Hoạt động tín dụng là một nghiệp vụ nền tảng, truyền thống và đồng thời cũng là một hoạt động kinh doanh mang lại phần lớn lợi nhuận cho các Ngân hàng nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động tín dụng cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các rủi ro này có thể gây ra ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh doanh khác, thậm chí là ảnh hưởng đến cả uy tín và vị thể của ngân hàng. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, không ít dự án đầu tư rơi vào tình trạng không hiệu quả. Chính vì vậy, hoạt động thẩm định dự án đầu tư của các Ngân hàng thương mại cần được chú trọng nhiều hơn nữa. Vậy thẩm định dự án đầu tư là gì? Mục đích, vai trò và nội dung thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây!
Có thể bạn quan tâm:
⟶ Top 25 đề tài Luận văn thạc sĩ Tài chính Ngân hàng tiêu biểu
Theo kinh tế học, đầu tư là việc mua hàng hóa không nhằm mục đích tiêu dùng hiện tại nhưng được sử dụng trong tương lai để tạo ra của cải. Trong tài chính, một khoản đầu tư là một tài sản tiền tệ được mua với ý tưởng rằng tài sản đó sẽ mang lại thu nhập trong tương lai hoặc sau này sẽ được bán với giá cao hơn để thu lợi nhuận. Trong nền kinh tế, đầu tư là một hoạt động có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế. Nhờ có hoạt động đầu tư, nền kinh tế mới có điều kiện tăng trưởng, các hoạt động xây dựng, mở rộng sản xuất nhà máy, xí nghiệp mới có thể được diễn ra.
Trên góc độ vi mô, mục đích của hoạt động đầu tư là nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể trước mắt. Chẳng hạn như: giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khối lượng sản phẩm sản xuất, tận dụng năng lực sản xuất hiện có để sản xuất hàng xuất khẩu hoặc thay thế hàng nhập khẩu. Còn xét theo góc độ vĩ mô, hoạt động đầu tư góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển của địa phương, của ngành, của nền kinh tế và của toàn xã hội.
Khái niệm dự án đầu tư là gì?
Dự án đầu tư có thể được định nghĩa là một tập hợp các đề xuất về nhiệm vụ và hoạt động có liên quan đến việc sử dụng vốn trung và dài hạn để thực hiện một hoạt động đầu tư tại một địa bàn cụ thể và trong một thời hạn xác định. Được thực hiện bởi doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế hoặc tài chính xác định. Dự án đầu tư cần bao gồm thông tin về mục đích đầu tư theo kế hoạch, chi phí cần thiết để thực hiện, kinh phí, tiêu chí và phương pháp đánh giá hiệu quả và rủi ro của các bên tham gia quá trình đầu tư và các hiệu quả mong muốn (kết quả).
Như đã đề cập ở trên, đầu tư là một hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, do đó việc phân tích đánh giá, xem xét một cách khách quan có khoa học toàn diện các mặt tài chính, kinh tế - xã hội... của một dự án đầu tư trước khi quyết định đầu tư đưa vào thực hiện là điều vô cùng cần thiết. Nó giúp phát huy được mặt tích cực và hạn chế được những mặt tiêu có thể xảy ra khi triển khai các dự án đầu tư. Các hoạt động xem xét, đánh giá dự án này được gọi là “thẩm định dự án đầu tư”. Hay nói cách khác, thẩm định dự án đầu tư chính là việc xác định lại tính khả thi, hiệu quả tài chính của một dự án đầu tư.
Bạn đang tìm kiếm tài liệu cho bài luận văn Tài chính - Ngân hàng về thẩm định dự án đầu tư? Bạn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn hay bạn không có thời gian để viết luận? Đừng lo lắng, dịch vụ Viết thuê luận văn của chúng tôi có thể giải quyết tất cả các vấn đề của bạn. Chi tiết dịch vụ viết luận văn thuê, Truy cập: https://luanvan2s.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid7.html
Mục đích của thẩm định dự án đầu tư nhằm 03 mục đích chính: Đánh giá tính hợp lý, đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của dự án đầu tư. Cụ thể:
Mục đích của thẩm định dự án đầu tư là gì?
