Có thể nói, tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại là một nghiệp vụ quan trọng đem lại nguồn thu để duy trì bộ máy và tích lũy lợi nhuận. Tuy nhiên, hoạt động này cũng được đánh giá là tiềm ẩn nhiều rủi ro mà các Ngân hàng thương mại luôn phải đối mặt. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sự cản trở phát triển thậm chí là phá sản của một số Ngân hàng hiện nay. Vậy rủi ro tín dụng là gì? Hệ quả của rủi ro tín dụng nghiêm trọng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này!
Rủi ro tín dụng là một thuật ngữ thông dụng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Dưới đây là một số định nghĩa về rủi ro tín dụng:
Đề cập trong bộ "17 nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng" của Basel 2 được Ủy ban Basel ban hành tháng 9/2000, rủi ro tín dụng được định nghĩa là khả năng bên đối tác/ bên vay nợ ngân hàng không có khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán các khoản vay theo điều khoản đã thỏa thuận.
Theo Joel Bessis, rủi ro tín dụng được hiểu là những tổn thất mà ngân hàng phải gánh chịu do khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc đó là sự giảm sút chất lượng tín dụng của những khoản vay.
Tại Việt Nam, định nghĩa rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng được hiểu là những tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng do khách hàng không có khả năng thực hiện hoặc không thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết - theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013.
Như vậy, từ các định nghĩa trên, ta có thể hiểu khái niệm rủi ro tín dụng là một loại rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện một nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc nghĩa vụ tài chính đối với một ngân hàng. Điều này bao gồm cả việc không thanh toán nợ khi khoản nợ đến hạn cho dù đấy là nợ gốc hay nợ lãi.
Hiểu một cách khác, rủi ro tín dụng đó là loại rủi ro xảy ra khi ngân hàng không thu hồi được nợ khi khoản vay đến hạn do người vay đã không thực hiện đúng cam kết vay vốn theo hợp đồng tín dụng. Rủi ro tín dụng là loại rủi ro gắn liền với hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.
Nói tóm lại, rủi ro tín dụng là rủi ro gắn liền với hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng. Đây là loại rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào và rất khó tránh khỏi. Có thể nói rằng việc ngân hàng kinh doanh trong lĩnh vực tài chính tín dụng chính là hoạt động kinh doanh thu lợi dựa trên rủi ro phát sinh từ chính hoạt động đó. Rủi ro tín dụng tiềm ẩn trong suốt quá trình trước, trong và sau khi cấp tín dụng cho khách hàng và biểu hiện ra bên ngoài là món vay không thu hồi được, phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ có khả năng mất vốn.
Khái niệm rủi ro tín dụng là gì?
Xem thêm:
Đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng 2023
Một số dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng thường gặp như:
Sau khi đã nắm bắt được khái niệm "rủi ro tín dụng là gì" hãy cùng tìm hiểu thêm về các loại rủi ro tín dụng phổ biến tồn tại trên thị trường:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và được phân thành 3 nhóm chính:
Hoạt động tín dụng của Ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan như môi trường chính trị, kinh tế không ổn định. Hay những thay đổi bất thường xuất phát từ tự nhiên như: hạn hán, lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh… ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh có thể dẫn đến làm suy giảm khả năng trả nợ vay ngân hàng của khách hàng vay vốn. Dẫn đến rủi ro tín dụng Ngân hàng.
Điển hình gần đây nhất là tình trạng kinh tế cả thế giới khủng hoảng vì dịch Covid 19 như hiện nay. Khách hàng và các Ngân hàng cho vay đều phải chịu những tổn thất lớn, hoạt động kinh doanh không có nguồn thu... Điều này đồng nghĩa với việc khách hàng không có khả năng trả nợ và Ngân hàng phải cùng chia sẻ rủi ro với khách hàng.
Nguyên nhân chủ chủ quan của Ngân hàng dẫn đến rủi ro tín dụng xuất phát từ chính chính sách tín dụng của ngân hàng. Xây dựng chính sách tín dụng thiếu khoa học, chiến lược và đường lối sẽ gây ra sự chồng chéo giữa các bộ phận trong ngân hàng, sự thiếu chặt chẽ, cản trở hoạt động kiểm tra giám sát, phối hợp công việc giữa các khâu… làm ảnh hưởng tới việc ra quyết định đối với một khoản vay và có thể tạo ra sự dẫn đến rủi ro khó lường.
