Học thuyết Maslow từ lâu đã không còn xa lạ và được ứng dụng rộng rãi trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau: quản trị, marketing, quảng cáo, du lịch,... Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu tháp nhu cầu Maslow là gì? Ứng dụng nội dung của tháp nhu cầu trong cuộc sống và công việc.
Tháp nhu cầu Maslow (Maslow's Hierarchy of Needs) là một lý thuyết về tâm lý học giải thích động lực của con người dựa trên việc theo đuổi các mức độ nhu cầu khác nhau. Lý thuyết nói rằng nhu cầu của con người có thể được tổ chức thành một hệ thống phân cấp Hệ thống phân cấp này cho thấy mọi người có động lực để đáp ứng các nhu cầu cơ bản nhất trước khi chuyển sang các nhu cầu khác cao cấp hơn.
Lý thuyết tháp nhu cầu lần đầu tiên được giới thiệu bởi chuyên gia về tâm lý học hành vi của con người - Abraham Maslow trong bài viết “A Theory of Human Motivation” năm 1943 và tiếp theo là trong cuốn sách “Motivation and Personality" năm 1954, Maslow đã đề xuất năm nhu cầu cốt lõi tạo thành nền tảng cho động lực hành vi của con người..
Xem Thêm:
Phân tích SWOT là gì? Cách thực hiện phân tích ma trận SWOT
Có năm cấp độ chính trong hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow và chúng thường được hiển thị dưới dạng kim tự tháp. Trong đó, các mức thấp nhất của kim tự tháp được tạo thành từ các nhu cầu cơ bản nhất, trong khi các nhu cầu phức tạp nhất nằm ở trên cùng của kim tự tháp.
5 Bậc của tháp nhu cầu Maslow
Cùng xem xét kỹ hơn tháp nhu cầu của Maslow bắt đầu từ mức thấp nhất, được gọi là nhu cầu sinh lý (nhu cầu thiết yếu):
Là nhu cầu đầu tiên của kim tự tháp. Như tên của nó đây là những nhu cầu thiết yếu cần cho sự tồn tại của con người như: ăn, ngủ, nghỉ ngơi,... Đây là những nhu cầu cơ bản nhất của con người, vì thế nó được xếp vào bậc thấp nhất của tháp nhu cầu Maslow.
Để có thể đạt được những cấp bậc tiếp theo của tháp nhu cầu thì cần phải đáp ứng được cấp bậc đầu tiên này.
Khi đã được thỏa mãn nhu cầu đầu tiên, con người sẽ hướng tới những nhu cầu cao hơn đó là nhu cầu về sự an toàn. Nhu cầu an toàn gồm nhu cầu được an toàn cho bản thân, an toàn gia đình, an toàn tài sản,...
Nhu cầu này thể hiện rất rõ qua các hành vi của con người như qua cách lựa chọn thực phẩm sạch, organic ở siêu thị thay vì các hàng quán cóc ở vỉa hè hay mua các gói bảo hiểm để phòng ngừa những rủi ro xấu xảy ra trong tương lại điều này giúp thỏa mãn nhu cầu an toàn về tinh thần cho con người giúp họ yên tâm làm việc.
Nhu cầu xã hội là bậc tiếp theo của tháp nhu cầu Maslow. Đây là nhu cầu được hòa nhập, tham gia vào những hội, nhóm, cộng đồng. Thiết lập những mối quan hệ gắn kết như bạn bè, vợ chồng,... Con người luôn muốn có những mối quan hệ mà ở đó họ được hòa nhập, chia sẻ và tận hưởng. Đây là nhu cầu muốn yêu và muốn được yêu thương, họ không thể sống nếu rời xa các mối quan hệ trong xã hội.
Nhu cầu xã hội trong thuyết nhu cầu của Maslow
Cấp bậc thứ tư trong tháp nhu cầu của Maslow là nhu cầu được đánh giá và tôn trọng.
Khi đã được chấp nhận trong một tổ chức, cộng đồng con người có khuynh hướng muốn được khẳng định bản thân qua vị trí, chức vụ, thành tích làm việc. Vì vậy họ luôn mong muốn đi lên những vị trí cao hơn trong công việc, để nhận được sự đánh giá và tôn trọng từ đồng nghiệp và những người xung quanh. Đây cũng là yếu tố giúp thúc đẩy con người luôn luôn nỗ lực.
Đỉnh cao tháp là nhu cầu thể hiện bản thân cũng chính là nhu cầu cao nhất con người muốn đạt được. Con người muốn đạt được vị trí cao nhất, đứng đầu trong lĩnh vực của họ. luôn cố gắng và hoàn thiện chính bản thân mình.
Sau khi đạt được những nhu cầu trên con người bắt đầu đặt ra câu hỏi cái họ thật sự muốn làm gì? Họ sinh ra để làm gì? Sứ mệnh của họ là gì? Có những người họ sẵn sàng từ bỏ công việc đáng mơ ước của nhiều người để tìm đến cái họ cần đó là thỏa mãn đam mê, sự mong muốn của họ. Chỉ cần sống với chính con người mình họ sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn, hoàn thiện bạn thân.
