Quản trị thương hiệu là một nội dung quan trọng mà các doanh nghiệp hiện nay đều chú trọng đầu tư và phát triển. Tuy nhiên, công việc này không hề đơn giản mà là một quá trình đầy thách thức. Vậy quản trị thương hiệu là gì và các bước để quản trị thương hiệu như thế nào? Các bạn hãy cùng Luận Văn 2S tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
(Trước khi tìm hiểu khái niệm quản trị thương hiệu là gì, hãy xem lại khái niệm thương hiệu là gì tại: https://luanvan2s.com/thuong-hieu-la-gi-bid264.html)
Quản trị thương hiệu (Brand Management) lần đầu tiên được biết đến từ một bản ghi nhớ được viết bởi Neil H. McElroy tại Procter & Gamble những năm 1931. Theo ông, quản trị thương hiệu là việc ứng dụng các kỹ năng Marketing cho một sản phẩm, một dòng sản phẩm hoặc một thương hiệu nào đó nhằm mục đích gia tăng giá trị cảm nhận của sản phẩm/ thương hiệu đối với người tiêu dùng và từ đó gia tăng giá trị thương hiệu, khả năng chuyển nhượng thương quyền.
Còn theo Đặng Đình Trạm (2012), quản trị thương hiệu được định nghĩa là việc quản trị những nỗ lực mà doanh nghiệp đang thực hiện nhằm mục đích tạo ra nhận thức tốt đẹp nhất cho khách hàng và/ hoặc công chúng về sản phẩm của doanh nghiệp và chính bản thân doanh nghiệp.
Từ hai định nghĩa trên, ta có thể rút ra kết luận quản trị thương hiệu hay xây dựng thương hiệu là việc sử dụng các chiến lược và kỹ thuật để phân tích và lập kế hoạch về cách thương hiệu được nhìn nhận trên thị trường. Hay nói cách khác là quản lý nhận thức của khách hàng một cách hiệu quả. Quản trị thương hiệu nhằm mục đích tăng giá trị cảm nhận tổng thể của thương hiệu về lâu dài và xây dựng cơ sở khách hàng trung thành thông qua các liên tưởng thương hiệu tích cực.
Khái niệm về quản trị thương hiệu là gì?
Trên thực tế, việc làm cho khách hàng có thể nhận biết và lưu lại hình ảnh về sản phẩm của doanh nghiệp là một điều khó mà có thể làm được trong một sớm một chiều. Nó đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu, chuẩn bị và xây dựng một chiến lược, kế hoạch xây dựng thương hiệu khoa học, phù hợp. Dưới đây là 03 bước cơ bản trong quy trình quản trị thương hiệu của doanh nghiệp:
Các bước trong quy trình quản trị thương hiệu
Nội dung quan trọng nhất của việc nghiên cứu thị trường là nghiên cứu hướng phát triển của nhu cầu, các yếu tố tác động và ảnh hưởng đến sự thay đổi của nhu cầu ở hiện tại và tương lai cũng như dự đoán nhu cầu nào sẽ xuất hiện tiếp theo,…
Các nhà nghiên cứu thị trường cần phân tích hành vi, đặc điểm của người tiêu dùng thông qua: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc lựa chọn sản phẩm, sự quan tâm của khách hàng tới thương hiệu của doanh nghiệp, đo lường mức độ trung thành, cảm nhận của khách hàng về ý nghĩa của thương hiệu,…
Sau khi đã nghiên cứu hành vi của khách hàng đối với thương hiệu cần phân loại khách hàng theo thu nhập vì với mỗi mức thu nhập khác nhau, khách hàng sẽ có những hành vi khác nhau.
Có hai phương pháp nghiên cứu thị trường cơ bản là nghiên cứu thực địa và nghiên cứu tại văn phòng. Thông thường các nhà nghiên cứu sẽ kết hợp hai phương pháp để thu thập thông tin, lựa chọn phương pháp phân tích và xử lý để đưa ra các dự báo chính xác nhất làm cơ sở cho các bước tiếp theo.
Là các hoạt động, nỗ lực của doanh nghiệp nhằm tạo dựng cho sản và xây dựng hình ảnh doanh nghiệp một vị trí cạnh tranh và lưu lại trong tâm trí khách hàng. Theo đó, doanh nghiệp cần xác định được vị trí của mình so với các đối thủ trên thị trường và vị trí trong lòng khách hàng. Khi định vị thương hiệu một cách rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp tạo được chỗ đứng vững chắc và hình thành nên giá trị thương hiệu.