Khẩu vị rủi ro của mỗi Ngân hàng phản ánh thái độ đối với việc chấp nhận rủi ở một mức độ nhất định. Ngân hàng sẵn sàng hứng chịu, khắc phục và vượt qua các rủi ro nằm trong giới hạn đó. Việc mở rộng hoạt động tín dụng và cho vay ồ ạt cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro. Chính vì áp lực chỉ tiêu mà việc chọn lựa khách hàng kém kỹ càng hơn. Các quy trình tín dụng không còn được áp dụng chặt chẽ, khả năng giám sát khoản vay giảm dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng cao.
Một nguyên nhân khác từ phía Ngân hàng là thuộc về trình độ, đạo đức của nhân viên Ngân hàng. Nhân viên có trình độ năng lực yếu, thiếu trách nhiệm, đạo đức kém dẫn đến cho vay với những khách hàng có khả năng trả nợ kém. Hoặc thực hiện những hồ sơ tín dụng có vấn đề, rủi ro cao.
Đối với khách hàng cá nhân, khả năng trả nợ sẽ đến từ nguồn thu nhập mà họ tạo ra. Vì thế, nguyên nhân dẫn đến rủi ro đối với nhóm khách hàng này thông thường sẽ:
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp thường xuất phát từ:
Ngoài ra, hành vi đạo đức của người vay cũng gây ra những tổn thất đáng kể cho Ngân hàng. Nhiều khách hàng cố tình lừa đảo, vi phạm pháp luật để chiếm dụng vốn Ngân hàng. Ngân hàng cần phải có biện pháp phát hiện sớm để ngăn chặn được rủi ro.
Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Bạn đang là sinh viên, học viên cao học thuộc chuyên ngành tài chính ngân hàng? Bạn gặp khó khăn với đề tài luận văn về rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng? Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với dịch vụ viết thuê luận văn của Luận Văn 2S tại: https://luanvan2s.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid7.html
Nếu có tỷ lệ nợ xấu quá lớn thì Ngân hàng đó có thể bị Ngân hàng nhà nước đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Khi đó thì uy tín của Ngân hàng sẽ bị giảm sút. Những người đang có tiền gửi tại Ngân hàng sẽ ồ ạt rút tiền và chấm dứt quan hệ. Đây là thiệt hại vô hình nghiêm trọng mà không thể lường được giá trị.
Khi phát sinh nợ xấu, Ngân hàng còn phải tốn nhiều khoản chi phí để xử lý nợ như chi phí nhân viên, chi phí đi lại, chi phí gặp gỡ để xử lý nợ... Ngoài ra, Ngân hàng còn mất chi phí cơ hội cho những khoản vay mới, chậm vòng quay tín dụng... Tất cả dẫn đến giảm hiệu quả chi phí và giảm khả năng sinh lời của Ngân hàng.
Hoạt động ngân hàng liên quan mật thiết đến nhiều cá nhân và lĩnh vực trong nền kinh tế nên khi ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng hay phá sản thì các khách hàng gửi tiền sẽ có tâm lý hoang mang và ồ ạt đi rút tiền gây khó khăn cho toàn bộ hệ thống ngân hàng. Trường hợp ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, xã hội bất ổn và có thể dẫn đến suy thoái kinh tế. Rủi ro tín dụng có thể là tác nhân tạo nên một cơn khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến cả khu vực và thế giới.
Ngân hàng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính sách tiền tệ, đến công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước. Nếu rủi ro tín dụng không thể kiểm soát thì sẽ gây nên “phản ứng dây chuyền” đe dọa đến sự phát triển của toàn bộ hệ thống Ngân hàng và nền kinh tế đất nước.
Theo quỹ Tiền tệ thế giới, nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trả lãi hoặc gốc trên 90 ngày hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc trả chậm theo thỏa thuận.
