Trong nền kinh tế hội nhập, để tăng khả năng cạnh tranh đặc biệt về nguồn nhân lực và môi trường đầu tư đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới. Việc doanh nghiệp thực hiện “Trách nhiệm xã hội” là sự kết hợp hài hòa giữa thực hiện tốt các quy định luật pháp cũng như yêu đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội là điều cần thiết. Vậy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì? Hãy theo dõi bài viết sau để cùng chúng tôi tìm câu trả lời nhé!
Thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Tiếng Anh: Corporate Social Responsibility - CSR) đã chính thức xuất hiện cách đây hơn 50 năm khi H.R. Bowen công bố trong công sách của mình có nhan đề là “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (Responsibilities Of The Business – 1953) với mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản để không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hòan những thiệt hại do các doanh nghiệp đã làm tổn hại xã hội”. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, thuật ngữ này đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau chẳng hạn như quan niệm của Keith Davis(1973), qua điểm của Archie Carroll(1999) và quan điểm của Marten và Moon (2004).
Tuy nhiên, có thể nói định nghĩa của Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là hoàn chỉnh và rõ ràng nhất. Theo đó, CSR là “sự cam kết của doanh nghiệp trong việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển cung của xã hội”. Khi sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi yêu cầu từ khách hàng ngày càng cao và xã hội ngày càng đánh giá khắt khe thì doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải luôn tuân thủ theo những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động và bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, đào tạo và phát triển nhân viên, góp phần phát triển cộng đồng.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì?
Hiện nay, các chứng chỉ quốc tế về trách nhiệm xã hội hoặc áp dụng Bộ Quy tắc ửng xử (Code of Conduct-CoC) là cách chứng nhận doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên những doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện chưa có khả năng đạt những chứng chỉ này vẫn có thể áp dụng những tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để đạt được những lợi ích cụ thể trong việc kinh doanh.
Xem thêm:
→ Đạo đức kinh doanh là gì? Thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam
Để nâng cao hành vi của doanh nghiệp cho phù hợp với các quy phạm giá trị và kỳ vọng xã hội, hiện nay, có 2 quan điểm khác nhau về trách nhiệm xã hội. Quan điểm thứ nhất cho rằng: doanh nghiệp không có trách nhiệm gì với xã hội mà chỉ có trách nhiệm với cổ đông và người lao động trong doanh nghiệp đó. Nhà nước phải có trách nhiệm với xã hội vì doanh nghiệp đã thực hiện đóng thuế cho nhà nước. Quan điểm thứ hai là: doanh nghiệp là một trong những chủ thể của nền kinh tế thị trường, sử dụng các nguồn lực của xã hội và khai thác các nguồn lực trong tự nhiên. Trong quá trình đó, họ đã gây ra không ít tổn hại cho môi trường tự nhiên. Vì vậy, bên cạnh việc đóng thuế, doanh nghiệp cũng phải có trách nhiệm với xã hội, với môi trường và cộng đồng,…
Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp phải luôn tuân theo những chuẩn mực trong bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, thực hiện trả lương công bằng,… Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện cụ thể thông qua các yếu tố sau:
Trách nhiệm bên trong của Doanh nghiệp: là việc thực hiện tốt quan hệ với người lao động đồng thời đảm bảo lợi ích cho các cổ đông.
Trách nhiệm bên ngoài của Doanh nghiệp bao gồm: bảo vệ môi trường, đóng góp cho cộng đồng và xã hội, thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp, đảm bảo lợi ích và an toàn cho người tiêu dùng,….
Nhìn chung, việc phân chia thành trách nhiệm bên ngoài và trách nhiệm bên trong chỉ mang ý nghĩa tương đối và không thể nói trách nhiệm nào quan trọng và cần thiết hơn trách nhiệm nào. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ làm cho doanh nghiệp phát triển bền vững à còn đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội bằng việc sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý, bảo vệ môi trường để phát triển cho thế hệ hôm nay mà không ảnh hưởng tới thế hệ tương lai. Nói tóm lại, trách nhiệm bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp đều rất quan trọng với môi trường và xã hội nên cần được bảo vệ.
Nội dung thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Việc thực hiện CSR sẽ mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đáng kể như: tăng chi phí, doanh thu, tăng giá trị thương hiệu, giữ chân người lao động,….Cụ thể:
Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí bằng cách sản xuất sạch hơn nhờ ứng dụng và lắp đặt các thiết bị mới. Bên cạnh đó, một hệ thống quản lý nhân sự hiệu quả cũng giúp cắt giảm chi phí và tăng năng suất lao động đáng kể. Chế độ lương thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo phát triển tay nghề và chế độ bảo hiểm y tế, giáo dục và đào tạo đều góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp bằng cách tăng năng suất lao đông, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc cũng như giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.
Doanh nghiệp có thể tăng doanh thu của mình thông qua việc đầu tư hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương từ đó tạo ra một nguồn lao động tốt hơn với nguồn cung ứng rẻ và đáng tin cậy. Nhiều doanh nghiệp sau khi đạt được chứng chỉ CSR đã tăng doanh thu đáng kể.
Ví dụ như công ty sản xuất đồ gỗ ở Bolivia là Aserradero San Martin khi có chứng chỉ bảo vệ rừng bền vững(FSC) đã tiếp cận được thị trường Bắc MỸ và giá bán sản phẩm cao hơn từ 10-15%.
