Thất nghiệp là một vấn đề nổi cộm luôn tồn tại trong nền kinh tế của mỗi quốc gia và cả trên toàn cầu. Hiểu rõ về thất nghiệp sẽ giúp chúng ta có thể đưa ra các biện pháp khắc phục và giảm tỷ lệ thất nghiệp đến mức thấp nhất. Bài viết này Luận Văn 2S sẽ cung cấp đến bạn đọc những kiến thức xoay quanh khái niệm thất nghiệp là gì cũng như thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam.
Thất nghiệp (Tiếng Anh: Unemployment) là một thuật ngữ dùng để chỉ những người lao động trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và tích cực tìm kiếm việc làm nhưng không thể tìm được việc làm.
Trên thực tế, không phải tất cả mọi người trong xã hội đều có mong muốn, nhu cầu có việc làm. Chính vì vậy, không thể nói rằng tất cả những người không có việc làm đều là những người đang thất nghiệp. Một người được xem là thất nghiệp cần phải có đủ 03 tiêu chuẩn sau:
Thất nghiệp là gì?
Bài viết cùng chuyên mục:
➢ List đề tài luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế mới nhất 2021
Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm (%) số người thất nghiệp chia cho cho tổng số người trong lực lượng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp là một chỉ tiêu phản ánh một cách khái quát về tình hình thất nghiệp của một quốc gia. Không những thế, tỷ lệ này còn đóng vai trò là một trong những chỉ số kinh tế quan trọng trong được sử dụng để đo lường sức khỏe của một nền kinh tế vì nó báo hiệu khả năng (hoặc không có khả năng) của người lao động có thể kiếm được việc làm có ích để đóng góp vào sản lượng sản xuất của nền kinh tế được các nhà hoạch định chính sách, nhà đầu tư theo dõi nhiều nhất. Nó có xu hướng biến động theo chu kỳ kinh doanh, tăng trong thời kỳ suy thoái và giảm trong thời gian mở rộng.
Thông thường, tỷ lệ thất nghiệp cao và xảy ra trong một thời gian dài có thể là một trong những dấu hiệu báo hiệu tình trạng suy thoái nghiêm trọng của một nền kinh tế, nghiêm trọng hơn là có thể dẫn đến những sự biến động xã hội và chính trị. Ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp thấp đồng nghĩa với việc nền kinh tế đó đang phát triển rất năng động, có nhiều khả năng nền kinh tế đang sản xuất gần hết công suất, tối đa hóa sản lượng, thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao mức sống theo thời gian. Tuy nhiên, không phải lúc nào tỷ lệ thất nghiệp thấp cũng tốt, nếu như tỷ lệ thất nghiệp quá thấp cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo về một nền kinh tế phát triển quá nóng, gây ra áp lực lạm phát và các điều kiện thắt chặt đối với các doanh nghiệp cần thêm lao động.
Tỷ lệ thất nghiệp là gì?
Có nhiều cách phân loại thất nghiệp, gồm phân loại theo hình thức, tính chất, theo lý do thất nghiệp hoặc theo nguồn gốc thất nghiệp, cụ thể:
Căn cứ vào tình trạng trạng phân bố thất nghiệp trong dân cư, gồm có các dạng sau:
Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của nữ giới thường cao hơn nam giới và những người trẻ tuổi có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn so với những người có tay nghề và kinh nghiệm,…
Có thể chia thất nghiệp theo lý do thành bốn loại như sau:
Theo các phân chia này, kết cục những người thất nghiệp không phải là vĩnh viễn, một số người sẽ tìm được việc làm, một số khác bỏ việc hoàn toàn và rút ra khỏi lực lượng lao động,…Như vậy, số lượng người thất nghiệp không phải là những con số cố định mà chỉ mang tính thời điểm và không ngừng biến đổi theo thời gian.
Còn được gọi là thất nghiệp cọ xát, đề cập đến những lao động có kỹ năng, đáp ứng được nhu cầu của thị trường nhưng đang bị thất nghiệp trong một thời gian nhất định nào đó hoặc người thất nghiệp có thể cảm thấy không có động cơ để nhận việc làm. Lý do thất nghiệp tự nguyện có thể bao gồm:
Thất nghiệp không tự nguyện có nghĩa là một người đã bị sa thải hoặc cho nghỉ việc và bây giờ người đó phải tìm kiếm một công việc khác. Ví dụ, đại dịch virus corona ảnh hưởng đến Việt Nam và thế giới vào năm 2020, đang gây ra mức độ thất nghiệp không tự nguyện.
