủ sử dụng để bình ổn kinh tế đều được xếp vào chính sách ổn định. Trong đó có hai chính sách ổn định nhất trong nền kinh tế thị trường giúp chính phủ có thể kiểm soát các hiện tượng kinh tế đó là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Trong bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu khái niệm chính sách tiền tệ là gì? Vậy còn chính sách tài khóa là gì? Cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tài khóa là một chu kỳ có thời gian là 12 tháng. Chúng có hiệu lực báo cáo dự toán cũng như quyết toán hàng năm của doanh nghiệp cũng như ngân sách Nhà nước. Do vậy tài khóa được sử dụng ngang bằng hoặc để thay thế cho “năm tài chính” hoặc “năm quyết toán thuế”.
Chính sách tài khóa (Fiscal Policy) là quyết định của chính phủ về điều chỉnh mức chi tiêu và thuế suất nhằm mục đích hướng nền kinh tế vào mức sản lượng, mức việc làm mong muốn, ổn định giá cả, lạm phát trong nền kinh tế của một quốc gia. Hiểu một cách đơn giản thì đây là công cụ của nền kinh tế vĩ mô, tác động đến quy mô hoạt động kinh tế thông qua thay đổi chi tiêu, thuế của chính phủ.
Xét trong điều kiện kinh tế bình thường thì chính sách này tác động vào giúp tăng trưởng kinh tế. Còn trong điều kiện khi nền kinh tế có dấu hiệu phát triển quá mức hay suy thoái thì nó lại được dùng như công cụ đưa nền kinh tế trở lại trạng thái cân bằng. Chỉ có cấp chính quyền trung ương như chính phủ mới có quyền ban hành cũng như thực thi chính sách tài khóa còn cấp chính quyền địa phương hoàn toàn không có chức năng này.
Chính sách tài khóa là gì?
Khi xét trong toàn bộ nền kinh tế vĩ mô thì có thể khẳng định chính sách tài khóa giữ một vai trò cực kỳ quan trọng. Đó là:
Vai trò của chính sách tài khóa
→ Hướng dẫn viết luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng chi tiết
Chính sách tài khóa có nhiều cách phân loại khác nhau. Chính phủ có thể lựa chọn việc thay đổi chi tiêu hoặc thay đổi thuế hoặc thay đổi cả hai để cắt giảm, mở rộng tổng cầu giúp bình ổn nền kinh tế.
Chính sách tài khóa mở rộng hay còn gọi là chính sách tài khóa thâm hụt. Là chính sách để tăng cường chi tiêu cho chính phủ so với nguồn thu thông qua: Gia tăng mức độ chi tiêu của chính phủ nhưng không tăng nguồn thu; giảm nguồn thu từ thuế nhưng không giảm chi tiêu; hoặc vừa tăng mức độ chi tiêu của chính phủ và vừa giảm nguồn thu từ thuế. Được áp dụng để kích thích thị trường tăng trưởng, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động.
Chính sách tài khóa thắt chặt hay còn gọi là chính sách tài khóa thặng dư. Là chính sách hạn chế chi tiêu của chính phủ bằng một số nguồn thu khác như: chi tiêu của chính phủ sẽ ít đi nhưng không tăng thu; hoặc không giảm chi tiêu nhưng lại tăng thu từ thuế hoặc là vừa giảm chi tiêu vừa tăng thu từ thuế. Được áp dụng trong trường hợp nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nhanh, thiếu bền vững hoặc bị lạm phát cao.
Trong một vài năm gần đây khi mà chính phủ nhiều nước có các khoản thâm hụt ngân sách Nhà nước quá nhiều thì việc tăng chi tiêu của chính phủ hoặc giảm thuế để kích thích nền kinh tế trong bối cảnh suy thoái được đánh giá là ít có sự khả thi về mặt chính trị. Đặt mục tiêu này sẽ đòi hỏi chính phủ các nước cắt giảm chi tiêu, tăng thuế. Do đó ít phạm vi hơn cho tăng chi tiêu, giảm thuế để kích thích toàn bộ nền kinh tế.
Trong chính sách tài khóa, có 2 công cụ được sử dụng chính đó là thuế và chi tiêu của chính phủ. Mỗi công cụ sẽ mang những đặc điểm riêng khác biệt, cụ thể:
Có nhiều loại thuế khác nhau như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thứ tiêu thụ đặc biệt hay thuế bất động sản,... Tuy nhiên về cơ bản thì thuế được chi ra thành 2 loại chính:
Còn trong nền kinh tế nói chung thì thuế sẽ tác động theo hai cách nổi bật. Đó là:
Thuế - Công cụ của chính sách tài khóa
Chính phủ sẽ thực hiện chi tiêu trong nhiều mảng khác nhau, trong đó bao gồm 2 loại chính là chi cho mua sắm hàng hóa dịch vụ và chi chuyển nhượng. Cụ thể:
Được hiểu là chính phủ sẽ dùng khoản ngân sách nhất định để mua khí tài, vũ khí, xây dựng cầu đường hay các công trình kết cấu hạ tầng xã hội, chi trả lương cho đội ngũ cán bán công nhân viên Nhà nước,...
Chi cho mua sẵn hàng hóa dịch vụ của chính phủ sẽ quyết định đến quy mô tương đối các khu vực công trong GDP - tổng sản phẩm quốc nội so với khu vực tư nhân. Khi mà chính phủ tăng hoặc giảm chi mua sắm hàng hóa dịch vụ thì nó sẽ tác động đến tổng cầu theo cấp số nhân. Có nghĩa là nếu chi mua sắm chính phủ tăng một đồng thì tổng cầu tăng nhiều hơn một đồng và ngược lại khi chi mua sắm của chính phủ giảm một đồng đương nhiên sẽ làm cho tông cầu thu hẹp với mức độ cực nhanh. Do vậy đây được coi là công cụ trong điều tiết tổng cầu.
Chi chuyển nhượng là khoản trợ cấp từ chính phủ cho các đối tượng chính sách như nhóm dễ bị tổn thương hay người nghèo trong xã hội. Chúng tác động gián tiếp đến tổng cầu thông qua ảnh hưởng đến thu nhập, tiêu dùng cá nhân. Theo đó nếu chính phủ tăng chi chuyển nhượng thì tiêu dùng cá nhân sẽ tăng lên. Thông qua hiệu số tiêu dùng cá nhân sẽ làm gia tăng thêm tổng cầu.
Như đã đề cập ở đầu bài, chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa là hai loại chính sách được sử dụng rộng rãi nhất để tác động, định hướng các mục tiêu kinh tế của một quốc gia. Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau cơ bản giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.
Chính sách tiền tệ | Chính sách tài khóa | |
Khái niệm | Chính sách tiền tệ chủ yếu liên quan đến việc quản lý lãi suất và tổng cung tiền trong lưu thông và thường được thực hiện bởi các ngân hàng trung ương. | Chính sách tài khóa lại đề cập đến các hành động đánh thuế và chi tiêu của chính phủ. Chính phủ tạo chính sách tài khóa. |
Nguyên tắc |
|
|
Công cụ thực hiện chính sách | Thuế, chi tiêu chính phủ | Lãi suất, chính sách tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn... |
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về chính sách tài khóa là gì mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Đây là công cụ hiệu quả trong việc điều chỉnh, định hướng phát triển kinh tế của một đất nước. Mong rằng bài viết đã cung cấp đến bạn những kiến thức hữu ích nhất để từ đó giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ tiêu này, áp dụng trong công việc và trong học tập được tốt nhất. Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com