Việt Nam là một đất nước nông nghiệp nên việc phát triển nông nghiệp, nông thôn là vấn đề nhận được nhiều quan tâm. Trong đó, sinh kế và phát triển sinh kế bền vững là một trong những điều kiện quan trọng trong quá trình phát triển đời sống nông thôn. Để hiểu rõ hơn về khái niệm sinh kế là gì? Sinh kế bền vững là gì và các nội dung liên quan, hãy cùng Luận Văn 2S tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Về thuật ngữ sinh kế (Tiếng Anh: Livelihood), có rất nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra về thuật ngữ này:
Theo Chambers, R. và Conway, G. (1992), sinh kế của con người được hình thành dựa trên các yếu tố năng lực, tài sản vật chất và xã hội mà con người có thể tiếp cận và hoạt động cần thiết để phối hợp các nguồn lực trên nhằm mục đích kiếm sống.
Có theo khái niệm của Bộ Phát triển Quốc tế Vương Quốc Anh DFID, sinh kế là sự tập hợp khả năng và các nguồn lực mà con mà có được kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm mục đích duy trì sống cũng như để đạt được ước nguyện và các mục tiêu mà họ đặt ra.
Bên cạnh đó, cũng có những quan điểm cho rằng sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng là kế sinh nhai, là cách thức kiếm sống của con người. Các hộ gia đình đều có cách kiếm sống (hoạt động sinh kế) dựa vào những nguồn lực sinh kế có sẵn trong một bối cảnh chính sách và thể chế nhất định ở địa phương. Tuy nhiên, việc kiếm sống này có đáp ứng với nhu cầu, có hiệu quả hay không còn này chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài như bão lụt, các tác động mang tính thời vụ. Sự lựa chọn hoạt động sinh kế của hộ gia đình dựa trên những nguồn lực sinh kế hiện tại là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố này.
Từ các khái niệm trên ta có thể hiểu sinh kế bao gồm toàn bộ các hoạt động của con người để đạt được các mục tiêu dựa trên những nguồn lực sẵn có và khả năng của con người như nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, lao động, trình độ phát khoa học, công nghệ, kỹ năng, trình độ, sức khỏe, năng lực lao động…
Khái niệm sinh kế là gì?
Thuật ngữ sinh kế bền vững được sử dụng như là một khái niệm phát triển lần đầu tiên vào những năm đầu 1990. Trong bài viết này này, chúng ta sẽ tìm hiểu khái niệm sinh kế bền vững của Bộ Phát triển Quốc tế Vương Quốc Anh DFID:
Cũng theo quan điểm của DFID (2001), một sinh kế được đánh giá là bền vững chỉ khi sinh kế đó có khả năng phản ứng tự vệ trước các tổn thương mà không cần sự hỗ trợ nhất thời từ bên ngoài, đồng thời không gây ảnh hưởng bất lợi đến sinh kế của người khác và không làm giảm nguồn tài nguyên có thể khai thác của thế hệ tương lai.
Bạn đang tìm kiếm tài liệu phục vụ cho việc viết luận văn về sinh kế, phát triển sinh kế bền vững? Bàn cần nguồn tài liệu tham khảo hoặc hỗ trợ trong quá trình viết luận? Tham khảo dịch vụ viết thuê luận văn đại học, viết luận văn thạc sĩ thuê của Luận Văn 2S để nhận được sự hỗ trợ ngay bây giờ!
