Tiền tệ chính là hình thái không thể thiếu đối với bất cứ nền kinh tế nào và cho phép mỗi cá nhân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế có thể thỏa mãn các mục đích của mình thông qua chúng. Vậy tiền tệ là gì? Nguồn gốc, chức năng của tiền tệ cũng như các vấn đề liên quan đến chính sách tiền tệ hiện nay như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tiền tệ là một phạm trù lịch sử, là sản phẩm tự phát của nền kinh tế hàng hóa, là sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị. Đồng thời, tiền tệ cũng là sản phẩm của sự phát triển mâu thuẫn giữa lao động và phân công lao động xã hội trong sản xuất hàng hóa. Sự hình thành và phát triển của tiền tệ gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa.
Chính Các Mác là người đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và sâu sắc về nguồn gốc, bản chất của tiền tệ. Theo Các Mác, tiền tệ là một thứ hàng hóa đặc biệt được tách ra khỏi thế giới hàng hóa, được sử dụng để đo lường và biểu hiện giá trị của tất cả các loại hàng hóa khác. Tiền tệ trực tiếp thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hóa.
Các nhà kinh tế hiện đại cho rằng: Tiền được định nghĩa là bất cứ cái gì được chấp nhận chung để thanh toán khi nhận hàng, dịch vụ hoặc trả nợ.
Ở thế kỷ 21, ngoài tiền xu và tiền giấy, một dạng tiền tệ mới đã xuất hiện đó là tiền ảo. Các loại tiền ảo như bitcoin không có sự tồn tại thực tế hoặc sự hậu thuẫn của chính phủ và được giao dịch và lưu trữ dưới dạng điện tử.
Có thể bạn quan tâm:
→ Hàng hóa là gì? Hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa
Lịch sử tiền tệ của Việt Nam
Trong thế giới hàng hóa, tiền tệ ra đời là kết quả tất yếu và lâu dài của quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa. Mỗi sản phẩm lao động khi được đem ra trao đổi thì trở thành hàng hóa. Do đó, các hàng hóa đều có giá trị trao đổi, giá trị trao đổi này chính là biểu hiện bên ngoài của giá trị hàng hóa. Và C.Mác đã chứng minh rằng: “Trong thế giới hàng hóa, tiền tệ ra đời là kết quả phát triển tất yếu và lâu dài của quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa khi các hình thái biểu hiện giá trị được phát triển từ thấp đến cao.
Để giúp bạn đọc có cái nhìn trực quan hơn về nguồn gốc, bản chất của tiền tệ theo quan điểm của Mác, chúng ta sẽ cùng theo dõi ví dụ dưới đây:
Khi chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã, đã xuất hiện sản phẩm thặng dư. Giả sử người A trồng lúa nhưng lại thiếu vải để may mặc, người A khi ấy sẽ tìm gặp người B để đổi 10kg gạo lấy 1m vải. Lúc đầu, tỷ lệ trao đổi 1 lấy 10 này hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên và đơn lẻ, miễn là người A và người B đều đồng ý. C.Mác gọi đây là hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị bởi vì giá trị của một hàng hóa này chỉ được biểu hiện đơn nhất ở một hàng hóa khác và tỷ lệ trao đổi hoàn toàn ngẫu nhiên.
Khi quá trình sản xuất hàng hóa phát triển cao hơn, hàng hóa được sản xuất ra phong phú hơn, nhu cầu của con người cũng trở nên đa dạng hơn, quá trình trao đổi cũng được mở rộng hơn, thường xuyên hơn, khi ấy hình thái mở rộng của giá trị đã xuất hiện. Người A bây giờ có cơ hội để đổi lấy nhiều loại sản phẩm hàng hóa đa dạng hơn, ví dụ như 10kg gạo của người này có thể đổi lấy 5kg táo hoặc một cái rìu hoặc 10 con cá… Giá trị của con gà sẽ được biểu hiện ở nhiều hàng hóa khác đóng vai trò là vật ngang giá. Đồng thời, tỷ lệ trao đổi không còn mang tính ngẫu nhiên như ở hình thái giản đơn mà dần dần sẽ do lao động quy định. Tuy nhiên, điểm hạn chế của hình thái giá trị này là nhu cầu trao đổi giữa những người chủ hàng hóa không còn phù hợp sẽ làm cho quá trình trao đổi không thực hiện được. Cụ thể, người A muốn đổi lấy gà nhưng người có gà lại không muốn lấy gạo mà lại muốn đổi lấy rìu, người có rìu lại không muốn lấy áo mà lại muốn lấy gạo… Chính vì lý do đó, khi sản xuất trao đổi hàng hóa phát triển cao hơn nữa, sản phẩm thặng dư nhiều hơn, người sản xuất sẽ quy ước, thống nhất sử dụng một loại hàng hóa đóng vai trò vật chung gian đó chính là hình thái chung của giá trị.