Việc tìm hiểu nguồn gốc thất nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích về thực trạng thất nghiệp, từ đó tìm ra các biện pháp giải quyết. Trong đó bao gồm:
Tình trạng này còn được biết đến là thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển, xảy ra khi tiền lương được ấn định không do các lực lượng thị trường và cao hơn mức lương cân bằng thực tế. Vì tiền lương ảnh hưởng đến sự phân bố thu nhập theo kết quả lao động và mức sống tối thiểu nên khi có các quy định cứng nhắc về mức lương tối thiểu sẽ hạn chế sự linh hoạt của tiền lương dẫn đến một bộ phận lao động trở thành thất nghiệp.
Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường
Thất nghiệp cơ cấu xuất hiện thông qua sự thay đổi công nghệ trong cấu trúc của nền kinh tế mà thị trường lao động hoạt động. Những thay đổi về công nghệ dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở những người lao động bị chuyển khỏi những công việc không còn cần thiết. Việc đào tạo lại những người lao động này có thể khó khăn, tốn kém và mất thời gian, và những người lao động bị thay thế thường thất nghiệp trong thời gian dài hoặc rời bỏ lực lượng lao động hoàn toàn. Bên cạnh đó, do lương là một yếu tố chậm điều chỉnh, nên thị trường lao động không thể cân bằng một cách linh hoạt nên việc thất nghiệp do cơ cấu là hệ quả của sự kém linh hoạt của tiền lương.
Ví dụ, trong ngành trồng trọt, phần lớn công việc đang được cơ giới hóa và do đó cần ít nông dân hơn. Vì vậy một số nông dân đã rời bỏ nông thôn lên thành phố tìm việc. Khi những người nông dân này đến các thành phố để tìm việc làm, họ có thể không tìm thấy công việc tương tự nào khác để áp dụng các kỹ năng của họ dẫn đến thất nghiệp.
Thất nghiệp chu kỳ hay thất nghiệp do nhu cầu thấp dựa theo lý thuyết của Keynes, xảy ra do sự sụt giảm trong nhu cầu sản phẩm của nền kinh tế so với sản lượng hay năng lực sản xuất. Điều này dẫn đến sự sa thải lao động ở một vài thành phố lớn từ đó gây ra sự sụt giảm trong nhu cầu đối với sản lượng của toàn bộ nền kinh tế. Thất nghiệp chu kỳ thường gắn liền với năng lực cạnh tranh quốc gia, nhất là trong thời kỳ kinh tế hội nhập. Theo đó, thất nghiệp do nhu cầu thấp dẫn đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, nếu sản lượng tăng trưởng chậm hơn tốc độ tăng trưởng của năng lực sản xuất của nền kinh tế thì số lượng lao động thất nghiệp sẽ tăng. Sự tăng giảm của thất nghiệp do nhu cầu thấp sẽ dẫn đến sự tăng giảm tỷ lệ thất nghiệp trong các chu kỳ kinh tế.
Ngoài các cách phân loại trên, thất nghiệp còn được chia ra thành thất nghiệp dài hạn (thất nghiệp liên tục từ 1 tháng trở lên) và thất nghiệp ngắn hạn (thất nghiệp dưới 12 tháng).
Thất nghiệp chu kỳ (thất nghiệp do nhu cầu thấp)
Bạn đang làm đề tài luận văn về thất nghiệp, luận văn bảo hiểm thất nghiệp? Tham khảo dịch vụ viết luận văn thạc sĩ thuê của chúng tôi nếu như bạn gặp khó khăn hoặc không có thời gian hoàn thành tốt bài luận của mình
Tỷ lệ thất nghiệp thấp là chìa khóa cho sự ổn định kinh tế. Tỷ lệ thất nghiệp cao và dài hạn có thể gây ra căng thẳng đáng kể cho một quốc gia trong ba lĩnh vực chính:
Hậu quả của thất nghiệp đối với cá nhân, nền kinh tế và chính trị- xã hội là gì?
Việt nam là một trong những nước đang phát triển với quy mô dân số và mật độ dân cư tương đối lớn so với các nước khác trên thế giới. Tốc độ phát triển nhanh nhưng việc mở rộng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm còn gặp nhiều hạn chế, như việc thiếu vốn sản xuất, lao động phân bổ không đồng đều, tài nguyên khác khai thác chưa phù hợp,...Điều này khiến cho sự chênh lệch giữa cung và cầu về lao động rất lớn, gây ra sức ép về vấn đề giải quyết việc làm trên toàn quốc.
Tính bình quân từ năm 1986 - 1991 mỗi năm nước ta tăng trung bình là 1,06 triệu lao động. Từ năm 1996 đến năm 2001 tăng 1,2 triệu lao động. Đến năm 2008, nước ta cơ bản trở thành một nước có thu nhập thấp và có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn so với các nước đang phát triển khác. Vào năm 2019, theo kết quả điều tra dân số và nhà ở, tỷ lệ thất nghiệp của dân số từ 15 tuổi trở lên là 2,05%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp của nam giới từ 15 tuổi trở lên là 2,00% và nữ giới là 2,11%.
