Doanh nghiệp vừa và nhỏ nằm trong các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Tại các nước đang phát triển như Việt Nam ta, trong quá trình phát triển đều chú trọng phát triển loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ. Vậy doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì? Tiêu chí nào để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam? Nếu các bạn đang muốn tìm hiểu về những vấn đề này, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Tiếng Anh: Small and Mid-size Enterprise - SMEs) là loại doanh nghiệp có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân của mọi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trong lịch sử, các quốc gia trên thế giới đã bắt đầu quan tâm đến doanh nghiệp vừa và nhỏ từ những năm đầu của thế kỉ XX. Tuy nhiên, sự “nở rộ” của loại hình doanh nghiệp này được cho là vào những năm 1970 tại các Châu Âu và các quốc gia Đông Á. Ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có định nghĩa cũng như các tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam (2005), doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản riêng, có trụ sở giao dịch cụ thể đã được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động kinh doanh. Có 4 loại hình doanh nghiệp gồm: Công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty tư nhân.
Theo nghị định số 90/2001/NĐ-CP của Chính Phủ Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ là các cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hằng năm không quá 300 người.
Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?
Có hai tiêu chí phổ biến được dùng để xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ là tiêu chí định tính và tiêu chí định lượng, cụ thể:
Trên thực tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới chủ yếu sử dụng tiêu chí số lao động bình quân làm cơ sở quan trọng để phân loại doanh nghiệp theo quy mô, đặc biệt với các nước đang chuyển đổi nền kinh tế. Tiêu chí quy mô lao động bình quân hợp lý hơn so với các tiêu chí khách như doanh thu hay vốn/ tài sản,… vì nó có tính ổn định lâu dài về mặt thời gian cũng như thể hiện một phần nào đó tính chất, đặc thù của ngành, lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia.
Tại Việt Nam, dựa theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018, doanh nghiệp vừa và nhỏ được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp vừa, nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ. Cũng theo nghị định này, tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ cụ thể như sau:
Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP
Tham khảo thêm:
→ Kho 1001 Đề tài Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế mới nhất 2021
Doanh nghiệp vừa và nhỏ là loại hình sản xuất có nhiều điểm mạnh, cụ thể:
Lợi thế của doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có đóng góp to lớn vào việc tạo ra việc làm và tăng trưởng kinh tế nói chung. Theo báo cáo của OECD năm 2017, “Tăng cường sự đóng góp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế toàn cầu và số hóa”, tại các quốc gia thành viên của OECD, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 99% tổng số doanh nghiệp. Hơn nữa, họ đóng góp vào khoảng 70% và tạo ra trung bình từ 50% đến 60% GDP. Ở các nền kinh tế đang phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp tới 45% tổng số việc làm và 33% GDP.
Tại Việt Nam, vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ được thể hiện thông qua hai khía cạnh chính là kinh tế và xã hội. Cụ thể:
Cung cấp lượng hàng hóa đáng kể về chất lượng, số lượng và chủng loại. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thu hút một lượng lớn lao động và tài nguyên xã hội để sản xuất hàng hóa. Các doanh nghiệp này có sự đa dạng về chất lượng và chủng loại, mang đến cho người dùng nhiều lựa chọn và tiếp cận những thị trường mà các công ty lớn thường bỏ qua.
Tăng nguồn tiết kiệm và đầu tư cho dân địa phương. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ mở ra ở địa phương đều có công nhân và chủ doanh nghiệp là người ở địa phương đó nên sẽ tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập cho người dân và từ đó tăng quỹ tiết kiệm đầu tư của địa phương.
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế vùng, xóa bỏ tình trạng thuần nông, độc canh ở vùng nông thôn thông qua phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn có tác dụng làm cho cơ cấu thành phần kinh tế thay đổi nhờ sự tăng mạnh của các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh và việc sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, thông qua sự đa dạng hóa các ngành nghề và lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo cũng kéo theo sự thay đổi của cơ cấu ngành kinh tế. Ngoài ra, việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn có tác dụng duy trì và thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề truyền thống, khai thác thế mạnh của đất nước.
Làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn. Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất lớn nên tính cạnh tranh cao, giảm bớt rủi ro trong nền kinh tế và tăng số lượng và chủng loại hàng hóa cũng như khả năng thay đổi mặt hàng, công nghệ và chuyển hướng kinh doanh giúp cho nền kinh tế năng động. Hơn nữa, doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tập trung vào các ngành nghề có hiệu quả kinh tế cao.
Vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với nền kinh tế là gì?
Doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo việc làm cho người lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề cần sử dụng nhiều lao động. Do đó, sự xuất hiện của các doanh nghiệp này sẽ tạo ra công ăn việc làm cho một số lượng lớn người lao động từ đó làm giảm tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế cũng như phần nào giải quyết các vấn đề xã hội. Thêm vào đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường phân tán nên có thể đảm bảo cơ hội việc làm cho nhiều vùng địa lý khác nhau và nhất là tại vùng sâu vùng xa chưa phát triển kinh tế. Điều này giúp giải quyết thất nghiệp và giảm dòng người chuyển về thành phố tìm việc làm.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần thực hiện công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo. Trên thực tế, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp, năng suất của nền sản xuất xã hội và thu nhập của người dân còn thấp. Thu nhập của người dân vùng nông thôn chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp thuần nông. Nhờ có sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành thị và nông thôn, lao động ở nông thôn được đa dạng hóa và nâng cao. Từ đó mức sống sẽ được nâng cao, cuộc sống ổn định hơn góp phần xóa đói giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng trên toàn quốc.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo điều kiện phát triển các tài năng kinh doanh. Bên cạnh các vai trò đã nêu, sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn có có tác dụng đào tạo, chọn lọc và thử thách đội ngũ doanh nhân. Sự ra đời của các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm xuất hiện rất nhiều tài năng trong kinh doanh, đó là các doanh nhân thành đạt biết cách làm giàu cho bản thân mình và xã hội. Bằng sự tôn vinh những doanh nhân giỏi, kinh nghiệm quản lý của họ sẽ được nhân rộng và truyền bá tới nhiều cá nhân trong xã hội và từ đó sẽ tạo ra nhiều tài năng mới cho đất nước hơn nữa.
Bạn đang làm các đề tài luận văn về doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ… hay bất kỳ đề tài nào khác và cần sự hỗ trợ? Luận Văn 2S nhận viết thuê luận văn & hỗ trợ bạn bất cứ lúc nào!
Đây là yếu tố quan trọng trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một chính sách và cơ chế là yếu tố quan trọng đúng đắn hợp lý sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của loại hình doanh nghiệp này. Khi có sự hỗ trợ giúp đỡ của nhà nước thì các doanh nghiệp này sẽ có khả năng tồn tại và phát triển trên thị trường.
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, các chính sách và cơ chế đang dần được hoàn thiện vào tạo ra điều kiện và môi trường pháp lý cần thiết cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập cần sửa đổi để tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế phát triển.
Trình độ phát triển kinh tế càng cao thì mối quan hệ và sự hỗ trợ giữa các doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ càng nhiều. Sự tác động qua lại này sẽ giúp các doanh nghiệp phát triển thống nhất với nhau, vừa có thể khắc phục những hạn chế và phát huy tính tích cực của từng loại hình. Do đó, các doanh nghiệp trong nền kinh tế cần liên kết và hỗ trợ nhau.
Do đặc thù phải thường xuyên thay đổi để thích nghi với môi trường kinh doanh và phản ứng với các tác động bất lợi nên các nhà sáng lập và quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có tính linh hoạt cao trong quản lý điều hành, dám nghĩ dám làm. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được đào tạo bài bản nên khả năng cạnh tranh và phát triển còn yếu kém.
Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ
Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã thúc đẩy khả năng mở rộng cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nó tạo điều kiện và khả năng để doanh nghiệp trang bị máy móc, kỹ thuật hiện đại và linh hoạt trong việc đưa vào ứng dụng và khai thác công nghệ mới.
Tình hình và tính chất cạnh tranh trên thị trường sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một môi trường cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp lớn và môi trường pháp luật chưa hoàn thiện sẽ gây khó khăn cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta dù còn nhiều hạn chế nhưng vẫn là một thành phần quan trọng của nền kinh tế. Điều này sẽ tạo nền tảng vững chắc để nước ta tiến vào con đường hội nhập quốc tế. Chúng tôi hy vọng những thông tin xoay quanh khái niệm "doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì" đề cập trong bài viết này đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn đang cần hỗ trợ trong quá trình làm luận văn, tiểu luận,.. hãy liên hệ với đội ngũ Luận Văn 2S của chúng tôi nhé.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com