Ví dụ 5kg táo, 1 cái rìu, 1 con gà có thể quy đổi về một loại hàng hóa trung gian là 10m vải. Ở đây các hàng hóa đều được đổi lấy vật ngang giá chung trước, sau đó mới được đem đi đổi lấy các hàng hóa khác cần dung. Vật ngang giá chung là vật ngang giá cố định, được nhiều người biết đến và ưa chuộng. Thông thường sẽ là sản vật của từng vùng, từng địa phương ví dụ như: ngọc trai, da thú, sừng động vật… Mặc dù như vậy, hình thái này vẫn tồn tại các hạn chế khi mà người dân ở các vùng miền khác nhau lại không biết được giá trị của các vật ngang giá chung của các vùng miền khác. Đó chính là lý do ra đời của hình thái tiền tệ.
Ở hình thái tiền tệ, giá trị của tất cả các hàng hóa đều được biểu hiện ở một hàng hóa thống nhất và cố định các vùng, địa phương. Lúc đầu, có nhiều kim loại được sử dụng làm tiền tệ, nhưng về sau được cố định lại ở các kim loại quý như vàng, bạc và cuối cùng là chế độ bản vị vàng.
Khái niệm tiền tệ ra đời và phát triển gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Về mặt bản chất, tiền tệ thực chất là “vật trung gian môi giới”, làm phương tiện để giúp hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ diễn ra dễ dàng hơn. Bản chất của tiền tệ thể hiện rõ ràng nhất thông qua hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng
Hóa tệ là loại tiền tệ bằng hàng hóa và được xem là hình thái đầu tiên của tiền tệ được sử dụng trong một thời gian dài, gồm hóa tệ không kim loại và hóa tệ kim loại. Qua thực tiễn trao đổi và lưu thông hóa tệ, người ta dần dần chọn hóa tệ kim loại là vàng và bạc làm tiền tệ lâu dài vì bản thân chúng mang những tính chất như tính đồng nhất, tính dễ chia nhỏ, tính dễ cất trữ và tính dễ lưu thông.
Tín tệ hay còn được gọi là chỉ tệ, là loại tiền mà bản thân nó không có giá trị song nhờ sự tín nhiệm của mọi người mà được lưu dùng. Tín tệ gồm hai loại là tín tệ kim loại và tiền giấy.
Bút tệ hay tiền ghi sổ, được tạo ra khi phát tín dụng thông qua tài khoản tại ngân hàng, nó không có hình thái vật chất và chỉ là những con số trả tiền hay chuyển tiền thể hiện trên tài khoản ngân hàng. Bút tệ là tiền phi vật chất nhưng có những tính chất giống như tiền giấy là được sử dụng trong thanh toán qua các công cụ thanh toán của ngân hàng và nó an toàn, dễ chuyển đổi, thanh toán thuận tiện. Hiện nay, bút tệ được sử dụng phổ biến trong các cuộc giao dịch tại các nước công nghiệp, hậu công nghiệp.
Đây là loại tiền được sử dụng qua hệ thống thanh toán tự động hay còn gọi là hộp ATM, là một hệ thống máy tính được nối mạng với toàn bộ hệ thống ngân hàng trung gian và một hộp chuyển tiền của chính phủ. Khi đến ngân hàng trung gian gửi tiền, ngân hàng sẽ trao cho chúng ta một tấm card bằng nhựa được mã hóa điện tử và có mật mã để sử dụng. Khi chúng ta gửi tiền, toàn bộ số tiền ấy cùng với mật mã và số tài khoản được máy tính điện tử thông báo trên toàn hệ thống. Khi cần tiền mặt hoặc chuyển tiền vào tài khoản của người khác,… chúng ta cần nhét tấm card ấy vào khe máy ATM, bấm mật mã và thực hiện các giao dịch. Tấm card này được xem là tiền nhưng cũng là một hình thái tiền tệ chưa được thống nhất bởi có quan niệm cho rằng đây chỉ là phương tiện chi trả.