Xây dựng thương hiệu
Mô hình thương hiệu gia đình: Với mô hình này, mọi hàng hóa khác nhau của doanh nghiệp đều gắn với một thương hiệu, thường áp dụng với các công ty tập đoàn lớn.
Mô hình thương hiệu cá biệt: Tức là mỗi sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có một thương hiệu riêng. Các thương hiệu cá biệt tồn tại độc lập không hoặc ít liên hệ với tên doanh nghiệp.
Mô hình đa thương hiệu: Mô hình này có thể khắc phục nhược điểm và tận dụng ưu điểm khi chỉ áp dụng một trong hai mô hình đã kể trên.
Thương hiệu được coi là yếu tố nhận diện mang đến sự cam kết về chất lượng cho khách hàng nên mọi khía cạnh của nó phải giúp doanh nghiệp truyền tải cam kết và thể hiện sự độc đáo của thương hiệu. Một thương hiệu được cấu tạo bởi hai phần:
Phần phát âm được: gồm tên thương hiệu, khẩu hiệu, logo, slogan, nhạc hiệu,…
Phần không phát âm được: biểu tượng, nét chữ, màu sắc, bao bì, màu sắc, mùi,…
Các yếu tố cấu thành nên thương hiệu cần được lựa chọn với mục đích nhận diện và tạo sự khác biệt hóa giữa thương hiệu với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường cũng như tăng cường nhận thức của công chúng nên cần có sự liên hệ mật thiết, có ý nghĩa và nhất quán với nhau.
Khi đã hoàn thành việc thiết kế các yếu tố cấu thành nên thương hiệu, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp bảo vệ thương hiệu như đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm và xử lý triệt để các trường hợp vi phạm, đạo nhái thương hiệu để giúp người tiêu dùng tin tưởng vào thương hiệu của doanh nghiệp.
Sau khi đã xây dựng được thương hiệu, doanh nghiệp cần tiếp tục các công việc phát triển thương hiệu để xây dựng thương hiệu của mình thành một thương hiệu mạnh, tồn tại vững vàng trong tâm trí khách hàng. Các công việc bao gồm:
Marketing hỗn hợp cho ngành dịch vụ (7Ps) là mô hình gồm 7 yếu tố sau:
Sản phẩm (Product): Đây là yếu tố đầu tiên trong mô hình marketing. Đo lường chất lượng sản phẩm cần dựa vào sự kỳ vọng của khách hàng và chất lượng mà họ nhận được.
Giá (Price): Giá cả sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về. Việc định giá được quyết định bởi các yếu tố thị trường, chất lượng dịch vụ, giá trị thương hiệu, đối tượng khách hàng,…Chiến lược giá sẽ ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng và tình cảm của khách hàng dành cho doanh nghiệp.
Xúc tiến thương mại (Promotion): Bao gồm các hình thức, kênh tiếp cận khách hàng để giới thiệu, quảng bá sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp đến thị trường.
Kênh phân phối (Place): Yếu tố này liên quan đến địa điểm, kênh phân phối mà doanh nghiệp đầu tư. Đây là yếu tố mang lại giá trị lớn cho khách hàng với nguyên tắc quan trọng là vị trí càng gần thì khả năng sử dụng dịch vụ càng lớn.
Cung ứng dịch vụ (Process): Doanh nghiệp cần đảm bảo về chất lượng dịch vụ, hoạt động cung ứng đồng nhất, dịch vụ tiến hành theo quy trình chuẩn và đồng bộ.
Điều kiện vật chất (Physical evidence): Là không gian tạo dịch vụ và là môi trường để doanh nghiệp tiếp xúc với khách hàng, giúp hỗ trợ cho vị thế thương hiệu trong mắt khách hàng.
Con người (People): Con người là yếu tố tạo nên dịch vụ nên chất lượng của con người sẽ quyết định chất lượng sản phẩm, dịch vụ, là yếu tố quan trọng hàng đầu trong doanh nghiệp.
Truyền thông thương hiệu
Quảng bá thương hiệu là hoạt động quan trọng từ giai đoạn xâm nhập thị trường và duy trì nhận thức của khách hàng về thương hiệu trong suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp, bao gồm:
Quảng bá bằng phương tiện truyền thông: quảng cáo trên đài truyền hình, quảng báo qua báo đài, tạp chí, quảng bá trên Internet, quảng bá bằng biển hiệu, tài trợ cho các chương trình truyền hình,…
Quảng bá thông qua con người: với hình thức quảng bá này, doanh nghiệp sử dụng đội ngũ nhân viên trực tiếp đến tận nhà hoặc cơ quan,…để gặp khách hàng mục tiêu nhằm giới thiệu sản phẩm và chào bán sản phẩm. Ưu điểm của công cụ này là tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên có thể nhận biết phản hồi của khách hàng ngay lập tức.
