logoluanvan2s1
DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN

Chuyên nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tất cả chuyên ngành

Cam kết chất lượng - Đúng tiến độ - Bảo mật thông tin

hotlinevietthueluanvan2s-1

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Lý thuyết về xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố cốt lõi mà bất kỳ doanh nghiệp nào, dù hoạt động trong lĩnh vực nào cũng cần phải xây dựng cho tổ chức của mình. Văn hóa doanh nghiệp có thể ví như là một dấu vân tay của doanh nghiệp, có tính duy nhất và khác biệt. Một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ sẽ giúp phân biệt rõ ràng một doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh. Mọi thứ khác trong doanh nghiệp như sản phẩm, chiến lược, tiếp thị, thậm chí là đổi mới đều có thể bị sao chép. Tuy nhiên, với văn hóa doanh nghiệp thì khác, nó rất khó có thể bị sao chép bởi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Vậy văn hóa doanh nghiệp là gì? Vai trò và các bước tiến hành xây dựng văn hóa doanh nghiệp như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

Khái niệm về văn hóa

Văn hóa là một yếu tố có lịch sử lâu đời nhất, có thể nói văn hóa đã tồn tại trong đời sống của tất cả chúng ta từ khi chúng ta chưa nhận thức được về văn hóa. Mặc dù từ “văn hóa” sớm đã xuất hiện trong đời sống ngôn ngữ ở cả phương Đông và phương Tây, thế những phải đến thế kỷ XVIII, nó mới được đưa vào khoa học, sử dụng như một thuật ngữ. 

Nói một cách dễ hiểu, văn hóa là toàn bộ các hoạt động mang tính chất tinh thần, các quy tắc cư xử, ngôn ngữ, tôn giáo, nghi lễ, các hình thức nghệ thuật các chuẩn mực hành vi, chẳng hạn như luật pháp, đạo đức, các hệ thống niềm tin hay đơn giản hơn chính là lối sống mang nét đặc trưng riêng do con người sáng tạo và tích lũy thông qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.

Bài viết cùng chuyên mục:

→ Gợi ý list đề tài luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh mới nhất 2021

Khái niệm văn hóa doanh nghiệp

van_hoa_doanh_nghiep_la_gi_luanvan2s
Khái niệm văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp (Corporate Culture) được coi là một dạng văn hoá tổ chức (Organizational Culture). Nhận thức về văn hóa doanh nghiệp trong các doanh nghiệp và các tổ chức khác như các trường đại học đã xuất hiện vào những năm 1960. Thuật ngữ văn hóa doanh nghiệp phát triển vào đầu những năm 1980 và được biết đến rộng rãi vào những năm 1990. Có rất nhiều định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp được đưa ra dựa trên góc nhìn của mỗi tác giả, mỗi tổ chức. 

Đơn giản nhất, ta có thể định nghĩa văn hóa doanh nghiệp là các giá trị, đạo đức, tầm nhìn, hành vi và môi trường làm việc của doanh nghiệp được vận dụng vào các hoạt động của doanh nghiệp nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho kinh doanh và hướng tới hiệu quả kinh tế tối ưu cho doanh nghiệp. Đó là điều làm nên sự độc đáo của mỗi doanh nghiệp và nó tác động đến mọi thứ, từ hình ảnh công chúng đến sự gắn bó và giữ chân nhân viên. Nếu nhân viên chia sẻ đạo đức, tầm nhìn và các yếu tố văn hóa khác của doanh nghiệp, điều đó có thể ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp tốt thường có tinh thần làm việc cao và đội ngũ nhân viên làm việc năng suất, hiệu quả.

Bạn đang gặp khó khăn để hoàn thành bài luận về văn hóa doanh nghiệp? Không còn lo lắng nữa với dịch vụ viết thuê luận văn của Luận Văn 2S. Chúng tôi sở hữu hơn 500 chuyên viên học thuật có kinh nghiệm với trình độ chuyên môn cao sẽ giúp bạn hoàn thành xuất sắc bài luận của mình. Chi tiết dịch vụ viết thuê luận văn, luận văn thạc sĩ, truy cập: https://luanvan2s.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid7.html

Phân loại văn hóa doanh nghiệp

Trên thế giới, có rất nhiều cách phân loại văn hóa doanh nghiệp được đưa ra. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách phân loại văn hóa doanh nghiệp phổ biến, được sử dụng nhiều nhất được đưa ra bởi Charles Handy. Theo mô hình của Charles Handy, có bốn loại văn hóa mà các doanh nghiệp/ tổ chức tuân theo, cụ thể:

phan_loai_van_hoa_doanh_nghiep_luanvan2s4 Loại văn hóa doanh nghiệp

#1 Văn hóa dựa trên quyền lực (Power culture)

