Lĩnh vực ngân hàng là lĩnh vực quan trọng có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế. Trong đó, tín dụng ngân hàng chiếm tỷ lệ cơ cấu lớn trong hoạt động ngân hàng tác động lên mọi chủ thể trong nền kinh tế từ các khoản vay ngắn hạn phục vụ chi tiêu cá nhân cho đến các khoản vay dài hạn sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nội dung của tín dụng ngân hàng thông qua khái niệm tín dụng ngân hàng là gì, bản chất và vai trò cũng như các loại hình tín dụng thường gặp.
Tín dụng nói chung là một phạm trù kinh tế chỉ sự vay mượn quyền sử dụng vốn giữa người đi vay và người cho vay theo nguyên tắc hoàn trả kèm theo lợi tức theo thỏa thuận khi đến hạn một cách vô điều kiện. Tín dụng có 03 đặc điểm cơ bản, nếu thiếu đi một trong ba đặc điểm này, sẽ không còn là tín dụng. Cụ thể:
Tín dụng ngân hàng là tín dụng và là phạm trù kinh tế chỉ quan hệ vay mượn hay giao dịch liên quan đến tài sản trong nền kinh tế giữa một bên là ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng một lượng tài sản nào đó của mình cho bên vay với cam kết bên vay phải hoàn trả cả vốn và lãi một cách vô điều kiện cho ngân hàng dựa trên cơ sở thỏa thuận của các bên qua các nghiệp vụ ngân hàng.
Trong tín dụng ngân hàng, ngân hàng đóng vai trò là một định chế tài chính trung gian. Chính vì thế, trong quan hệ tín dụng với các chủ thể kinh tế khác, ngân hàng có thể vừa là người cho vay, vừa là người đi vay. Cụ thể:
Với tư cách là người cho vay, ngân hàng cấp tín dụng cho các chủ thể kinh tế, tư nhân nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn sử dụng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Thông qua đó, ngân hàng góp phần tích cực thúc đẩy quá trình sản xuất lưu thông hàng hóa trên thị trường ngày càng phát triển.
Với tư cách là người đi vay, ngân hàng huy động nguồn vốn từ các cá nhân, các chủ thể kinh tế dưới hình thức nhận tiền gửi hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng.
Tương tự như tín dụng thông thường, tín dụng ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng. Đó là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian nhất định; Là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bình đẳng cả hai bên cùng có lợi.
Tín dụng ngân hàng là gì?
Bài viết liên quan:
→ Rủi ro tín dụng là gì? Nguyên nhân & Hệ quả của rủi ro tín dụng trong ngân hàng
Bản chất của tín dụng ngân hàng là quan hệ kinh tế dựa trên cơ sở niềm tin và có hoàn trả cả vốn lẫn lãi. Bản chất của tín dụng ngân hàng thể hiện trong quá trình vận động của tín dụng trong nền kinh tế theo 3 giai đoạn cơ bản sau:
Ở giai đoạn cho vay: Ngân hàng cấp tín dụng sẽ chuyển tiền hoặc tài sản khác từ ngân hàng sang người đi vay, ngân hàng cho vay không mất quyền sở hữu vốn hoặc tài sản đó.
Ở giai đoạn sử dụng tín dụng: Người vay được toàn quyền sử dụng trực tiếp giá trị của vốn tín dụng để thỏa mãn nhu cầu của mình trong sản xuất kinh doanh, tiêu dùng trong thời gian thỏa thuận. Người đi vay không có quyền sở hữu giá trị vốn hay tài sản vay.
Ở giai đoạn hoàn trả tín dụng: Vốn tín dụng sau khi đưa vào sản xuất trở về hình thái tiền tệ và người đi vay trả lại cho ngân hàng gồm gốc và lãi. Như vậy, có thể thấy rằng vốn đưa vào hoạt động tín dụng đã sinh lợi cho người sở hữu nó.
Bao gồm lòng tin, thời hạn và sự hoàn trả khoản vay, cụ thể:
Tín dụng là có lòng tin: Trong quan hệ tín dụng, lòng tin được biểu hiện từ cả hai chủ thể. Trong đó, lòng tin của ngân hàng cho vay đối với người đi vay quan trọng hơn bởi họ đã giao phó tài sản của ngân hàng cho người khác sử dụng.
Tín dụng có tính thời hạn: Ngân hàng cho vay chỉ bán giá trị quyền sử dụng của khoản vay chứ không bán giá trị của nó, phần lợi tức là giá bán quyền sử dụng khoản vay trong thời gian nhất định.
Tín dụng có tính hoàn trả: Đây là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng và là dấu hiệu để phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác. Sau khi kết thúc thời hạn vay theo hợp đồng tín dụng, vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả cho ngân hàng kèm theo một phần lãi như đã thỏa thuận.
Một mối quan hệ tín dụng được gọi là hoàn hảo khi thực hiện đầy đủ các đặc trưng trên.
Bản chất, đặc điểm của tín dụng ngân hàng là gì?