Khung sinh kế bền vững là một công cụ được xây dựng nhằm khái niệm hóa sinh kế một cách tổng thể. Hay nói cách khác, khung sinh kế xem xét toàn diện cả các yếu tố khác nhau ảnh hưởng như thế nào đến sinh kế của con người, giúp phân tích và hiểu các yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh kế của người nghèo và cơ chế giải quyết chúng. Nó cũng giúp hiểu bối cảnh, tài sản, thể chế và chính sách, để hình thành, phát triển các chiến lược sinh kế và đạt được kết quả tốt. Những hạn chế và cơ hội này được hình thành bởi nhiều yếu tố, từ các xu hướng và cấu trúc ở cấp độ toàn cầu hoặc quốc gia mà các cá nhân không có quyền kiểm soát, và thậm chí có thể không nhận thức được, đến các chuẩn mực và thể chế địa phương hơn và cuối cùng là tài sản mà các hộ gia đình hoặc cá nhân có quyền kiểm soát trực tiếp. Khung phân tích sinh kế có những thành phần cơ bản giống nhau sau:
Các thành phần trong khung sinh kế bền vững
Bối cảnh dễ bị tổn thương được định nghĩa là những tình huống bất lợi xảy ra mà con người không có khả năng đối phó. Có 3 loại tổn thương:
- Các cú sốc có thể kể đến như thiên tai, dịch bệnh, bệnh tật, tai nạn… làm cho suy giảm tài sản của hộ gia đình.
- Các xu hướng tự nhiên có thể xảy ra trong tương lai như biến đổi khí hậu, sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên, hạn hán làm ảnh hưởng đến hoạt động trồng trọt, chăn nuôi của hộ gia đình; các xu hướng biến động kinh tế gây bất lợi cho cá nhân hoặc hộ gia đình.
- Sự thay đổi theo chu kỳ sinh trưởng của động thực vật hoặc tính biến động theo mùa của thị trường, gây ra các xáo trộn có tính chu kỳ.
Những nhân tố cấu thành hoàn cảnh dễ bị tổn thương có tác động trực tiếp đến tình trạng tài sản và những lựa chọn của con người mà với chúng sẽ mở ra cơ hội để họ theo đuổi những kết quả sinh kế có lợi. Chính vì vậy, các nhân tố này rất quan trọng
Tài sản sinh kế đề cập đến cơ sở nguồn lực của các hộ gia đình khác nhau và được phân thành năm loại: con người, xã hội, tài chính, tự nhiên và vật chất. Cụ thể:
Tài sản sinh kế là gì?
Các chiến lược và kết quả sinh kế không chỉ phụ thuộc vào khả năng tiếp cận tài sản vốn hoặc bị hạn chế bởi các thể chế và luật pháp, chính sách đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công các sinh kế. Các thể chế và chính sách được xây dựng và hoạt động từ cấp hộ gia đình đến cấp vừng, quốc gia, quốc tế. Các thể chế chính sách có vai trò quyết định khả năng tiếp cận các nguồn lực sinh kế cũng như việc thực hiện các hoạt động sinh kế của cá nhân, nông hộ và nhóm đối tượng khác nhau.
Các chiến lược sinh kế: biểu thị phạm vi và sự kết hợp của các hoạt động chuyển đổi các tài sản sinh kế sở hữu thành các kết quả sinh kế mong đợi. Việc phân loại các chiến lược sinh kế là cần thiết để xác định các mô hình sinh kế khác nhau và thiết kế các can thiệp giảm nghèo có mục tiêu. Hay nói cách khác, chiến lược sinh kế là cách mà hộ gia đình sử dụng các nguồn lực sinh kế sẵn có để kiếm sống và đáp ứng các nhu cầu trong cuộc sống. Các chiến lược sinh kế nhằm đạt được các kết quả sinh kế. Các nhóm dân cư khác nhau trong cộng đồng có những đặc điểm kinh tế xã hội và các nguồn lực sinh kế khác nhau nên có những lựa chọn về hoạt động sinh kế khác nhau. Các quyết định về chiến lược sinh kế có thể dẫn đến các hoạt động sinh kế có thể thực hiện như: sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp quy mô nhỏ, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, buôn bán, du lịch, di dân...