Thông qua thực hiện trách nhiệm xã hội, các doanh nghiệp có thể tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể từ đó giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác nhà đầu tư và người lao động. Các tập đoàn đa quốc gia như Tập đoàn Anh chuyên sản xuất sản phẩm dưỡng da và tóc The Body Shop và tập đoàn kinh doanh nội thất của Thụy Điển IKEA đều nổi tiếng vì cung cấp sản phẩm chất lượng với giá thành hợp lý mà còn nổi tiếng là những tập đoàn có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội.
Vai trò của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Nguồn lao động có tay nghề và năng lực là yếu tố giúp tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Tại các nước đang phát triển, số lượng nhân lực lớn nhưng đội ngũ lao động có tay nghề cao lại không nhiều do đó việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn và cam kết lâu dài với công ty là một thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Doanh nghiệp nào trả lương thỏa đáng và công bằng, tổ chức đào tạo nhân viên và tham gia bảo hiểm xã hội và cung cấp môi trường làm việc an toàn sạch thì sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm:
→ Hành vi tổ chức là gì? Tổng quan về hành vi tổ chức trong doanh nghiệp
→ 350+ Đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh đạt điểm cao
Để đạt được thành công, doanh nghiệp phải xây dựng khái niệm trách nhiệm xã hội từ nền tảng sứ mệnh ngay từ khi mới thành lập. Chương trình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thành công cần được xây dựng từ việc tạo dựng niềm tin và sự ủng hộ của khách hàng và công chúng cũng như cán bộ công nhân viên và các cấp chính quyền,… Bắt đầu từ những người lãnh đạo, họ phải tin tưởng vào tầm quan trọng của CSR và tiên phong trong các hoạt động hỗ trợ CSR tại cơ sở, thể hiện sự chính trực và trung thực trong công việc cũng như cuộc sống cá nhân. CSR cần được áp dụng trong mọi khía cạnh của hoạt động trong doanh nghiệp và các nhóm có lợi ích liên quan.
Để tồn tại và phát triển bền vững, lợi nhuận đạt được và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại một doanh nghiệp phải song hành cùng nhau. Trong dài hạn, các doanh nghiệp cần hướng doanh nghiệp theo hướng có trách nhiệm với xã hội và đạt được tăng trưởng bền vững, lợi nhuận tốt hơn.
Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên coi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một mánh khóe Marketing để quảng cáo hình ảnh cho doanh nghiệp. CSR không đơn thuần chỉ là các hoạt động từ thiện chỉ áp dụng ở một bộ phận trong tổ chức mà cần áp dụng cho các bộ phận khác nữa. CSR không nói lên sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp chất lượng và CSR cũng không thay thế được cho lợi nhuận thu được.
Nhiều người quan niệm rằng việc áp dụng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn hơn các doanh nghiệp lớn vì tài nguyên hạn chế. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập nếu muốn thành công và phát triển bền vững thì này từ đầu cần tham gia vào các hoạt động mang tính trách nhiệm đối với xã hội. Chương trình CSR cũng không tốn kém, nó không thể hiện qua các giấy tờ chứng nhận mà là ở quy trình thực hiện nó, cần thực thi một cách nghiêm túc thay vì chạy theo hình thức. Doanh nghiệp sẽ đạt được thành công trong việc thực hiện CSR nếu có sự cam kết của ban lãnh đạo, hiểu rõ tầm quan trọng và lợi ích mà CSR mang lại trong dài hạn và biến CSR thành một phần văn hóa của doanh nghiệp.
Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội ở Việt Nam
Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được đưa vào nước ta thông qua sự hoạt động của các doanh nghiệp, công ty đa quốc gia đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Các doanh nghiệp này thường đưa ra những chương trình khuyến cáo ứng xử về văn hóa kinh doanh và áp dụng chúng vào các dự án đầu tư. Trong những năm trở lại đây, các doanh nghiệp trong nước cũng đã chú trọng và chủ động trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nhờ đó, tên tuổi và thương hiệu của các doanh nghiệp này đã được xã hội biết đến nhiều hơn, chẳng hạn như: tập đoàn Vinamilk, tập đoàn Mai Linh, Kinh Đô, Duy Lợi, Ngân hàng ACB, Techcombank…
Nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thực sự được đẩy mạnh khi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Công thương phối hợp với các hiệp hội Da giày, Dệt may tổ chức giải thưởng “CSR hướng tới sự phát triển” nhằm mục đích tôn vinh các doanh nghiệp thực hiện tốt công tác trách nhiệm xã hội trong bối cảnh hội nhập.
Trong những năm trở lại đây, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức lớn liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường và biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó là những rào cản, khó khăn trong sự phát triển giáo dục và xây dựng tương lai cho thế hệ trẻ. Trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu, thực hiện trách nhiệm xã hội đã trở thành một trong những yêu cầu đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Nếu doanh nghiệp không có khả năng thực hiện, tuân thủ trách nhiệm xã hội sẽ rất khó để các doanh nghiệp đó có thể tiếp cận được với các thị trường thế giới.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng như hiện nay, thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam là một việc làm vô cùng cần thiết, nó vừa giúp mang lại lợi ích cho xã hội và lợi ích cho chính bản thân doanh nghiệp. Ngoài ra nó còn giúp doanh nghiệp và quốc gia nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường. Để doanh nghiệp có thể thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình, dưới đây là một số giải pháp cần thực hiện:
Nhìn chung, để phát triển theo hướng bền vững, doanh nghiệp cần thực hiện trách nhiệm xã hội, môi trường sống và cộng đồng. Chúng tôi hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là gì cũng như những cách thức để xây dựng một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội. Nếu có bất cứ thắc mắc hay gặp khó khăn khi làm luận văn liên quan đến đề tài này, hãy liên hệ với đội ngũ của Luận Văn 2S nhé!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com