Lý thuyết nhu cầu của Maslow đã được các nhà nghiên cứu khác tiếp tục xây dựng và mở rộng. Hiện tại, ngoài 5 bậc kim tự tháp ban đầu của Maslow đã được bổ sung trở thành Tháp nhu cầu Maslow 8 bậc. Các nhu cầu bổ sung là:
8 Bậc của tháp nhu cầu Maslow
Ngày nay, tháp nhu cầu của Maslow được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt trong các doanh nghiệp. Tháp nhu cầu Maslow khắc họa rõ đặc điểm của con người ở từng cấp bậc, từ đấy các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong hoạt động quản lý và kinh doanh của mình.
Đầu tiên phải xác định khách hàng mà công ty đang hướng tới thuộc phân khúc nào? Dựa vào tháp nhu cầu của Maslow để xác định khách hàng mục tiêu thuộc bậc nào? Nhu cầu của họ có cấp thiết không? Ở mỗi bậc sẽ có cách truyền thông riêng nhằm hiệu quả của hoạt động marketing.
Với mỗi cấp bậc khách hàng sẽ có những phương tiện truyền thông mang lại hiệu quả cao hơn những loại khác. Vì vậy, việc xác định đúng cấp bậc của khách hàng tiềm năng vô cùng quan trọng.
Ví dụ công ty thuộc lĩnh vực hàng tiêu dùng, đây hướng tới bậc đầu tiên của tháp nhu cầu, kênh truyền thông được ưu tiên sử dụng là quảng cáo trên các kênh truyền hình.
Những khách hàng tìm mua bảo hiểm, họ thuộc cấp bậc 2 trong tháp nhu cầu. Có nghĩa là họ đã đảm bảo được những nhu cầu cơ bản của cuộc sống, tiếp theo họ sẽ nhắm tới đảm bảo cho sự an toàn của mình. kênh thược được lựa chọn là salephone hay tư vấn trực tiếp. Chính bằng cách mang lại sự đảm bảo an toàn cho khách hàng sẽ nhận được sự tin tưởng của khách hàng.
Xây dựng chân dung khách hàng rõ ràng giúp doanh nghiệp thiết kế thông điệp truyền thông hợp lý, thuyết phục khách hàng. Như hãng hàng không Vietjet Air hướng tới phân khúc khách hàng bình dân. Thông điệp hãng luôn nhắc tới là “ hãng hàng không giá rẻ, cho mọi người cùng bay”,ai cũng có thể đi máy bay với giá rẻ gần như ngang với phương tiện truyền thống như xe khách, xe hỏa.
Ứng dụng của tháp nhu cầu
Trong kinh doanh, tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng trong các vấn đề liên quan đến hành vi tổ chức và đặc biệt là nguồn nhân lực. Cụ thể:
Nhu cầu thiết yếu: Để nhân viên gắn bó với công ty lâu dài thì việc đầu tiên là đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất của họ đó là ăn, uống, mặc, nghỉ ngơi,... Các quy định làm việc rõ ràng và hợp lý về thời gian làm việc, chế độ phụ cấp, nghỉ lễ, nghỉ phép, vui chơi giải trí. Tùy từng công ty sẽ có những quy định làm việc khác nhau, nhưng chung quy vẫn luôn phải đảm bảo nhân viên làm việc trong điều kiện cơ bản nhất.
Nhu cầu sự an toàn: Đảm bảo cho nhân viên làm việc trong chế độ bảo hiểm, môi trường làm việc an toàn, không xảy ra tệ nạn, bảo vệ canh gác giúp nhân viên an tâm làm việc, cống hiến cho công ty.
Nhu cầu xã hội: Bên cạnh những nhu cầu trên, công ty phải cung cấp cho nhân viên một môi trường gắn kết, vui vẻ. Nhân viên thấy được sự quan tâm của sếp và đồng nghiệp qua các buổi giao lưu, sinh nhật, liên hoan trong công ty với nhau. Khiến nhân viên gắng kết với công ty với đồng nghiệp.
Nhu cầu được đánh giá và tôn trọng: Làm việc trong môi môi tổ chức, được đánh giá và tôn trọng luôn là yếu tố thúc đẩy tinh thần làm việc của nhân viên. Nhân viên cần được sự tôn trọng từ giám đốc và các đồng nghiệp. Công ty cần có chế độ khen thưởng rõ ràng khích lệ tinh thần và thái độ làm việc của nhân viên.
Nhu cầu thể hiện bản thân: Công ty cần tạo điều kiện, môi trường để nhân viên sáng tạo, thể hiện bản thân trong công việc, đóng góp cho sự phát triển của công ty.
Tháp nhu cầu của Maslow vẫn là một lý thuyết được vận dụng phổ biến trong thời gian qua chứng tỏ sự ảnh hưởng lớn của nó đến chúng ta ngày nay. Dân gian có câu “ hiểu mình hiểu ta, trăm trận trăm thắng” chúc bạn áp dụng thật thành công lý thuyết này trong công việc và cuộc sống.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com