logoluanvan2s1
DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN

Chuyên nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tất cả chuyên ngành

Cam kết chất lượng - Đúng tiến độ - Bảo mật thông tin

hotlinevietthueluanvan2s-1

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì? Thực trạng ở Việt Nam

Nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển bền vững hay không tùy thuộc vào cơ cấu kinh tế của đất nước đó. Nền kinh tế ngày càng phát triển theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng là một xu hướng tất yếu. Cùng Luận Văn 2S khám phá thực trạng cơ cấu kinh tế & xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là gì? 

Cơ cấu kinh tế là gì?

Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành nghề, bộ phận kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau tạo thành một hệ thống hình thành nên nền kinh tế của một quốc gia, dựa trên mục tiêu và định hướng của khu vực, quốc gia đó. Cơ cấu kinh tế bao gồm: Có nhiều loại cơ cấu kinh tế như: Cơ cấu khu vực kinh tế, cơ cấu vùng kinh tế, cơ cấu theo thành phần kinh tế,  cơ cấu thương mại quốc tế, cơ cấu theo khu vực thể chế,..

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự phát triển không đều giữa các ngành. Là sự chuyển dịch sao cho phù hợp với năng lực, trình độ của lao động trong điều kiện kinh tế-xã hội ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước. Dễ hiểu hơn là ngành nào có tốc độ phát triển mạnh hơn thì sẽ tăng tỉ trọng của ngành đó, ngành nào có tốc độ phát triển thấp hơn thì điều chỉnh giảm tỉ trọng của ngành đó cho phù hợp tổng thể chung của nền kinh tế. 

chuyen_dich_co_cau_kinh_te_luanvan2sCơ cấu kinh tế & chuyển dịch kinh tế

Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nền kinh tế ngày càng phát triển thì sự phân hóa ngành ngày càng tăng, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Trong giai đoạn chuyển mình thì sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng rõ cho thấy sự phát triển của năng lực sản xuất và phân công lao động xã hội.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phép khai thác tối đa thế thế mạnh tự nhiên-kinh tế-xã hội của từng vùng. Cùng với đó, Chuyển dịch cơ cấu cũng cho phép nhà nước phân phối nguồn lực hợp lý cho từng ngành, từng vùng kinh tế. Tập trung xây dựng, tổng hợp những nguồn lực quốc gia là cơ sở để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Phân loại chuyển dịch cơ cấu kinh tế

  1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành: Là sự vận động chuyển dịch vị trí, tỷ trọng của các ngành kinh tế và mối quan hệ tương hỗ giữa chúng để phù hợp với năng lực sản xuất và phân công lao động xã hội.
  2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng: Là sự chuyển dịch tỷ trọng các ngành kinh tế xét theo từng vùng. Để có thể khai thác tối đa nguồn lực của từng địa phương, cần có những chính sách phân bổ riêng cho từng khu vực dựa trên điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội.
  3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: Là sự chuyển dịch các ngành kinh tế trên phạm vi lãnh thổ một quốc gia. Hình thành các vùng động lực phát triển kinh tế, vùng chuyên canh, vùng trọng điểm kinh tế phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế và nguồn lực của mỗi quốc gia.

 chuyen_dich_co_cau_kinh_te_la_gi_luanvan2s
Phân loại chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

1. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành

Cơ cấu kinh tế Việt Nam được chia thành 3 khu vực:

Khu vực I: Nông-lâm-thủy sản

Khu vực II: Công nghiệp và xây dựng

Khu vực III: Dịch vụ

Những năm gần đây, cơ cấu kinh tế Việt Nam đang có sự chuyển dịch rất mạnh. Vì vậy, đã tạo ra sự thay đổi lớn trong tỷ trọng của các ngành thể hiện rõ ở việc giảm tỷ trọng các ngành ở khu vực I và tăng tỷ trọng các ngành ở khu vực II và III. Ngoài ra còn có sự phân hóa theo từng khu vực, cụ thể ở khu vực I: giảm tỷ trọng các ngành lâm nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi, tăng tỷ trọng ngành khai thác, nuôi trồng thủy-hải sản. Khu vực II có xu hướng giảm tỷ trọng ngành công nghiệp khai thác và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến. Khu vực III có xu hướng tăng mạnh các lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị. Sở dĩ có sự phân hóa mạnh như vậy là do Nhà Nước có chủ trương phát triển kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đẩy mạnh phát triển toàn diện mọi khía cạnh của đất nước.