Văn hóa dựa trên quyền lực hay còn được gọi là văn hóa quyền lực tập trung đề cập đến các doanh nghiệp có đặc điểm là quyền lực chỉ nằm trong tay một số ít người và chỉ họ mới được quyền quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp. Họ là những người được hưởng những ưu đãi đặc biệt tại nơi làm việc. Họ là những người quan trọng nhất tại doanh nghiệp và là những người ra quyết định chính. Những cá nhân này tiếp tục giao trách nhiệm cho các nhân viên khác. Trong một nền văn hóa như vậy, cấp dưới không có lựa chọn nào khác ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ dẫn của cấp trên. Nhân viên không có quyền tự do bày tỏ quan điểm hoặc chia sẻ ý kiến ​​của họ và phải làm theo những gì cấp trên của họ nói. 

Trong văn hóa dựa trên quyền lực, mối quan hệ được xây dựng và phát triển chủ yếu dựa vào mối quan hệ cá nhân, sự đồng cảm và đặc biệt là sự tin cậy. Hầu như không có các thủ tục hành chính và có rất ít các quy tắc. Doanh nghiệp được kiểm soát trực tiếp từ vị trí quyền lực và thông qua những đại diện được ủy quyền tối cao.

Điểm mạnh và điểm yếu của văn hóa dựa trên quyền lực:

Ưu điểm của các doanh nghiệp phát triển văn hóa quyền lực tập trung là năng động, mạnh mẽ và khả năng phản ứng nhanh và linh hoạt  với các yêu cầu bên ngoài. Bên cạnh đó, điểm hạn chế của nó là các doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng và sự phán đoán của những người ở các vị trí quyền lực trung tâm - nếu năng lực của họ yếu kém thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn để tồn tại, phát triển. Hơn nữa, văn hóa dựa trên quyền lực rất khó phát triển ở quy mô lớn.

#2 Văn hóa chú trọng vai trò (Role culture)

Văn hóa vai trò là văn hóa mà mọi nhân viên được giao các vai trò và trách nhiệm tùy theo chuyên môn, trình độ học vấn và sở thích để tận dụng những gì tốt nhất từ bản thân người nhân viên đó. Trong văn hóa dựa trên vai trò, nhân viên quyết định những gì họ có thể làm tốt nhất và sẵn sàng chấp nhận thử thách. Mọi cá nhân đều phải chịu trách nhiệm về việc này hay việc kia và phải có quyền sở hữu đối với công việc được giao cho mình. 

Môi trường tổ chức của văn hóa chú trọng vai trò được đặc trưng bởi những quy tắc, thủ tục và mô tả công việc chính thức. Kết quả thực hiện công việc của mỗi nhân viên được coi là thước đo cho các quyết định thưởng - phạt của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Quyền hạn trong chừng mực nhất định, năng lực chuyên môn là những yếu tố chủ yếu cho việc thực thi nghĩa vụ.

Điểm mạnh và điểm yếu của văn hóa chú trọng vai trò:

Điểm mạnh của của loại văn hóa này là mang lại hiệu quả về chi phí và sự ổn định trong hoạt động. Tuy nhiên, bên cạnh các điểm mạnh, văn hóa chú trọng vai trò vẫn còn tồn tại các điểm yếu là cứng nhắc, trì trệ, chậm phản ứng trước những thay đổi.

#3 Văn hóa chú trọng nhiệm vụ (Task culture)

Văn hóa chú trọng nhiệm vụ là hình thức văn hóa doanh nghiệp mà tại đó quyền lực được phân tán và chủ yếu bởi quyết định năng lực chuyên môn chứ không bởi vị trí quan trọng

trong doanh nghiệp. Loại văn hoá này thường xuất hiện khi doanh nghiệp tập trung tất cả những nỗ lực vào những công việc hay dự án cụ thể.

Trong văn hóa nhiệm vụ, công việc tổ chức trú trọng vào việc tập hợp con người và nguồn lực thích hợp để đảm nhận công việc, mọi người tập trung chủ yếu vào việc hoàn thành các công việc được giao.

