logoluanvan2s1
DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN

Chuyên nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tất cả chuyên ngành

Cam kết chất lượng - Đúng tiến độ - Bảo mật thông tin

hotlinevietthueluanvan2s-1

Đầu tư công là gì? Công tác quản lý đầu tư công ở Việt Nam

Đầu tư công có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Đầu tư công được sử dụng như một công cụ vĩ mô đem lại nhiều lợi ích tích cực cho sự thay đổi về kinh tế - xã hội. Để hiểu rõ hơn về khái niệm đầu tư công là gì và công tác quản lý đầu tư công ở Việt Nam hiện nay, chúng ta cùng đọc bài viết sau của Luận Văn 2S nhé.

Khái niệm đầu tư công là gì?

Khái niệm về đầu tư công (Tiếng Anh: Government investment) vẫn còn là một vấn đề gây tranh luận không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới: 

Theo World Bank: Đầu tư công là khoản chi tiêu giúp tăng thêm tích lũy vốn vật chất. Tổng đầu tư công bao gồm đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất do chính phủ trung ương, chính quyền địa phương và các công ty thuộc khu vực công đảm nhận và thực hiện.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD) cho rằng: Đầu tư công được định nghĩa và đo lường khác nhau ở các nước nhưng muốn nói đến đầu tư vào cơ sở hạ tầng vật chất và cơ sở hạ tầng mềm với thời gian sử dụng hữu ích kéo dài trên một năm.

Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cho rằng: Đầu tư công là phần chi tiêu xây dựng cơ bản trong chi tiêu công với đời sống thực tế kéo dài trong tương lai. Do đó, phần lớn đầu tư công là dưới dạng chỉ tiêu vào cơ sở hạ tầng.

Ở Việt Nam, Luật Đầu tư công 2019 quy định: Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước đối với các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế -  xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án nhằm phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Vốn đầu tư công bao gồm vốn từ ngân sách nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu chính phủ và chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA),…

dau_tu_cong_la_gi_luanvan2s
Đầu tư công là gì?

Xem thêm

Mẫu đề tài & đề cương luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế miễn phí

Đặc điểm của đầu tư công

Thứ nhất, đầu tư công phần lớn là các khoản chi tiêu của Nhà nước, cụ thể là của chính phủ. Nhà nước là chủ thể quyết định mức đầu tư công và phân bổ tổng mức đầu tư công cho các công trình, dự án đầu tư công cụ thể.

Thứ hai, đặc điểm quan trọng nhất của đầu tư công là đầu tư công được thực hiện nhằm phục vụ cho các mục tiêu cộng đồng. Những mục tiêu này trong nhiều trường hợp được xác định là trùng với việc cung cấp các hàng hóa/ dịch vụ công. Vấn đề là chính Nhà nước tự xác định đâu là mục tiêu công cộng, đầu là hàng hóa/ dịch vụ công và đâu là hàng hóa/ dịch vụ công mà Nhà nước chịu trách nhiệm cung cấp cho xã hội.

Thứ ba, đầu tư công gắn liền với việc tạo ra các tài sản công. Đặc điểm này giúp phân biệt đầu tư công với các khoản chi thường xuyên của Chính phủ như chi lương, chi các khoản tiêu hao vật chất,…

Thứ tư, đầu tư công được thực hiện trong khuôn khổ một hệ thống các quy định, thủ tục ràng buộc do Nhà nước quy định để đảm bảo tính minh bạch, công khai và khả năng kiểm soát công chúng. Đặc điểm này xuất phát từ thực tế là chủ sở hữu của các dự án công thường khá chung chung, mang tính “ đại diện” chứ không phải là chủ đầu tư thực sự. Vì vậy, trong nhiều trường hợp sẽ phát sinh xung đột giữa chủ đầu tư thực sự với đại diện cho chủ đầu tư. Hệ thống các quy định chặt chẽ, đảm bảo khả năng kiểm soát thì sẽ giảm thiểu tính linh hoạt và khả năng phản ứng.

Vai trò của đầu tư công đối với phát triển kinh tế - xã hội là gì?

Đầu tư công có ý nghĩa xã hội quan trọng trong định hướng phát triển chung của đất nước. Kết cấu hạ tầng là đối tượng chính trong đầu tư công, là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế, có chức năng và nhiệm vụ đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường, thông suốt và liên tục.