2. Chuyển dịch cơ cấu theo vùng

Cơ cấu kinh tế theo vùng của Việt Nam hiện nay đang có sự thay đổi. Do Nhà Nước giảm tỷ trọng nhưng vẫn giữ vai trò của nó trong nền kinh tế dẫn đến sự gia tăng tỷ trọng của các thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế nước ngoài đặc biệt tăng mạnh khi Việt Nam gia nhập WTO. 

Ngoài ra còn do những nguyên nhân:

  • Chính sách, chủ trương hội nhập quốc tế của Nhà Nước
  • Do chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
  • Do Nhà Nước đang áp dụng cơ chế thị trường nên sự chuyển dịch cơ cấu theo sự chuyển dịch thị trường cũng là một điều đương nhiên

3. Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ

Việt Nam hiện đang có ba vùng kinh tế trọng điểm là vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm miền Nam. Tùy điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của từng vùng mà có sự phân hóa phát triển khác nhau. Do đó hình thành nên những vùng chuyên canh cây nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, các khu công nghiệp, khu chế xuất. Đặc biệt, theo định hướng chung Nhà Nước, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh hình thành nhiều khu công nghiệp, trung tâm thương mại trên khắp cả nước.

Thành tựu Việt Nam làm được trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế

chuyen_dich_co_cau_kinh_te_o_viet_namCơ cấu kinh tế Việt Nam 2019

Cụm từ phát triển kinh tế đất nước định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa lần đầu tiên được nêu ra ở Đại hội Đảng lần thứ VII và tại Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ( năm 1991). Đến nay sau hơn 30 năm thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước nước ta đã có những thành công nhất định.

Từ một đất nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với hơn 90% dân số làm nông nghiệp đến nay Việt Nam đã và đang xây dựng và hoàn thiện những cơ sở vật chất-kỹ thuật, hạ tầng kinh tế-xã hội, đáp ứng được chủ trương của Nhà Nước đã đề ra. Từng bước xây dựng, phát triển nền kinh tế bền vững, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

GDP các ngành tăng từng năm đặc biệt là sự đóng góp của nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ. Điều này chứng tỏ, nền kinh tế Việt Nam đang đi đúng hướng, nâng cao chất lượng nền kinh tế.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến sự thay đổi cơ cấu lao động để đáp ứng nguồn lực cho nền kinh tế. Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm, tỷ lệ lao động phục vụ cho các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng. Số lượng gia đình thuận nông giảm, thay vào đó là những lao động có tay nghề làm việc cao trong các khu công nghiệp. Và một lượng không nhỏ các lao động tri thức làm việc trong các công ty, làm việc trong các ngành dịch vụ.

Công nghiệp phát triển, các hoạt động xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng trưởng mạnh theo. Đến nay, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Hồng Kông,...

Chính những điều nà biến Việt Nam trở thành một điểm đến hứa hẹn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Với chính sách mở cửa cùng những chính sách khuyến khích đầu tư và thị trường phát triển ổn định, bền vững, nguồn khách hàng tiềm năng lớn, nguồn lao động có kinh nghiệm và kỹ năng cao là những điểm sáng thu hút các nhà đầu tư. 