Điểm mạnh và điểm yếu của văn hóa chú trọng nhiệm vụ:

Về điểm mạnh, văn hóa chú trọng nhiệm vụ là đề cao năng lực, tính chủ động, linh hoạt, thích ứng tốt. Loại văn hóa này đặc biệt thích hợp khi hoạt động trong môi trường có sự cạnh tranh cao, chu kỳ sản phẩm, công việc hay dự án ngắn, đòi hỏi sáng tạo. Về hạn chế, loại hình văn hóa này khó có thể đạt hiệu quả trong quản lý, khó phát triển sâu về chuyên môn, lệ thuộc vào năng lực và trình độ cá nhân bởi đặc điểm ngang hàng của các vị trí.

#4 Văn hóa chú trọng con người (Person culture)

Sự xuất hiện của văn hóa chú trọng con người là khi một nhóm người quyết định không hoạt động riêng lẻ nữa và tự tổ chức thành một tập thể để đạt lợi ích cao nhất. Trong loại hình văn hóa này, mỗi người trong doanh nghiệp sẽ tự quyết định về công việc của mình với những cách thức, cơ chế và quy tắc riêng. Mỗi người trong số họ có toàn quyền quyết định đối với công việc của mình, cùng chia sẻ các tác động, quyền lực (nếu có) chủ yếu xuất phát từ năng lực cá nhân của họ.

Điểm mạnh và điểm yếu của văn hóa chú trọng con người:

Điểm mạnh của văn hóa chú trọng con người là mỗi cá nhân trong doanh nghiệp có tính tự chủ và tự quyết rất cao. Điểm hạn chế là khả năng hợp tác lỏng lẻo, không hiệu quả về quản lý và khai thác nguồn lực. Trên thực tế, có rất ít doanh nghiệp lựa chọn loại văn hóa này.

Đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp là gì?

Nếu ví doanh nghiệp như một cá nhân, văn hóa doanh nghiệp sẽ được xem là tính cách của doanh nghiệp. Cụ thể, mỗi doanh nghiệp sẽ có một văn hóa khác nhau, điều này giúp cho doanh nghiệp trở nên khác biệt và là dấu hiệu nhận biết của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh dù cho doanh nghiệp cùng lĩnh vực, cùng cung cấp các sản phẩm tương tự. Văn hóa doanh nghiệp có 03 đặc điểm chính:

Thứ nhất: Văn hóa doanh nghiệp mang tính nhân sinh. 

Thứ hai, văn hóa doanh nghiệp có tính giá trị

Và cuối cùng, văn hóa doanh nghiệp có tính ổn định.

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp là gì?

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ sẽ giúp các doanh nghiệp lôi kéo được những ứng viên ưu tú và giữ chân những nhân tài hàng đầu. Không chỉ vậy, văn hóa doanh nghiệp đã được chứng minh là có thể cải thiện mức độ gắn kết, năng suất và hiệu suất của nhân viên. Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về từng vai trò của văn hóa doanh nghiệp:

  • Điều phối và kiểm soát hành vi của các thành viên
  • Là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
  • Tạo động lực làm việc và sự gắn bó lâu dài với doanh nghiệp
  • Góp phần tạo nên sự ổn định của doanh nghiệp
  • Tạo nên bản sắc riêng cho doanh nghiệp
  • Ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến lược và cùng đồng hành phát triển theo doanh nghiệp
  • Tạo nên sự cam kết chung, vì mục tiêu và giá trị của bản thân doanh 
  • Tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển

vai_tro_cua_van_hoa_doanh_nghiep_la_gi_luanvan2s
Vai trò của văn hóa doanh nghiệp là gì?

Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một quá trình tổng thể bao gồm nhiều bước liên quan, dưới đây là 11 bước doanh nghiệp phải tiến hành để xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Cụ thể:

Bước 1: Điều đầu tiên mà doanh nghiệp nào cũng cần phải làm trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp là hiểu rõ môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường chiến lược của doanh nghiệp trong tương lai và xác định trong các yếu tố này, yếu tố nào có khả năng làm thay đổi các chiến lược trong tương lai. Do đó, ở bước này doanh nghiệp sẽ phải đi tìm hiểu và xem xét môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường chiến lược.

Bước 2: Sau khi đã xác định được môi trường và các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường chiến lược. Doanh nghiệp cần xác định đâu là giá trị cốt lõi làm cơ sở cho thành công của doanh nghiệp mình. Lưu ý rằng, các giá trị cốt lõi là trái tim, là linh hồn của doanh nghiệp. Do đó, nó phải là các giá trị không phai nhòa theo thời gian.