Trong nền kinh tế, hàng hóa công là các công trình hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội như: đường xá, cầu cống, trường học,… có vai trò vô cùng quan trọng vì nếu không có hệ thống hạ tầng giao thông thì nền kinh tế không vận hành được, và không có hệ thống công trình trường học, bệnh viện thì yêu cầu phát triển xã hội cũng không được đáp ứng.

Hoạt động đầu tư công của nhà nước nhằm mục đích cung cấp những hàng hóa công nên vai trò của hoạt động này đối với phát triển kinh tế - xã hội là vô cùng lớn. Tác động của việc sản xuất hàng hóa công thể hiện ở chỗ những lợi ích mà nó đem lại cho toàn bộ nền kinh tế - xã hội.

vai_tro_cua_dau_tu_cong_luanvan2s
Vai trò của đầu tư công đối với phát triển kinh tế - xã hội là gì?

Các nhân tố tác động đến đầu tư công là gì?

Năng lực của cơ quan nhà nước: Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến kết quả đạt được của dự án. Để dự án đạt được kết quả mong muốn, các cơ quan thực hiện đầu tưu công và quản lý đầu tư công cần đảm bảo nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng. Đảm bảo những người phụ trách chính trong dự án cần có đủ trình độ, năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu của dự án.

Kinh phí: Đối với hoạt động đầu tư công thường là các hoạt động đầu tưu xây dựng cơ bản quy mô lớn nên vấn đề kinh phí lại càng được quan tâm hơn. Nguồn kinh phí cho đầu tư công thường là từ ngân sách nhà nước nên việc đảm bảo đủ kinh phí cho hoạt động đầu tư công diễn ra đúng tiến độ là điều vô cùng quan trọng.

Thủ tục hành chính và các quy định pháp luật: Về nguyên tắc, các thủ tục hành chính cần tạo ra trình tự ổn định và lành mạnh cho hoạt động quản lý tối ưu, tạo điều kiện cho việc thực hiện dự án được diễn ra thuận lợi. Các quy định pháp luật cần rõ ràng, minh bạch, có cách hiểu thống nhất đảm bảo định hướng hoạt động của dự án công đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Bối cảnh thực tế: Các yếu tố về kinh tế - xã hội, chính trị, tiến bộ khoa học - công nghệ có ảnh hưởng đến hoạt động, kết quả mà dự án đầu tư công đạt được. Những biến động này đôi khi phải dẫn đến việc điều chỉnh dự án hoặc ngừng thực hiện do không còn phù hợp.

Công luận và thái độ của các nhóm liên quan: Sự ủng hộ hay phản đối của công luận có tác động không nhỏ đến việc thực hiện dự án. Các dự án công bị người dân phản đối, ngăn chặn từ khâu giải phóng mặt bằng sẽ gặp nhiều khó khăn về sau.

Quản lý đầu tư công là gì?

Hoạt động đầu tư công bao gồm toàn bộ quá trình từ lập kế hoạch, chương trình dự án đầu tư công, phê duyệt kế hoạch, chương trình dự án đầu tư công cho đến việc triển khai thực hiện đầu tư, và quản lý khai thác sử dụng các dự án đầu tư công và đánh giá sau đầu tư công. Chính vì vậy, quản lý đầu tư công có thể được hiểu là là sự tác động có tổ chức, có định hướng một cách sát sao, liên tục của nhà nước vào quá trình đầu tư công thông qua một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế xã hội và tổ chức kỹ thuật cùng với một số các biện pháp khác nhằm mục đích cuối cùng là đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất trong điều kiện cụ thể.

Trên thực tế, hoạt động quản lý đầu tư công đóng một vai trò quan trọng góp phần thực hiện một số mục tiêu xã hội trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của vùng, của địa phương và của ngành. Thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia, đã có nhiều những vấn đề liên quan đến môi trường, văn hóa, xã hội được giải quyết; mục tiêu phát triển và phát triển bền vững được đảm bảo. Về cơ bản trong thời gian qua, các khoản chi đầu tư công đã mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là các chương trình mục tiêu quốc gia dành cho các vùng kinh tế khó khăn của nước ta, kể đến như: Chương trình 135, chương trình mục tiêu quốc gia về cải thiện vệ sinh môi trường, về nước sạch… hay những chương trình đầu tư về hạ tầng trường học, bệnh viện, hạ tầng giao thông, kiên cố hóa kênh mương, hỗ trợ sản xuất cho các hộ nghèo, chương trình trồng rừng, chương trình sức khỏe cộng đồng… Hoạt động đầu tư công còn góp phần điều tiết nền kinh tế, thông qua việc tác động trực tiếp đến tổng cầu của nền kinh tế.

