Trong nền kinh tế thị trường, giá cả hàng hóa và dịch vụ luôn có thể thay đổi. Một số giá tăng; một số giá giảm. Lạm phát xảy ra nếu có sự gia tăng trên diện rộng giá hàng hóa và dịch vụ. Nói cách khác, lạm phát làm giảm giá trị của tiền tệ theo thời gian. Kiểm soát lạm phát để duy trì nền kinh tế ổn định và phát triển là việc vô cùng quan trọng đòi hỏi sự phối hợp của nhiều chính sách tài khóa và tiền tệ của Chính phủ. Bài viết dưới đây nhằm làm rõ khái niệm lạm phát là gì cũng như bản chất của lạm phát và thực trạng, biện pháp kiểm soát lạm phát ở Việt Nam.
Lạm phát (Tiếng Anh: Inflation) đề cập đến sự gia tăng giá của hầu hết hàng hóa và dịch vụ sử dụng hàng ngày hoặc thông thường, chẳng hạn như nhà ở, thực phẩm, quần áo, nhu yếu phẩm tiêu dùng, giải trí, phương tiện giao thông... Lạm phát đo lường mức thay đổi giá trung bình trong một rổ hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian xác định. Hay nói cách khác, lạm phát đồng nghĩa với việc mất giá trị của một đồng tiền nào đó.
Xét trong một nền kinh tế, lạm phát là sự giảm giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Ở góc độ toàn cầu, lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ đối với những loại tiền tệ khác, có nghĩa là sự giảm giá trị của một đồng tiền đối với những đồng tiền khác.
Khái niệm lạm phát là gì?
Tỷ lệ lạm phát được hiểu là tỷ lệ lạm phát là tỷ lệ phần trăm thay đổi của chỉ số giá của hàng hóa và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định so với chỉ số giá được ghi nhận trong thời kỳ trước đó. Khi những mức giá đó tăng lên, tiền tệ sẽ mất giá vì bạn cần nhiều tiền hơn để mua cùng một lượng hàng hóa. Ngược lại với lạm phát là giảm phát, khi giá cả hàng hóa giảm xuống và một đơn vị tiền tệ riêng lẻ trở nên có giá trị hơn.
Lạm phát có thể do nhiều sự kiện và hoàn cảnh khác nhau gây ra, nhưng phổ biến nhất là cung tiền tăng lên. Khi một loại tiền tệ thả nổi trở nên dồi dào hơn, giá trị của nó bắt đầu giảm. Điều này có ý nghĩa vì nó không còn khan hiếm như trước đây. Tỷ lệ lạm phát cố gắng đo lường sự thay đổi của giá trị tiền tệ theo thời gian bằng cách so sánh danh sách các sản phẩm tiêu dùng hàng ngày theo thời gian. Sự tăng giá của các sản phẩm này theo thời gian cho thấy số tiền dùng để mua các sản phẩm này không còn đáng giá như trước đây.
Theo dõi tỷ lệ lạm phát là việc làm vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia, bởi khi đồng tiền của một quốc gia bị mất giá trị và giá cả tăng lên, kéo theo chi phí sinh hoạt trung bình của mọi người dân cũng tăng theo. Điều này có tác động kích thich nền kinh tế, làm trì trệ tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tại thời điểm này, ngân hàng trung ương của quốc gia đó thường sẽ phải vào cuộc để quản lý nguồn cung tiền và lãi suất.
Dựa vào đặc điểm của lạm phát, các nhà khoa học chia lạm phát theo mức độ và theo tính chất.
Có thể bạn quan tâm:
→ Hướng dẫn cách làm luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng từ A - Z
Khi một quốc gia có nền kinh tế sản xuất yếu kém, hàng hóa khan hiếm, điều tất yếu xảy ra chính là giá cả tăng. Đến một giai đoạn nào đó, nhà nước phải in những đồng tiền có mệnh lớn để hỗ trợ lưu thông, tránh bất tiện cho người dân khi mua hàng, lúc này lạm phát bắt đầu xảy ra. Có nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát nhưng do cầu kéo và chi phí đẩy là hai nguyên nhân chính.