Theo Ngân hàng nhà nước (2005, 2007), nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4, và 5 theo cách phân loại của phương pháp định lượng hoặc phương pháp định tính, cụ thể:
Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn): Là các khoản nợ có khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi đúng hạn hoặc các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày nhưng vẫn có khả năng thu hồi.
Nhóm 2( Nợ cần chú ý): nhóm này là các khoản nợ có khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ, thường là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Là các khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi khi đến hạn, thường quá hạn từ 91 đến 180 ngày.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Là các khoản nợ có khả năng tổn thất cao, thường quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): Là các khoản nợ không có khả năng thu hồi vốn, thường quá hạn trên 360 ngày.
Hệ số rủi ro tín dụng hay tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản. Hệ số này cho biết tỷ trọng các khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng rủi ro tín dụng cũng rất cao. Hệ số rủi ro tín dụng được tính bằng công thức sau:
Hệ số rủi ro tín dụng= tổng dư nợ cho vay/tổng tài sản
Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng gồm 3 nhóm:
Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: Là các khoản vay có mức độ rủi ro thấp nhưng mang lại thu nhập không cao.
Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: Là các khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và mang lại thu nhập vừa phải cho ngân hàng.
Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: Là các khoản vay có mức độ rủi ro lớn nhưng mang lại thu nhập cao cho ngân hàng.
Đây là tỷ lệ gia tăng lượng tiền cho vay của hệ thống các ngân hàng thương mại của kỳ này so với cùng kỳ năm trước. tác động của tăng trưởng tín dụng đến dự phòng rủi ro tín dụng là tác động qua lại. Nếu tăng trưởng tín dụng tăng, tỷ lệ các khoản nợ xấu trên tổng dư nợ giảm, các doanh nghiệp sử dụng vốn này để sản xuất kinh doanh hiệu quả sẽ giảm tỷ lệ nợ xấu nên dự phòng rủi ro cũng giảm. Tuy nhiên, nếu tăng trưởng tín dụng cao quá mức và các dòng vốn tín dụng không được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà được sử dụng cho đầu cơ trong bất động sản, vàng hay ngoại tệ,…sẽ gây ra bất ổn trong nền kinh tế và nợ xấu sẽ tăng cao dẫn đến dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng theo.
Công thức tính tỷ lệ tăng trưởng tín dụng:
Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng= (Tổng dư nợ cho vay kỳ này- tổng dư nợ cho vay kỳ trước)/ tổng dư nợ cho vay kỳ trước
Khi có rủi ro phát sinh, các ngân hàng cần áp dụng các biện pháp sau:
Thường xuyên nắm bắt thông tin và báo cáo về tình hình thực tế của khoản tín dụng “có vấn đề” để có phương án xử lý kịp thời.
Tách chức năng cấp tín dụng và xử lý rủi ro ra riêng biệt với nhau để tránh xung đột về quan điểm trong quá trình theo dõi và quản lý khoản tín dụng.
Tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi nợ, dự tính các nguồn có thể dùng để thu hồi nợ có vấn đề từ khách hàng, tận thu từ việc phát mãi tài sản đảm bảo.
Liên kết với các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại để thực hiện nhiệm vụ tận thu nợ, bán lại các khoản nợ xấu hay bán tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để tạo nguồn bù đắp cho các tổn thất do rủi ro tín dụng theo quy định của ngân hàng nhà nước và chính sách quản trị rủi ro của mỗi ngân hàng.
Biện pháp trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện từ khi có khoản cấp tín dụng để khi xảy ra khoản tín dụng không thể thu hồi, ngân hàng có thể sử dụng quỹ dự phòng để bù đắp và khắc phục rủi ro. Khi ngân hàng đã áp dụng các biện pháp thu hồi nợ nhưng không có kết quả thì họ sẽ sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã được trích lập để bù đắp cho những thiệt hại do khách hàng không hoàn trả nợ vay.
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rủi ro tín dụng là gì mà những hậu quả nghiêm trọng của chúng. Do đó, làm tốt công tác quản lý rủi ro tín dụng là yêu cầu cấp thiết đối với tất cả Ngân hàng. Nó góp phần đảm bảo sự ổn định và phát triển của các Ngân hàng cũng như toàn xã hội.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com