Từ kết quả thực tiễn cho thấy, hoạt động đầu tư mở rộng thông qua tăng chi ngân sách, tín dụng đầu tư phát triển nhà nước, tín dụng đối với các đối tượng chính sách và hiệu quả đầu tư xã hội và đầu tư công chưa cao, kéo theo đó là sự gia tăng chi phí sản xuất, tăng trưởng tín dụng và kim ngạch xuất khẩu… Điều này dẫn đến việc gia tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Chính vì thế, nâng cao hiệu quả đầu tư công được xem là một trong những vấn đề cấp thiết cần phải thực hiện để đảm bảo cho các cân đối kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức cao và bền vững; Song song với đó là nâng cao hiệu quả đầu tư toàn xã hội thông qua việc khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, tăng đầu tư tư nhân, giảm đầu tư công, sửa đổi các cơ chế liên quan đến đầu tư nhất là đầu tư công phù hợp với cơ chế thị trường.

quan_ly_dau_tu_cong_la_gi_luanvan2s
Quản lý đầu tư công là gì?

Nguyên tắc quản lý đầu tư công

Quản lý đầu tư công bao gồm 06 nguyên tắc, cụ thể như sau:

Thứ nhất, thực hiện theo các dự án, các chương trình đầu tư con phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển và kế hoạch đầu tư đã được duyệt.

Dựa trên nguồn lực của nhà nước, mục tiêu cuối cùng của công tác quản lý đầu tư công là tạo lập năng lực sản xuất và năng lực phục vụ của nền kinh tế xã hội. Chính vì thế, quản lý đầu tư công bắt buộc phải phù hợp với chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế xã hội  dựa trên nguồn lực của nhà nước. 

Về mặt bản chất, việc thực hiện các dự án đầu tư công chính là việc cụ thể hóa, thực hiện quá các chiến lược, các kế hoạch đầu tư đã được phê duyệt. Ngoài ra, nguồn vốn đầu tư công còn có ý nghĩa dẫn dắt, định hướng các nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, của vùng, của địa phương và của ngành.

Thứ hai, việc thực hiện đầu tư công phải đúng mục tiêu, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, có hiệu quả và tiết kiệm nguồn vốn.

Nguyên tắc này là một trong những nguyên tắc rất quan trọng bởi các chương trình, dự án đầu tư công thường được triển khai nhằm đáp ứng nhiều mục tiêu, bao gồm cả mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội… Thế nhưng để có thể đồng thời thực hiện tốt nhiều mục tiêu khác nhau thì cần phải đảm bảo hiệu quả kinh tế. Do đó, các yêu cầu về tiến độ, chất lượng cần phải xem xét, đánh giá một cách nghiêm túc sao cho tiết kiệm và hiệu quả. Bên cạnh đó, trước khi quyết định triển khai thực hiện các chương trình, dự án đầu tư công, nhất thiết phải đảm bảo cân đối giữa vốn với quy mô, và tiến độ tài trợ phù hợp với năng lực của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trên cơ sở đã cân nhắc, đánh giá các nhân tố ưu tiên.

Thứ ba, quản lý đầu tư công cần đảm bảo tính minh bạch, công khai.

Trong bối cảnh quá trình chuyển đổi nền kinh tế diễn ra ngày càng sâu sắc thì yêu cầu về tính minh bạch, công khai sẽ càng cao. Trong hoạt động đầu tư công, minh bạch, công khai sẽ góp phần tăng tính cạnh tranh, tính cân bằng trong huy động và phân bổ nguồn lực của nhà nước. Hơn nữa, công khai và minh bạch là điều kiện tiên quyết để giám sát hoạt động đầu tư công được chặt chẽ và hiệu quả hơn. Công khai, minh bạch cũng là điều kiện để hạn chế sự thất thoát và lãng phí trong đầu tư và xây dựng từ nguồn vốn ngân sách.

Thứ tư, quản lý đầu tư công phải được thực hiện dựa trên cơ sở thống nhất quản lý nhà nước với sự phân cấp quản lý phù hợp.