Kết quả sinh kế: Là những thành quả mà nông hộ đạt được khi kết hợp các nguồn lực sinh kế khác nhau để thực hiện các hoạt động sinh kế của mình. Kết quả sinh kế có thể đạt được bao gồm: phát triển hưng thịnh hơn, đời sống nông hộ được nâng cao, an ninh lương thực được đảm bảo,…
Liệu bạn có quan tâm:
→ Tăng trưởng xanh là gì? Thực trạng tăng trưởng xanh ở Việt Nam
Trong những năm vừa qua, Đảng và chính phủ ta đã ban hành nhiều chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhằm khuyến khích đầu tư, hỗ trợ huy động vốn và các nguồn lực nhằm tạo động lực phát triển các hoạt động sinh kế nông hộ và cộng đồng. Cụ thể:
Chủ trương, chính sách của Nhà nước ta về phát triển sinh kế
Các chính sách phát triển nguồn vốn sinh kế và cộng đồng. Trọng tâm của các chính sách này là đầu tư phát triển nguồn vốn vật chất, đặc biệt là phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ hoạt động sản xuất và đời sống.
Chương trình 135 giai đoạn 1 và giai đoạn 2 với trọng tâm phát triển kinh tế- xã hội tại các xã đặc biệt khó khăn với khoảng 100 xã được đầu tư, hỗ trợ trong các lĩnh vực sau: Phát triển cơ sở hạ tầng gồm: đường giao thông, cơ sở hạ tầng, điện lưới, trường học,..;Phát triển sản xuất; đào tạo nâng cao năng lực và hỗ trợ pháp lý và chương trình khuyến học,…
Chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở và đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số diện hộ nghèo theo quyết định 134 và 1592 của Thủ tướng Chính Phủ.
Tạo ra các nguồn lực và cơ hội tiếp cận cũng như sử dụng nguồn vốn cho sinh kế gồm: chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với đồng bào dân tộc thiểu số theo quyết định số 32 và 126 của Thủ tướng Chính Phủ.
Quan tâm các nguồn lực xã hội để tạo ra môi trường kinh doanh và đẩy mạnh phát huy các giá trị truyền thống như: chính sách cho người có uy tín trong cộng đồng, đầu tư xây dựng và duy trì hoạt động nhà văn hóa cộng đồng,…
Chính sách đặc hiệu y tế dành cho đồng bào dân tộc thiểu số
Chính sách giáo dục gồm xây dựng hệ thống trường phổ thông dân tộc hỗ trợ cấp tỉnh, cấp huyện, chính sách tuyển dự bị đại học,…
Các chính sách phát triển hoạt động sinh kế nông hộ và cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách phát triển hoạt động sinh kế cho hộ gia đình và cộng đồng gắn với mục tiêu xóa đói giảm nghèo như: Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất gồm hỗ trợ giống, phân bón,…theo nghị định số 20 và 02 về phát triển thương mại miền núi, hải đảo, và vùng đồng bào dân tộc.
Chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động theo nghị quyết 30A của Chính phủ.
Chính sách đào tạo nghề cho nông dân.
Dự án PRPP tại Quảng Ngãi đã thực hiện mô hình sinh kế trọn gói mang tên "Chăn nuôi bò cái sinh sản theo phương pháp phân cấp, trao quyền và hỗ trợ trọn gói” tại 4 xã: Trà Sơn, Trà Hiệp của huyện Trà Bồng, xã Long Mai huyện Minh Long và xã Trà Thanh huyện Tây Trà. Dự án đã hỗ trợ 276 con bò cho 148 hộ đồng bào dân tộc Kro và Co. Kết quả đạt được là đàn bò sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ nuôi sống là 100%. hiện đã có trên 60% số bò cái đầu tư được phối giống có chửa và sinh sản. Tỷ lệ bò đẻ đạt trên 70% tổng số bò cái được phối giống có chửa và bê con sinh ra phát triển tốt. Giá trị ước tính khoảng 6 tỷ 670 triệu đồng, giá trị bình quân theo hộ khoảng 45 triệu động. Dự án đã góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo cho 148 hộ tham gia dự án.
Phát triển sinh kế và duy trì sinh kế bền vững là một trong những mục tiêu trọng điểm của Đảng và Nhà nước ta nhằm giúp đổi mới bộ mặt nông thôn, cải thiện đời sống người dân. Hy vọng khái niệm sinh kế là gì cũng như những nội dung chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề đang gặp phải.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com