Tín dụng ngân hàng được phân loại dựa trên các tiêu thức khác nhau tùy vào mục đích nghiên cứu. Một số tiêu thức phân loại tín dụng phổ biến là:
Bên cạnh các tiêu thức phân loại đã nêu trên, tín dụng ngân hàng cũng có thể được phân loại dựa trên các tiêu thức khác như: Căn cứ vào phương thức cho vay, hình thức pháp lý, cơ cấu vốn tín dụng tham gia; theo hình thức đảm bảo tiền vay, theo loại tiền, phạm vi quốc gia, đối tượng tạo lập của vốn vay…
Phân loại tín dụng ngân hàng
Tín dụng là hoạt động cơ bản mang lại lợi nhuận cho ngân hàng: Trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tín dụng là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hoạt động của ngân hàng. Nghiệp vụ tín dụng ngày càng được đa dạng hóa làm tăng vai trò của tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là khoản mục đóng góp chủ yếu cho lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng.
Tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt để các chủ thể kinh tế đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục. Cụ thể, nó cho phép các chủ thể kinh tế tiếp cận với các công cụ, tư liệu sản xuất, nguồn vốn mà họ cần để sản xuất, kinh doanh các mặt hàng. Một doanh nghiệp không vay được vốn rất có thể không thể mua máy móc và hàng hóa thô hoặc trả lương cho nhân viên mà doanh nghiệp cần để tạo ra sản phẩm và sinh lời.
Tín dụng ngân hàng cũng giúp người tiêu dùng có thể mua những thứ họ cần. Nhiều mặt hàng, từ ô tô đến nhà, quá đắt để hầu hết mọi người có thể trả tiền cho tất cả cùng một lúc. Với tín dụng, mọi người có thể thanh toán theo thời gian trong khi tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống của họ.
Ngoài ra, tín dụng ngân hàng cũng góp phần quan trọng trong việc tăng cường chế độ hạch toán kinh doanh đối với khách hàng đi vay. Bởi khi đi vay tín dụng, khách hàng sẽ phải tính toán một cách cặn kẽ việc sử dụng tiền vay như thế nào cho hiệu quả, làm thế nào để hoàn trả tiền gốc và lãi cho ngân hàng đúng hạn và đầy đủ như đã cam kết.
Một lợi ích khác của tín dụng ngân hàng là giúp kích thích khách hàng mở rộng hoạt động sử dụng thêm các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với khách hàng
Tín dụng là công cụ, đòn bẩy giúp tăng trưởng kinh tế và điều tiết kinh tế: Tín dụng ngân hàng góp phần giảm hệ số tiền nhàn rỗi và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong tất cả các thành phần kinh tế thông qua việc “đi vay để cho vay”. Ngoài ra, tín dụng ngân hàng còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng thúc đẩy quá trình mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế và góp phần tích cực vào việc hình thành, phát triển về vốn của một công ty. Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng giúp biến đổi điều kiện sản xuất, kinh doanh dịch vụ của các chủ thể kinh tế theo hướng tối ưu, hiệu quả góp phần làm cho chu kỳ vận động của tiền tệ rút ngắn về thời gian và nâng cao hiệu quả vòng quay tiền tệ.
Tín dụng là động lực quan trọng trong việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, tín dụng ngân hàng trở thành động lực kích thích các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp và cá nhân trong thành phần kinh tế thực hiện tiết kiệm, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng hiện đang nằm phân tán ở khắp mọi nơi, tiến hành đầu tư cho vay để hình thành cơ cấu kinh tế. Thông qua tín dụng ngân hàng trong nước và quốc tế để huy động vốn sử dụng cho đầu tư cải tạo, nâng cấp các khu công nghiệp cũ, hình thành khu công nghiệp mới.
Tín dụng ngân hàng góp phần tài trợ cho quá trình tái sản xuất, mở rộng và tăng cường tài sản cố định: Tín dụng ngân hàng là nguồn vốn tốt nhất tài trợ cho việc đầu tư tài sản cố định của cá nhân, doanh nghiệp. Thông qua tín dụng trung và dài hạn, ngân hàng thương mại sẽ giúp khách hàng mở rộng sản xuất- kinh doanh, mua sắm máy móc thiết bị từ đó nâng cao giá trị sản lượng, trang thiết bị mới,…nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động.
Tín dụng tạo điều kiện ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật: Tín dụng ngân hàng đã hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp về vốn đầu tư cho việc mua sắm máy móc, trang thiết bị mới ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật trong hoạt động sản xuất- kinh doanh từ đó giúp doanh nghiệp không ngừng nâng cao vị thế và hiệu quả hoạt động.
Tín dụng góp phần thúc đẩy nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Trong thời gian quan hệ tín dụng với ngân hàng, ngân hàng thực hiện chức năng giám sát và kiểm tra mục đích sử dụng vốn với tư cách là chủ sở hữu vốn vay cho cá nhân tổ chức. Ngân hàng căn cứ vào các nguyên tắc tín dụng, hướng doanh nghiệp sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả và đôn đốc doanh nghiệp trả vốn gốc và lãi đúng thời hạn đã thỏa thuận. Trong quá trình kiểm tra sử dụng vốn, ngân hàng sẽ giúp chủ thể đi vay phát hiện những nhược điểm để có biện pháp kịp thời hạn chế rủi ro.
Bài viết đến đây là kết thúc, hy vọng với những thông tin xoay quanh khái niệm tín dụng ngân hàng là gì cũng như đặc điểm, phân loại và vai trò của tín dụng ngân hàng đề cập trong bài viết này của Luận Văn 2S sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích. Đừng quên chia sẻ bài viết này đến nhiều người hơn nữa nhé.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com