Các nhà kinh tế học hiện nay đã thống nhất tiền tệ có 3 chức năng chính: Thước đo giá trị, phương tiện trao đổi và cất giữ giá trị. Dưới đây là chi tiết về 03 chức năng của tiền tệ:
3 Chức năng của tiền tệ
Đối với chức năng phương tiện trao đổi, tiền tệ chỉ đóng vai trò là vật trung gian môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa. Giúp cho việc trao đổi diễn ra thuận tiện hơn mà thôi. Cụ thể: hàng hóa, dịch vụ trước khi được bán sẽ được quy đổi ra tiền tệ, sau đó người mua hàng hóa sẽ trao đổi hàng hóa bằng tiền tệ và người bán lại dùng số tiền đó để đổi lấy hàng hóa khác.
Việc sử dụng tiền tệ làm phương tiện trao đổi đã giúp khắc phục các hạn chế về nhu cầu trao đổi, thời gian trao đổi, không gian trao đổi trong trao đổi hàng hóa trực tiếp. Việc lưu thông hàng hóa trở nên nhanh chóng hơn, sản xuất cũng thuận lợi hơn. Góp phần tạo động lực và đẩy mạnh hiệu quả của nền kinh tế.
Trong nền kinh tế sử dụng tiền tệ, để thuận tiện cho việc tính toán và so sánh giá trị giữa các hàng hóa, dịch vụ với nhau, người ta sẽ quy đổi giá trị của hàng hóa, dịch vụ thành tiền tệ. Khi đó, tiền tệ có chức năng là thước đo giá trị của hàng hóa đem ra trao đổi.
Tiền chính là tiêu chuẩn đo lường giá trị thị trường của hàng hóa, dịch vụ và các giao dịch khác. Đây là tiêu chuẩn về giá trị tương đối và việc trả chậm, do đó tiền tệ là điều kiện tiên quyết cần thiết để hình thành các thỏa thuận thương mại liên quan đến nợ. Để hoạt động như một đơn vị hạch toán, tiền phải được chia thành các đơn vị nhỏ hơn mà vẫn không bị giảm giá trị và có thể thay thế được và có thể xác định được trọng lượng hoặc kích thước cụ thể.
Sẽ thật bất tiện nếu như chúng ta phải bán một hàng hóa của mình mỗi khi cần có tiền để mua một loại hàng hóa khác. Chính vì thế, cất giữ giá trị chính là một chức năng quan trọng và hữu ích của tiền tệ. Có thể hiểu, cất giữ tiền tệ chính là việc chúng ta cất trữ tiền tệ tạm thời chưa có nhu cầu sử dụng để dành làm phương tiện trao đổi và thanh toán trong tương lai.
Tiền đóng vai trò vừa là phương tiện thanh toán vừa là phương tiện lưu trữ giá trị. Người dân chỉ giữ tiền khi họ nghĩ rằng chúng vẫn còn giá trị trong tương lai, vì vậy tiền đóng vai trò là phương tiện thanh toán chỉ khi chúng có vai trò lưu trữ giá trị. Với chức năng này, người dân có thể lựa chọn lưu trữ một số của cải trực tiếp bằng tiền. Tuy nhiên, tiền không phải là phương tiện lưu trữ giá trị duy nhất trong nền kinh tế mà có thể sử dụng các loại tài sản khác để chuyển đổi sức mua từ hiện tại sang tương lai.
Tuy nhiên, nếu nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát, tiền sẽ bị giảm dần giá trị theo thời gian, nghiêm trọng hơn là có thể gây mất giá đồng tiền. Điều này khiến cho tiền trở thành phương tiện lưu trữ giá trị yếu thế hơn so với các loại tài sản khác.