Đầu tư công cần được quản lý thông nhất nhằm tạo ra các kết quả đầu tư với hệ thống năng lực phục vụ được cải thiện, nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu phát triển chung của nền kinh tế, tránh dàn trải và lãng phí nguồn lực. Thông qua quy hoạch và kế hoạch phân bổ nguồn lực, nhà nước có thể quản lý thống nhất hoạt động đầu tư công. Thế nhưng để phát huy tối đa năng lực và sự chủ động của các ngành, các địa phương thì cần phải phân cấp trong đầu tư công. Cùng với đó, việc phân cấp đầu tư công cần phải dựa trên cơ sở năng lực và điều kiện cụ thể của từng ngành và từng địa phương. Việc phân cấp đầu tư công cho các địa phương chỉ nên giới hạn trong điều kiện năng lực ngân sách địa phương. Còn các chương trình, dự án đầu tư công được tài trợ từ ngân sách nhà nước cần phải được sự thông qua bởi cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư của trung ương, dựa theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công và ngân sách nhà nước.

Thứ năm, trong hoạt động quản lý đầu tư công, cần phải phân định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan.

Nguyên tắc này là một nguyên tắc bắt buộc để hoạt động đầu tư công trở nên hiệu quả hơn. Bởi về mặt bản chất, nguồn lực đầu tư công là nguồn lực thuộc sở hữu của toàn dân, do đó sự phân định rõ ràng về quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia đầu tư công có ý nghĩa rất quan trọng, làm gia tăng trách nhiệm giải trình và đảm bảo sự giám sát của
toàn xã hội đối với kết quả và hiệu quả chương trình, dự án đầu tư công.

Thứ sáu, đa dạng hóa đầu tư công

Nguồn lực đầu tư chủ yếu của các chương trình, dự án đầu tư công là của nhà nước, tuy nhiên, nhà nước có thể có những chính sách tạo điều kiện, khuyến khích các cá nhân, các tổ chức đầu tư hoặc góp vốn vào các dự án đầu tư công. Đổi lại, các nhà đầu tư sẽ nhận nhận lại quyền kinh doanh, khai thác thu lợi các dự án đầu tư có điều kiện.

Quy trình quản lý đầu tư công

Nội dung quản lý đầu tư công được hiểu là quy định một số nội dung về trình tư, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan trong quản lý đầu tư đối với các dự án đầu tư công. Ủy ban nhân dân các cấp sẽ thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư và xây dựng đối với các dự án phù hợp với quy định về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quản lý đầu tư và xây dựng của Trung ương, của địa phương.

Dự án đầu tư phải được quản lý theo quy hoạch, cần đối chung về kế hoạch đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

Bước 1: Hoạch định đầu tư công

Đây là một phần trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện dự kiến sắp xếp, bố trí, cân đối các nguồn lực và giải pháp phát triển cũng như việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu, dự án trong các lĩnh vực đầu tư công

Theo quy định, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn các cấp chịu trách nhiệm chung về hoạch định đầu tư công trong đó có đầu tư công từ Ngân sách nhà nước.

Ủy ban nhân dân có thẩm quyền ra quyết định đầu tư, ủy quyền quyết định đầu tư, giao nhiệm vụ đầu tư và hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc các chủ đầu tư thuộc phạm vi quản lý  thực hiện đồng thời chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trong quyền hạn được giao, chịu trách nhiệm trước pháp luật

Bước 2: Tổ chức thực hiện dự án đầu tư công

Quản lý đấu thầu: Việc triển khai công tác đấu thầu thực hiện đúng các quy định của các luật định liên quan như Luật đấu thầu, Luật xây dựng,…Dự án đầu tư hoặc gói thầu của dự án bằng vốn ngân sách nhà nước chỉ được tổ chức đấu thầu triển khai thực hiện khi kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và được bố trí kế hoạch vốn thực hiện dự án.

Triển khai thi công, thực hiện dự án đầu tư: Căn cứ vào quyết định phê duyệt dự án đầu tư công, chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo đúng trình tự và quy định của pháp luật.