Bên cạnh đó, kết quả này cũng cho thấy: tỷ lệ thất nghiệp của người dân ở thành thị và nông thôn có sự khác biệt lớn. Với 65,57% dân số ở khu vực nông thôn nhưng tỷ lệ thất nghiệp của người dân từ 15 tuổi trở lên là 1,64% trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của người dân ở thành thị là 2,93%. Sự chênh lệch này có thể do sự khác biệt về cơ hội tiếp cận thông tin việc làm, trình độ chuyên môn kỹ thuật và khả năng lựa chọn công việc một cách linh hoạt của người lao động.
Trong năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch covid 19, tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam cũng như của cả thế giới tăng cao do nhiều doanh nghiệp, công ty không đủ khả năng duy trì và phải dừng hoạt động.
Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam qua các năm (Theo số liệu của Tổng cục thống kê)
Sự hạn chế trong khả năng giải quyết việc làm cho người lao động ở nước ta do những nguyên nhân sau đây:
Thứ nhất: Do hệ thống cấu trúc kinh tế xã hội cũ, ngay từ đầu trong một thời kỳ khá dài chúng ta chưa thấy được vai trò, ý nghĩa của các thành phần kinh tế đối với sự phát triển lực lượng sản xuất, mở rộng cơ hội việc làm cho nhân dân nên gần như đã xóa bỏ các thành phần kinh tế cũ, phát triển nhanh và ồ ạt thành phần quốc doanh và tập thể. Đến năm 1975 với bài học kinh nghiệp ở miền Bắc, chúng ta mới bắt đầu phát triển nền kinh tế quốc dân.
Thứ hai: Việc chậm “mở cửa” trong phát triển kinh tế đối ngoại và mở rộng giao lưu, thông tin quốc tế cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn lao động và phát triển việc làm. Việc mở cửa phát triển kinh tế đối ngoại giúp nước ta tiếp nhận nguồn vốn tài trợ, tiếp thu kỹ thuật và máy móc trang thiết bị hiện đại và tạo việc làm cho nguồn lao động dồi dào trong nước cũng như mở rộng thị trường đầu tư.
Thứ ba: một nguyên nhân nữa, đó là những sai lầm, thiếu sót trong việc xác định cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế. Theo đó, sự điều chỉnh, sắp xếp lại cơ cấu các ngành kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến quá trình sử dụng lao động và giải quyết việc làm. Bắt đầu từ năm 1986 đến nay, tỷ lệ phân bổ lao động giữa các ngành có sự chuyển biến theo hướng tiến bộ, tình trạng công việc được cải thiện và tỷ lệ thất nghiệp đã giảm đáng kể.
Thứ tư: nước ta đã duy trì cơ chế quản lý kinh tế tập trung trong thời gian dài và tình trạng quan liêu bao cấp cũng là nguyên nhân lớn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn lao động và giải quyết công ăn việc làm. Việc thiếu hệ thống tương đối các luật lệ chính sách nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lao động và phát triển việc làm cũng như các chính sách khuyến khích tính chủ động, khả năng sáng tạo,… đã ảnh hưởng đến tình trạng thất nghiệp.
Dưới đây là những giải pháp để giảm thiểu tình trạng thất nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người dân, bao gồm:
Chúng ta cần huy động mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước để tạo ra môi trường kinh tế phát triển nhanh, có khả năng tạo ra nhiều việc làm mới thường xuyên và liên tục. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm từ 9-10% để phù hợp với yêu cầu phát triển và tạo công ăn việc làm.
Tập trung, dồn sức cho sự phát triển toàn diện nông - lâm - ngư nghiệp gắn với công nghệ chế biến nông lâm thủy sản và cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa để giải quyết tình trạng thiếu việc làm cho khoảng 70% lao động nông nghiệp. Bên cạnh đó, cần phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, sử dụng lao động nông thôn, phát triển cây trồng, vật nuôi,…
Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp, chú trọng công nghiệp chế biến, công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu,… xây dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng như dầu khí, xi măng, thép, phân bón,…
Đầu tư phát triển các ngành dịch vụ, đặc biệt tập trung vào vận tải thông tin liên lạc, thương mại, du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng,… Xây dựng và cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu của nhân dân.
Giải quyết tình trạng thất nghiệp là một yêu cầu cần thiết để phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước. Hy vọng những thông tin xoay quanh khái niệm thất nghiệp là gì mà chúng tôi cung cấp sẽ có ích cho bạn trong quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn. Nếu bạn đang viết luận văn liên quan đến chủ đề này và cần sự hỗ trợ, hãy liên hệ với đội ngũ của chúng tôi ngay nhé!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com