Xem thêm:
→ List 200 Bài Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác-Lênin Hay Nhất
Chính sách tiền tệ (Monetary policy) đề cập đến các hành động do ngân hàng trung ương của một quốc gia thực hiện nhằm kiểm soát cung tiền nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.
Chính sách tiền tệ bao gồm quá trình soạn thảo, công bố và thực hiện kế hoạch hành động của ngân hàng trung ương, hội đồng tiền tệ hoặc cơ quan tiền tệ có thẩm quyền khác của một quốc gia kiểm soát lượng tiền trong nền kinh tế và và các kênh cung cấp tiền mới. Những điều này đạt được bằng các hành động như sửa đổi lãi suất, mua hoặc bán trái phiếu chính phủ, điều tiết tỷ giá hối đoái và thay đổi lượng tiền mà các ngân hàng cần để duy trì làm dự trữ.
Chính sách tiền tệ là gì?
Về cơ bản, chính sách tiền tệ thực hiện 6 mục tiêu cơ bản sau:
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, Thống đốc quyết định sử dụng các chính sách tiền tệ quốc gia bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở cùng các công cụ và biện pháp khác theo quy định của pháp luật.
Tái cấp vốn là một hình thức tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung cấp các khoản vay ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước quy định và thực hiện việc tái cấp vốn cho các tổ chức tín dụng dưới các hình thức cho vay cầm cố giấy tờ có giá, chiết khấu giấy tờ có giá, và các hình thức tái cấp vốn khác.
Ngân hàng Nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các lãi suất khác để thực hiện chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi. Trong trường hợp thị trường tiền tệ có những diễn biến bất ngờ, Ngân hàng Nhà nước quy định cơ chế điều hành lãi suất trong quan hệ cho vay giữa các tổ chức tín dụng với khách hàng và các hoạt động cấp tín dụng khác.
Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được xác định trên cơ sở cung cầu ngoại tệ của thị trường và có sự điều tiết của Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước thực hiện các công việc công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá hối đoái và cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái.
Dự trữ bắt buộc là số tiền tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thi hành chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng Nhà nước quy định việc trả lãi tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi vượt mức đối với từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiền gửi.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá với các tổ chức tín dụng và quy định các loại giấy tờ có giá được giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
Công cụ công cụ của chính sách tiền tệ
Bạn đang làm đề tài luận văn về tiền tệ, chính sách tiền tệ? Bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu, phát triển đề tài hay quỹ thời gian hạn hẹp không đủ để bạn hoàn thành tốt bài luận như ý? Đừng lo, hãy để Luận Văn 2S giúp bạn. Chúng tôi nhận hỗ trợ & viết thuê tiểu luận tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Cam kết chất lượng - uy tín - nhanh chóng!
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2020:
Ngày 13/5/2020, Ngân hàng Nhà nước đã giảm một loạt các lãi suất, trong đó lãi suất tái cấp vốn được cắt giảm từ 5,00% xuống 4,50%. Động thái này được đưa ra sau khi nới lỏng tiền tệ đáng kể vào tháng 3, nâng tổng mức cắt giảm lãi suất tái cấp vốn cho đến nay trong năm nay lên 150 điểm cơ bản. Quyết định này nhằm hỗ trợ nền kinh tế đang phát triển mạnh do các dữ liệu kinh tế không mấy khả quan gần đây; trong tháng 4, chỉ số PMI sản xuất, bán lẻ và xuất khẩu giảm mạnh trong khi lượng khách đến thăm hầu như không còn. Lạm phát thấp, lập trường tiền tệ nới lỏng của các nước láng giềng trong khu vực và đồng tiền ổn định đã khiến cho Ngân hàng Nhà nước quyết định cắt giảm lãi suất.
Ngân hàng tỏ ra thận trọng khi cho biết sẽ “chủ động, linh hoạt thực hiện các giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo thanh khoản và an toàn hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế”. Do đó, có thể cắt giảm thêm trong thời gian tới, đặc biệt nếu rủi ro giảm đối với tăng trưởng thành hiện thực.
Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết của chúng tôi, bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức bổ ích xoay quanh khái niệm "tiền tệ là gì" và các nội dung liên quan đến tiền tệ. Đừng quên chia sẻ với mọi người nếu bạn thấy bài viết này hữu ích nhé!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com