Từ kết quả của hoạt động thẩm định dự án đầu tư, ngân hàng có thể tham gia góp ý cho các chủ đầu tư phương án đầu tư có hiệu quả trong trường hợp bản thân doanh nghiệp thiếu thông tin, khả năng phân tích lựa chọn phương án đầu tư. Đồng thời nó cũng làm làm cơ sở để xác định số tiền cho vay và mức thu nợ hợp lý nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động thẩm định dự án đầu tư sẽ giúp họ đánh giá tính phù hợp và sự cần thiết của dự án đối với quy hoạch phát triển chung của ngành, địa phương và cả nước trên các mặt: mục tiêu, quy mô, quy hoạch và hiệu quả.
Thẩm định dự án đầu tư là một công việc cần thiết và có ý nghĩa rất lớn đối với các ngân hàng thương mại trong hoạt động tín dụng đầu tư. Nếu công tác thẩm định dự án đầu tư diễn ra chính xác, hiệu quả ngân hàng sẽ có thể đưa ra các kết luận chính xác về tính khả thi, hiệu quả kinh tế, khả năng trả nợ và những rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Đó sẽ là tiền đề để ngân hàng đưa ra quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay một cách đúng đắn.
Hoạt động thẩm định dự án đầu tư cần tuân theo một quy trình thẩm định nhất định. Dựa trên quy trình thẩm định chung và điều kiện riêng của mình, các ngân hàng thương mại sẽ xây dựng và áp dụng một quy trình thẩm định cho riêng mình. Quy trình này vẫn tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và Ngân hàng Nhà nước. Thông thường quy trình thẩm định dự án đầu tư tại các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ bao gồm 5 bước:
Quy trình thẩm định dự án đầu tư
Trong quy trình thẩm định dự án đầu tư, kết quả của giai đoạn trước luôn là tiền đề để thực hiện giai đoạn tiếp theo.
Với tư cách là nhà tài trợ vốn, nội dung thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng thương mại thông thường sẽ tập trung chủ yếu vào việc phân tích, đánh giá các khía cạnh liên quan đến hiệu quả tài chính và khả năng thu hồi vốn và lãi vay. Các yếu tố liên quan đến hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội cũng sẽ được xem xét tùy theo đặc điểm và yêu cầu của từng dự án.
Mục đích của việc thẩm định tính pháp lý và tư cách khách hàng của ngân hàng là để xác định khách hàng đó có đủ điều kiện được vay vốn hay không, tiếp đến là xác định tư cách, uy tín và thiện chí trong việc trả nợ ngân hàng đồng thời đề phòng và phát hiện các âm mưu, thủ đoạn lừa đảo của khách hàng đối với ngân hàng. Cụ thể:
Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng là một trong những cơ sở để ngân hàng đưa ra quyết định đầu tư hoặc từ chối cho vay. Cụ thể, nó giúp đánh giá chính xác thực trạng tài chính, khả năng tự cân đối và khả năng độc lập nguồn vốn của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh và cả trong chi trả khi cần thiết. Cụ thể, hoạt động thẩm định về tình hình tài chính trong ngân hàng bao gồm:
Nội dung thẩm định về tình hình tài chính của khách hàng
Thẩm định về dự án đầu tư là một nội dung quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến quyết định đầu tư hay không đầu tư của ngân hàng. Bởi nó liên quan trực tiếp đến chất lượng của khoản vay, loại bỏ được các khoản vay kém hiệu quả cũng như lựa chọn các dự án đầu tư tốt. Hoạt động thẩm định dự án đầu tư thông thường sẽ bao gồm các nội dung:
Nói một cách dễ hiểu, tài sản bảo đảm là một tài sản có giá trị hay bảo lãnh của bên thứ ba được khách hàng thế chấp để làm vật đảm bảo cho khoản vay của họ. Trong trường hợp khách hàng không có khả năng hoàn trả nợ, ngân hàng có quyền thu hồi tài sản sản bảo đảm của khách hàng. Hoạt động thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay bao gồm:
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà bạn cần biết về khái niệm thẩm định dự án đầu tư là gì? Quy trình và nội dung thẩm định dự án đầu tư trong Ngân hàng thương mại. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin mà bạn đang tìm kiếm. Chúc bạn học tập tốt!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com