Quản lý thi công xây dựng công trình: bao gồm các công tác như: quản lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ, quản lý khối lượng thi công, quản lý an toàn lao động,…

Nghiệm thu, bàn giao, đưa vào sử dụng: Các dự án trước khi đưa vào khai thác sử dụng cần được nghiệm thu, bàn giao theo quy định của pháp luật. Đối với các dự án đầu tư có xây dựng công trình, thực hiện quản lý chất lượng và nghiệm thu phải đảm bảo tuân thủ quy định của Luật xây dựng, các nghị định của Chính phủ và hướng dẫn thực hiện của các cơ quan liên quan có thẩm quyền.

Thanh quyết toán đầu tư: Các dự án đầu tư dùng vốn nhà nước phải thực hiện quản lý chi phí và quyết toán vốn đầu tư dự án đã hoàn thành theo quy định của Chính phủ và quy định của Bộ tài chính về hướng dẫn quản lý vốn đầu tư nguồn vốn ngân sách.

Bước 3: Giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư công

Giám sát, đánh giá đầu tư công là hoạt động theo dõi, kiểm tra và đánh giá mức độ đạt được của quá trình đầu tư so với yêu cầu và mục tiêu đề ra ban đầu. Việc giám sát, đánh giá đầu tư được thực hiện bởi các cơ quan có chuyên môn, bởi cộng đồng.

Bước 4: Thanh tra, kiểm tra thực hiện đầu tư công

Các hoạt động đầu tư công chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng nhà nước theo từng lĩnh vực quản lý như Thanh tra chuyên ngành, kiểm toán nhà nước,…

Trên đây, Luận Văn 2S đã cùng bạn tìm hiểu khái niệm đầu tư công là gì, quản lý đầu tư công là gì, nguyên tắc, quy trình và thực trạng quản lý đầu tư công ở Việt Nam, chúng tôi hy vọng những chia sẻ trong bài viết này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích. Ngoài ra, nếu như bạn cần sự hỗ trợ cho bài luận văn về đầu tư công, quản lý đầu tư công của mình, tham khảo dịch vụ viết luận văn thạc sĩ thuê của chúng tôi tại: https://luanvan2s.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid7.html

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
  • [FREE] Mẫu Bài Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Văn Hóa PDF, 2024

    Tư tưởng Hồ chí Minh về văn hóa là một phần quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là hệ thống quan điểm, lý luận sáng tạo, độc đáo, thể hiện tầm nhìn chiến lược, khẳng định vị trí, vai trò to lớn của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
  • 05 Mẫu Nhật Ký Thực Tập Ngân Hàng Chuẩn, Chi Tiết 2024

    Đối với các bạn sinh viên lần đầu thực hiện viết báo cáo thực tập, việc viết và trình bày nhật ký thực tập sao cho khoa học, logic hẳn không phải điều đơn giản.
  • List Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Công Nghệ Thông Tin 2024, Tải Miễn Phí

    Bạn cũng là sinh viên đang theo học ngành công nghệ thông tin? Bạn đang tìm kiếm mẫu bài báo cáo thực tập công nghệ thông tin để tham khảo, vận dụng viết báo cáo thực tập của mình.
  • Mẫu Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Logistics Đạt Điểm Cao 2024

     Viết báo cáo thực tập là một trong những công việc mà sinh viên cần phải hoàn thành sau kỳ thực tập ở đơn vị thực tập. Logistics là ngành học có tính thực tiễn cao, chính vì thế, trải nghiệm thực tiễn tại cơ sở thực tập là một nội dung quan trọng của sinh viên theo học chương trình này. 
  • Mẫu Nhật Ký Thực Tập Lễ Tân Khách Sạn Chi Tiết 2024

    Ngành quản trị nhà hàng là ngành học có tính thực tiễn, việc được tiếp xúc và trải nghiệm thực tế có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên theo học chuyên ngành này và thực tập lễ tân khách sạn là vị trí được nhiều sinh viên lựa chọn.
  • Kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

    Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu sự chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các thành viên khác trong một tổ chức. Mục đích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức/ doanh nghiệp là nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật cũng như các quy định mà tổ chức/ doanh nghiệp đặt ra.

LUẬN VĂN 2S - TRUNG TÂM HỖ TRỢ & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN, LUẬN ÁN

Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Hotline: 0976 632 554

Email: 2sluanvan@gmail.com

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên khách hàng:
Điện thoại:
Email:
Nội dung liên hệ
 
Bản quyền thuộc về Luận văn 2S - Nhóm GV thuộc ĐHQG HCM & ĐHQG HN
DMCA.com Protection Status