Bước 3: Xây dựng tầm nhìn mà doanh nghiệp sẽ vươn tới. Tầm nhìn ở đây đề cập đến tất cả định hướng để xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong tương lai.

Bước 4: Đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hoá nào cần thay đổi.

Bước 5: Sau khi đã đánh giá văn hóa hiện tại của doanh nghiệp cũng như các yếu tố cần thay đổi. Việc tiếp theo doanh nghiệp cần xác định là cách thức làm thế nào để thu hẹp khoảng cách giữa những giá trị văn hóa hiện có và những giá trị mà doanh nghiệp mong muốn hướng đến trong tương lai.

Bước 6: Để quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp được thực hiện một cách hiệu quả. Doanh nghiệp phải xác định vai trò của lãnh đạo trong việc dẫn dắt thay đổi văn hóa doanh nghiệp.

Bước 7: Xây dựng kế hoạch hành động cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Kế hoạch phải bao gồm đầy đủ các mục tiêu, hoạt động, thời gian, điểm mốc và trách nhiệm cụ thể đối với từng người, từng bộ phận trong doanh nghiệp

Bước 8: Phổ biến nhu cầu thay đổi, kế hoạch hành động và động viên tinh thần, tạo động lực cho sự thay đổi.

Bước 9: Sau khi thực hiện bước 8, doanh nghiệp cần nhận biết các nguyên nhân từ chối thay đổi cũng như các trở ngại và nhanh chóng xây dựng các chiến lược để đối phó.

Bước 10: Thể chế hóa, mô hình hóa và củng cố sự thay đổi văn hóa.

Bước 11: Tiếp tục đánh giá văn hóa doanh nghiệp và thiết lập các chuẩn mực mới về không ngừng học tập và thay đổi.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức có liên quan đến khái niệm “văn hóa doanh nghiệp là gì” cũng như cơ sở lý luận chung về xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Hy vọng rằng bài viết của chúng tôi sẽ phần nào hỗ trợ bạn đọc trong thực hiện viết tiểu luận, luận văn.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
  • [FREE] Mẫu Bài Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Văn Hóa PDF, 2024

    Tư tưởng Hồ chí Minh về văn hóa là một phần quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là hệ thống quan điểm, lý luận sáng tạo, độc đáo, thể hiện tầm nhìn chiến lược, khẳng định vị trí, vai trò to lớn của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
  • 05 Mẫu Nhật Ký Thực Tập Ngân Hàng Chuẩn, Chi Tiết 2024

    Đối với các bạn sinh viên lần đầu thực hiện viết báo cáo thực tập, việc viết và trình bày nhật ký thực tập sao cho khoa học, logic hẳn không phải điều đơn giản.
  • List Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Công Nghệ Thông Tin 2024, Tải Miễn Phí

    Bạn cũng là sinh viên đang theo học ngành công nghệ thông tin? Bạn đang tìm kiếm mẫu bài báo cáo thực tập công nghệ thông tin để tham khảo, vận dụng viết báo cáo thực tập của mình.
  • Mẫu Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Logistics Đạt Điểm Cao 2024

     Viết báo cáo thực tập là một trong những công việc mà sinh viên cần phải hoàn thành sau kỳ thực tập ở đơn vị thực tập. Logistics là ngành học có tính thực tiễn cao, chính vì thế, trải nghiệm thực tiễn tại cơ sở thực tập là một nội dung quan trọng của sinh viên theo học chương trình này. 
  • Mẫu Nhật Ký Thực Tập Lễ Tân Khách Sạn Chi Tiết 2024

    Ngành quản trị nhà hàng là ngành học có tính thực tiễn, việc được tiếp xúc và trải nghiệm thực tế có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên theo học chuyên ngành này và thực tập lễ tân khách sạn là vị trí được nhiều sinh viên lựa chọn.
  • Kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

    Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu sự chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các thành viên khác trong một tổ chức. Mục đích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức/ doanh nghiệp là nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật cũng như các quy định mà tổ chức/ doanh nghiệp đặt ra.

LUẬN VĂN 2S - TRUNG TÂM HỖ TRỢ & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN, LUẬN ÁN

Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Hotline: 0976 632 554

Email: 2sluanvan@gmail.com

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên khách hàng:
Điện thoại:
Email:
Nội dung liên hệ
 
Bản quyền thuộc về Luận văn 2S - Nhóm GV thuộc ĐHQG HCM & ĐHQG HN
DMCA.com Protection Status