Lạm phát xảy ra khi nhu cầu của một hàng hóa tăng mạnh, khiến giá của hàng hóa đó tăng theo. Điều này khiến giá cả của những hàng hóa khác trên thị trường tăng theo như “phản ứng dây chuyền”. Lạm phát do tăng lên về nhu cầu của thị trường được gọi là lạm phát do cầu kéo.
Lạm phát do cầu kéo
Các loại chi phí trong quá trình sản xuất như: tiền lương, chi phí nguyên vật liệu, máy móc, thuế,... Một khi giá cả của một haowcj một vài yếu tố này tăng lên thì sẽ tác động làm tăng giá của hàng hóa và dịch vụ nhằm bảo toàn lợi nhuận cho công ty. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế tăng lên do những chi phí yếu tố đầu vào tác động được gọi là lạm phát do chi phí đẩy.
Lạm phát do chi phí đẩy
Trong giai đoạn xảy ra lạm phát kéo dài (hay còn gọi là lạm phát ỳ), mức giá cả chung tăng theo một tỷ lệ khá ổn định và tương đối thấp. Đây là loại lạm phát có thể dự tính được và được quy định rõ ràng trong hợp đồng lao động, cho thuê, cho vay,.... Lạm phát kéo dài là sự kết hợp của lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy. Nền kinh tế ổn định, và các thành phần trong nền kinh tế dự đoán rằng sẽ có lạm phát ở mức độ tương tự nên sẽ điều chỉnh lãi suất danh nghĩa, tiền lương, giá cả,... theo tỷ lệ lạm phát của các năm trước, làm cho giá cả thực sự tăng lên theo dự đoán.
Lạm phát ỳ
Ngoài ra còn có các dạng lạm phát khác tác động đến nền kinh tế sau đây:
Lạm phát do cơ cấu: Theo xu hướng của thị trường, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh yếu kém buộc phải tăng lương cho nhân viên, điều này khiến giá thành sản phẩm tăng dẫn đến giá sản phẩm tăng dẫn đến phát sinh lạm phát.
Lạm phát do xuất khẩu: Khi xuất khẩu tăng, sản phẩm được thu gom để xuất khẩu, dẫn đến lượng cung trong nước giảm. Điều này khiến mất cân bằng cung cầu trong nước, dẫn đến phát sinh lạm phát.
Lạm phát do nhập khẩu: Khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng dẫn đến mức giá bán hàng hóa đó trong nước bị đội lên, khiến mức giá chung của hàng hóa trong nước tăng theo hình thành lạm phát.
Lạm phát tiền tệ: Lượng cung tiền trong lưu thông tăng do chi tiêu của Chính phủ tăng được bù đắp bằng cách in tiền, ngân hàng trung ương thu mua ngoại tệ,... dẫn đến phát sinh lạm phát.
Xem Thêm:
→ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì? Thực trạng ở Việt Nam
Lạm phát không phải chỉ tác động theo hướng tiêu cực, nó còn có những mặt tác động tích cực đến nền kinh tế
Nếu giữ mức độ lạm phát ở mức vừa phải là từ 2 - 5% đối với các nước phát triển và dưới 10% đối với các nước đang phát triển thì sẽ mang lại những điều tích cực đối với nền kinh tế đó:
Tác động tiêu cực của lạm phát là gì
Trong đo lường lạm phát, các quốc gia sẽ sử dụng các chỉ số đo lường mức giá chung bằng cách sử dụng các phương pháp như: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI); chỉ số giá hàng hoá bán buôn (WPI); chỉ số giá hàng hoá bán lẻ (RPI); chỉ số giá sản xuất (PPI); chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (GDP Deflator) hay chỉ số giá sinh hoạt (CLI) để phản ánh xu hướng biến động của các loại giá khác nhau.
Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh, mục đích nghiên cứu khác nhau mà nhà quản trị sẽ sử dụng các chỉ số đo lường phù hợp để đo lường mức giá chung của nền kinh tế. Thế nhưng trên thực tế, chỉ số được sử dụng được sử dụng rộng rãi nhất trong đo lường mức giá chung của nền kinh tế (đo lường lạm phát) chính là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bởi chỉ số này mang những ưu điểm nổi bật, vượt trội hơn so với các chỉ số khác vì nó trực tiếp biểu hiện sức mua của mọi người trong một quốc gia và thường được công bố với độ trễ ngắn. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng CPI được biết đến là chỉ số đo lường tỷ lệ phần trăm thay đổi trong giá của một rổ hàng hóa và dịch vụ nhất định trên thị trường được tiêu dùng bởi các hộ gia đình. Để tính toán CPI, ta có công thức tính như sau:
** Công thức tính CPI:
Trong đó:
N: số mặt hàng tiêu dùng
Qi0: sản lượng hàng hóa i ở năm gốc
Pi0: giá cả của sản phẩm i ở năm 0
Pit: giá cả của sản phẩm i ở năm t
**Công thức tính lạm phát:
Một ví dụ về công thức tính lạm phát:
Mỗi sáng Joe đều dành một số tiền nhỏ của mình để mua cà phê. Vào năm 2010, anh ấy mua 1 ly cà phê với giá 1.25$. Thế nhưng hiện tại vào năm 2020, anh ấy cần phải bỏ ra 1.6$ để mua 1 ly cà phê. Để tính tỷ lệ lạm phát giá của ly cà phê ấy, Joe có thể sử dụng công thức này để tính tỷ lệ lạm phát:
(1,60 - 1,25) / 1,25* 100 = 28%
Do đó tỷ lệ lạm phát đối với tách cà phê của Joe từ năm 2010 đến năm 2020 là 28%.
Nếu như giá cả của một vài mặt hàng tăng, giá cả của một vài mặt hàng giảm nhưng chỉ số giá cả không tăng thì có nghĩa là không có lạm phát, nếu chỉ số giá cả tăng ta có lạm phát, nếu chỉ số giá cả giảm ta có lạm phát. Vì vậy, nếu chỉ có một vài mặt hàng tăng hoặc tăng đơn lẻ không có nghĩa là lạm phát mà chỉ đơn là là có sự mất cân đối tạm thời giữa cung và cầu của sản phẩm đó trong ngắn hạn.
Luận Văn 2S là đơn vị viết thuê luận văn uy tín số 1 trên thị trường. Bạn đang gặp khó khăn với bài tiểu luận, luận văn về lạm phát? Bạn cần ai đó hỗ trợ toàn bộ hay một phần bài luận? Hãy để chúng tôi giúp bạn. Chi tiết dịch vụ làm luận văn thuê, XEM TẠI ĐÂY! |
Theo kết quả ước tính của Bộ Tài chính, mức lạm phát bình quân của Việt Nam năm 2019 là 2,73% giảm 0,81% so với năm 2018 (3,54%). Đây cũng là mức thấp nhất trong 3 năm liên tiếp Việt Nam kiểm soát được lạm phát dưới 4%.
Theo đánh giá của Tổng cục thống kê, có hai yếu tố ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát lạm phát. Bao gồm:
Ngoài ra, một số yếu tố khác như: Sự gia tăng của giá các mặt hàng thiết yếu trên thế giới (sắt thép, nhiên liệu, khí đốt…) làm tăng chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa; chỉ số giá sản xuất công nghiệp; giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng.
Việc kiểm soát lạm phát để bảo vệ nền kinh tế được đặt lên hàng đầu, dưới đây là một số chính sách đề xuất nhằm kiềm chế lạm phát tại Việt Nam:
Mong rằng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm những hiểu biết hữu ích mới xoay quanh khái niệm lạm phát là gì. Hy vọng bài viết cũng sẽ giải đáp được các khúc mắc mà bạn đang gặp phải.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com