Luận Văn 2S hiện đang cung cấp dịch vụ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN, VIẾT THUÊ LUẬN VĂN. Nếu bạn đang gặp khó khăn với bài luận của mình, đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Một số khuyến nghị đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đang có nhiều thuận lợi nhưng cũng có nhiều thách thức đặt ra cho sự phát triển kinh tế vĩ mô. Chúng tôi đưa ra những gợi ý như sau:

  • Nâng cao chất lượng cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng chuyên nghiệp và chuyên sâu hơn. Đẩy mạnh chất lượng sản phẩm các ngành công nghiệp chế biến, tăng giá trị sản phẩm nội địa. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp nền tảng làm làm cơ sở, tăng lợi thế cạnh tranh khẳng định vị thế của thị trường Việt Nam trên thế giới. Chú trọng vào công tác bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế bền vững.
  • Tập trung cơ cấu lại, phát triển ngành dịch vụ. Tập trung vào công tác đào tạo nhân lực cho những ngành dịch vụ có hàm lượng tri thức và công nghệ cao. Chú trọng các duy trì bản sắc văn hóa dân tộc, nét riêng của đất nước phát triển du lịch xanh, bền vững. Đây cũng là một phương tiện giúp quảng bá đất nước đến các nước trên thế giới.
  • Đổi mới chính sách pháp luật và nâng cao năng lực thực thi pháp luật đối với các chủ thể pháp nhân nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Ban hành các quy định về bảo vệ tài nguyên-môi trường đảm bảo phát triển kinh tế bền vững cùng cùng với quản lý các vấn đề của quốc gia, ổn định an sinh xã hội.
  • Đốc thúc quá trình xây dựng chương trình quốc gia trong bối cảnh Việt Nam ký kết các hiệp định tự do thương mại. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình hội nhập kinh tế thế giới, phát triển kinh tế bền vững.

Trong quá trình phát triển theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế là điều tất yếu, để từng bước đưa nền kinh tế Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Hy vọng bài viết đã cung cấp những kiến thức bổ ý cho các bạn đọc.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
  • Kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

    Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu sự chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các thành viên khác trong một tổ chức. Mục đích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức/ doanh nghiệp là nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật cũng như các quy định mà tổ chức/ doanh nghiệp đặt ra.
  • Bao thanh toán là gì? Thực trạng bao thanh toán tại Việt Nam hiện nay

    Bao thanh toán có thể hiểu là sự chuyển nhượng các khoản phải thu của người bán hàng từ người bán hàng sang đơn vị bao thanh toán. Đơn vị bao thanh toán sẽ chịu trách nhiệm thu nợ, tránh các rủi ro không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ từ người mua.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Nội dung của thuế TNDN ở Việt Nam

    Thuế được đánh giá là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và là công cụ điều chỉnh vĩ mô của nền kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế điều tiết vào thu nhập chính thức của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước.
  • Du lịch làng nghề là gì? Phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam

    Hiện nay, du lịch làng nghề được xem là một giải pháp hữu hiệu để kích thích phát triển kinh tế xã hội ở làng nghề theo hướng bền vững. Để hiểu rõ khái niệm du lịch làng nghề là gì cũng như các nội dung kiến thức xoay quanh chủ đề này, chúng ta cùng đọc bài viết dưới đây nhé.
  • Nghèo là gì? Thực trạng và giải pháp giảm nghèo bền vững ở Việt Nam

    Đói nghèo là một trong những rào cản làm giảm khả năng phát triển con người con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Xu hướng phát triển của nền kinh tế, tiến bộ khoa học công nghệ và ổn định đời sống mang lại những thành tựu và tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn phải đối mặt với thực trạng nghèo đói.
  • Bán hàng là gì? Cơ sở lý luận về hoạt động bán hàng

    Bán hàng là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Không những vậy, bán hàng còn là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng coi trọng việc bán hàng và nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả bán hàng.

LUẬN VĂN 2S - TRUNG TÂM HỖ TRỢ & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN, LUẬN ÁN

Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Hotline: 0976 632 554

Email: 2sluanvan@gmail.com

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên khách hàng:
Điện thoại:
Email:
Nội dung liên hệ
 
Bản quyền thuộc về Luận văn 2S - Nhóm GV thuộc ĐHQG HCM & ĐHQG HN
DMCA.com Protection Status