Quảng bá qua vật dụng tại điểm bán: Phương thức này sử dụng các công cụ và ấn phẩm quảng cáo để tác động trực tiếp lên khách hàng với mục đích tạo sự chú ý thương hiệu, tạo sự nhận biết gợi nhớ và cung cấp thông tin về sản phẩm thương hiệu nhằm lôi kéo khách hàng.
Quảng bá thông qua hoạt động quan hệ công chúng: Hình thức này gồm những chương trình tác động hay đối thoại với công chúng, thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến sự phát triển của cộng đồng nhưng cũng là cách thức “quảng cáo trong thân thiện”.
Quảng bá bằng hình thức khuyến mãi: mục đích của công cụ này là gia tăng lợi ích cho đối tượng để khuyến khích mua hay đặt hàng nhiều hơn. Ưu điểm là kích thích tăng doanh số nhanh nhưng chỉ trong thời gian ngắn và ít có ý nghĩa trong việc xây dựng thương hiệu.
Đây là bộ phận quan trọng để bảo vệ và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Cần đánh giá cao công tác này vì đây là bước để giữ chân khách hàng, đặc biệt là các khách hàng truyền thống,tạo sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh và cải thiện môi trường làm việc nâng cao uy tín cho doanh nghiệp.
Để làm được điều này, doanh nghiệp có thể tiến hành các bước như: Mở rộng và hoàn thiện kênh bán hàng, tạo rào cản chống sự xâm phạm thương hiệu, tạo dựng văn hóa kinh doanh và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Mỗi cá nhân đều đảm nhận công việc ảnh hưởng trực tiếp nên mỗi nhân viên đều có vai trò đóng góp thực hiện chiến lược quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp.
Giá trị thương hiệu là tập hợp các tài sản vô hình gắn liền với tên và biểu tượng của một thương hiệu, có tác dụng làm tăng thêm hoặc giảm đi giá trị của một sản phẩm hoặc dịch vụ đối với đối tác và khách hàng của công ty. Giá trị thương hiệu được hình thành từ sự nhận biết thương hiệu, sự trung thành thương hiệu, chất lượng cảm nhận và các liên hệ về thương hiệu.
Co 5 phương pháp phổ biến để tính giá trị cụ thể của một thương hiệu,cụ thể như sau:
Phương pháp 1: Đo lường giá trị thương hiệu dựa trên khả năng doanh nghiệp bán giá cao hơn bình thường, là giá trị cộng thêm cho giá bán dịch vụ, sản phẩm thuộc thương hiệu.
Phương pháp 2: Phương pháp này dựa vào khả năng bán hàng dễ hơn bình thường tức là dựa vào sự ưa chuộng của khách hàng đối với thương hiệu.
Phương pháp 3: Phương pháp này dựa vào chi phí xây dựng thương hiệu.
Phương pháp 4: Đo lường thương hiệu dựa vào giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán.
Phương pháp 5: Phương pháp đo lường này dựa vào khả năng tạo lợi nhuận nhiều hơn bình thường của thương hiệu bằng cách lấy số luồng lợi nhuận dự tính và giảm trừ đi. Phương pháp này cần cân nhắc đến yếu tố sức mạnh và ảnh hưởng của thương hiệu trong môi trường cạnh tranh với đối thủ.
Đo lường thương hiệu
Có thể bạn cũng quan tâm:
→ Đề tài luận văn thạc sĩ ngành quản trị kinh doanh
Có thể nói, quản trị thương hiệu liên quan đến sự phát triển thương hiệu tổng thể ngay từ khi thương hiệu ra đời cho đến khi thương hiệu không còn tồn tại. Các chức năng của quản trị thương hiệu bao gồm:
Quản trị thương hiệu rất quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Đồng thời nó cũng là công cụ hữu ích cung cấp cho ban lãnh đạo quyền kiểm soát về nhận thức của thương hiệu và là cơ sở cho sự phát triển bền vững và hiệu quả của doanh nghiệp. Nếu được quản trị đúng cách, thương hiệu phải sẽ là tài sản lớn nhất của công ty. Trên đây bạn đọc đã cùng Luận Văn 2S tìm hiểu quản trị thương hiệu là gì. Hy vọng những kiến thức này sẽ hữu ích dành cho bạn!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com