Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được phân thành 2 loại: Vốn nợ và vốn chủ sở hữu. Hai thuật ngữ này đặc biệt là đặc biệt là vốn chủ sở hữu xuất hiện thường xuyên đối với các bạn học chuyên ngành kinh tế tài chính. Tuy nhiên, nhiều bạn vẫn còn chưa hiểu rõ bản chất của vốn chủ sở hữu là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn.
Vốn chủ sở hữu (Tiếng Anh: Owner’s Equity) thực chất là quyền của chủ sở hữu (chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc của các cổ đông công ty) đối với tài sản của doanh nghiệp. Nó bào gồm tất cả những gì còn sau khi khấu trừ đi tất cả các khoản nợ phải trả khỏi tài sản.
Nói một cách dễ hiểu, vốn chủ sở hữu được định nghĩa là số tiền mà chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp trừ đi số tiền mà chủ sở hữu doanh nghiệp đi vay. Ví dụ: Nếu một dự án bất động sản được định giá 500.000 đô la và số tiền vay đến hạn là 400.000 đô la, thì số vốn chủ sở hữu trong trường hợp này là 100.000 đô la.
Vốn chủ sở hữu là gì?
Vốn chủ sở hữu là một trong những nguồn tài trợ thường xuyên cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc phá sản, tài sản của đơn vị sẽ được dùng để trả nợ, phần còn lại sẽ được chia cho các chủ sở hữu theo tỷ lệ vốn góp của họ.
Có thể bạn quan tâm:
→ Lý luận chung về kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu
Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì nguồn vốn chủ sở hữu được hình thành từ các nguồn khác nhau. Dưới đây là một số nguồn chủ yếu:
Chúng ta thường thấy sự có mặt của vốn chủ sở hữu thể hiện trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dưới những dạng sau:
Vốn đầu tư (vốn góp) của chủ sở hữu gồm:
Mỗi năm, sau khi đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, nếu công việc kinh doanh thuận lợi tạo lợi nhuận. Thì khoản lợi nhuận này sẽ được bổ sung vào vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp theo hai nguồn sau:
Ta có thể thấy rõ vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận chưa phân phối là hai nguồn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu của vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu còn đến từ khoảng chênh lệch do việc đánh giá lại những tài sản hiện có của doanh nghiệp. Bao gồm:
Ngoài những nguồn nối trên, các doanh nghiệp còn có thể huy động vốn chủ sở hữu từ những nguồn khác như: Mua lại cổ phiếu quỹ, tặng, tài trợ, biếu...
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của tập đoàn TGDD
Luận Văn 2S hiện đang cung cấp dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ, luận văn cử nhân đại học tất cả các chuyên ngành áp dụng đối với 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Để biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ viết thuê luận văn, truy cập tại: https://luanvan2s.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid7.html
Vốn chủ sở hữu được tính dựa trên công thức sau:
Vốn chủ sở hữu = Tài sản - Nợ phải trả
Ví dụ về cách tính vốn chủ sở hữu:
Giả sử rằng Jake sở hữu và điều hành một nhà máy lắp ráp máy tính ở Hawaii và anh ta muốn biết vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán của Jake cho năm trước cho thấy mặt bằng nhà kho được định giá 1 triệu đô la, thiết bị nhà máy được định giá 1 triệu đô la, hàng tồn kho được định giá 800.000 đô la và doanh nghiệp có khoản phải thu là 400.000 đô la. Bảng cân đối kế toán cũng chỉ ra rằng Jake nợ ngân hàng 500.000 đô la, các chủ nợ 800.000 đô la và tiền lương và tiền công ở mức 800.000 đô la.
Ta có, vốn chủ sở hữu có thể được tính như sau:
Vốn chủ sở hữu = Tài sản - Nợ phải trả
Ta có:
Tài sản = 1.000.000 USD + 1.000.000 USD + 800.000 USD + 400.000 USD = 3,2 triệu USD
Nợ phải trả = 500.000 USD + 800.000 USD + 800.000 USD = 2,1 triệu USD
Vốn chủ sở hữu = 3,2 triệu đô la - 2,1 triệu đô la = 1,1 triệu đô la
Do đó, Vốn chủ sở hữu của công ty là 1,1 triệu đô la.
Theo thông tư 133 của Bộ tài chính quy định những trường hợp doanh nghiệp được hạch toán vốn chủ sở hữu tăng giảm như sau:
Vốn chủ sở hữu tăng khi:
Vốn chủ sở hữu giảm khi:
Vốn chủ sở hữu giảm có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu giảm khiến cho doanh nghiệp không thể quay vòng vốn để tái đầu tư sản xuất hoặc mở rộng thị trường. Và để mở rộng sản xuất doanh nghiệp buộc phải vay nợ, điều này làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp trong điều kiện công ty thiếu hụt vốn.
Bên cạnh đó, nguồn vốn chủ sở hữu giảm nói lên được lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang giảm. Điều này là dấu hiệu cảnh báo cho doanh nghiệp xem xét, đánh giá lại tình hình hoạt động kinh doanh sản xuất của mình.
Đã có rất nhiều bạn nhầm lẫn giữa hai khái niệm vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ. Dưới đây sẽ tập trung phân tích sự khác nhau giữa hai khái niệm này.
Vốn điều lệ là số vốn mà các thành viên thành lập công ty, cổ đông đóng góp hoặc cam kết đóng góp trong một khoảng thời gian nhất định để thành lập công ty, và số vốn này được quy định trong điều lệ công ty. Các khoản góp có thể là: Vàng, tiền, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kinh doanh,...
Vốn điều lệ chính là cơ sở để phân chia lợi nhuận và trách nhiệm khi doanh nghiệp phá sản của mỗi thành viên tham gia góp vốn.
Vốn điều lệ chỉ là con số trên giấy tờ mang tính chất đăng ký. Trong trường hợp các cổ đông không đóng góp đủ số vốn như đã cam kết, nếu doanh nghiệp giải thể các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm dựa trên tỷ lệ số vốn đã đóng góp.
Từ đó, ta có bảng so sánh sau:
Sự khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là gì?
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích xoay quanh khái niệm vốn chủ sở hữu là gì. Từ đó áp dụng một cách hiệu quả vào việc học tập của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com