Quản lý nhà nước về văn hóa là một trong những hoạt động quản lý của nhà nước mang nhằm điều hành các hoạt động văn hóa. Để hiểu rõ hơn về khái niệm quản lý nhà nước về văn hóa và các nguyên tắc, phương pháp quản lý cơ bản, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
Trong Hán Việt từ điển đề cập rằng quản lý là sự trông nom, coi sói,quản thúc hay bó buộc ai đó làm theo một khuôn mẫu nhất định,…
Quản lý là sự kết hợp của ba phương diện bao gồm: Thông qua tập thể để thúc đẩy tính tích cực của cá nhân; điều hòa quan hệ giữa người với người, giảm thiểu các mâu thuẫn liên quan và tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau.
Nói tóm lại, quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng và khách thể quản lý bằng một hệ thống các luật lệ, chính sách, nguyên tắc, phương pháp và biện pháp cụ thể để sử dụng hiệu quả các nguồn lực, cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra.
Quản lý nhà nước về văn hóa là một bộ phận trong quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực đời sống, xã hội. Nó là sự định hướng, tạo điều kiện và tổ chức điều hành của nhà nước để làm cho văn hóa phát triển theo hướng vì sự phát triển bền vững của con người và xã hội. Hay nói cách khác, quản lý nhà nước về văn hóa là sự quản lý của nhà nước với toàn bộ hoạt động văn hóa của một quốc gia bằng quyền lực nhà nước thông qua hiến pháp, pháp luật về thể chế chính sách để đảm bảo sự phát triển của văn hóa dân tộc.
Hoạt động văn hóa là một hoạt động xã hội quan trọng, tất yếu có sự quản lý của nhà nước. Đây cũng là hoạt động sáng tạo, hoạt động tư tưởng và còn là hoạt động kinh tế nên quản lý văn hóa là một hoạt động xã hội mang tính đặc thù bởi những lý do sau:
Hoạt động văn hóa là một hoạt động sáng tạo, các tác phẩm văn hóa mang giá trị lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác làm giàu đẹp cho cuộc sống và con người.
Hoạt động văn hóa là hoạt động tư tưởng có khả năng tạo hiệu ứng tốt hoặc xấu trong xã hội
Hoạt động văn hóa là hoạt động kinh tế, vừa là động lực vừa là nguồn lực trực tiếp để phát triển kinh tế.
Con người là chủ thể sáng tạo văn hóa cũng là người hưởng thụ văn hóa. Vì thế, quản lý nhà nước về văn hóa cũng có thể hiểu là quản lý con người tham gia các hoạt động văn hóa để thực hiện chức năng và nhiệm vụ đặt ra cho quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa của dân tộc.
Khái niệm quản lý nhà nước về văn hóa
Có thể bạn quan tâm:
→ 500 Đề tài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên
Quản lý văn hóa là quản lý toàn bộ nền văn hóa từ vĩ mô tới vi mô và được thực hiện theo quy trình từ Trung ương đến cơ sở. Bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Lập kế hoạch xây dựng và phát triển văn hóa: lập kế hoạch xây dựng và phát triển văn hóa trong từng giai đoạn để thực hiện đường lối và định hướng phát triển của Đảng với văn hóa. Thể chế văn hóa gồm 2 hệ thống là chuẩn mực luật pháp và chuẩn mực phong tục tập quán.
Nhà nước và xã hội chăm lo xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu văn hóa nhân loại: Trong đó, nhà nước và xã hội phát triển văn học, nghệ thuật đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân, phát triển các phương tiện thông tin đại chúng và tạo môi trường xây dựng gia đình Việt no ấm, tiến bộ, hạnh phục, con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước,…
Nhà nước ban hành các đạo luật riêng với các hoạt động văn hóa và có 12 lĩnh vực hoạt động văn hóa cần được quản lý. Các văn bản pháp luật tạo ra một hành lang pháp lý cho các hoạt động văn hóa, nhất là khi nước ta đang tiến hành chủ trương xã hội hóa các hoạt động động văn hóa trong nền kinh tế thị trường.
Hướng dẫn việc triển khai kế hoạch và các hoạt động văn hóa, tổ chức kiểm tra, giám sát: cùng với việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước là những nhiệm vụ quản trọng của quản lý nhà nước với văn hóa. Đổi mới cơ chế kiểm tra và giám sát theo 3 hướng như sau: hoàn thiện và bổ sung các văn bản pháp quy, kiện toàn đội ngũ cán bộ thanh tra giám sát và tổ chức, sắp xếp lại các cơ quản quản lý nhà nước,…
Xây dựng và sử dụng nguồn lực, kinh phí cho các hoạt động văn hóa: Đây là nhiệm vụ cụ thể nhưng có vị trí vô cùng quan trọng. Tăng cường ngân sách cho phát triển văn hóa là khuynh hướng chung của các nước trên toàn thế giới.
Kiện toàn tổ chức bộ máy QLNN về văn hóa: Trên thế giới có nhiều các cấu tạo bộ máy quản lý nhà nước khác nhau và phân cấp quản lý khác nhau, có nhiều mô hình về bộ máy quản lý văn hóa không giống nhau.
Đối với ngành văn hóa thông tin ở nước ta, hoạt động quản lý được tiến hành căn cứ theo các mảng sau: lĩnh vực thuộc tổ chức bộ máy quản lý văn hóa, quản lý nhà nước về văn hóa nghệ thuật, văn hóa thông tin, văn hóa xã hội, xuất nhập khẩu văn hóa, công tác thanh tra, kiểm tra,…
Nội dung quản lý nhà nước về văn hóa
Quản lý nhà nước về văn hóa bao gồm các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ: Tức là, các hoạt động nhà nước trước hết phải đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước quản lý và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.
Nguyên tắc tập trung dân chủ: Là nguyên tắc quan trọng nhất, nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân, thực hiện quyền dân chủ. Nhà nước nắm quyền thống nhất quản lý, giao quyền và trách nhiệm cho địa phương. Tập trung và dân chủ là một thể thống nhất không đối lập hay hạn chế lẫn nhau.
Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành, theo địa phương và vùng lãnh thổ: tức là nhà nước là một thể thống nhất, bộ máy nhà nước hoạt động theo các cấp hành chính nhà nước và thực hiện theo quy định cấp dưới phục tùng cấp trên. Hệ thống hành chính được chia làm 4 cấp gồm: Trung ương, tỉnh, thành phố, cấp huyện và cấp xã.
Nguyên tắc phân biệt rõ chức năng QLNN về văn hóa và chức năng quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực văn hóa: Các doanh nghiệp hoạt động văn hóa theo cơ chế thị trường và theo nguyên tắc quản lý kinh tế nhưng phải chú ý tới đặc thù kinh tế và các lĩnh vực văn hóa để điều tiết, tránh đồng nhất quản lý kinh tế với quản lý văn hóa.
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: nguyên tắc này đòi hỏi mọi tổ chức, cơ quan quản lý và mọi cá nhân hoạt động về lĩnh vực văn hóa phải dựa trên cơ sở pháp luật của nhà nước để thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ và quyền lợi của mình.
Nguyên tắc công khai: Nguyên tắc công khai đòi hỏi các tổ chức hoạt động quản lý nhà nước phải công khai cho dân biết trên các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan giám sát phải chú ý đến dư luận xã hội để kịp thời điểm chỉnh các quyết định quản lý cho phù hợp.
Nguyên tắc QLNN về văn hóa
Phương thức quản lý văn hóa là các cách thức, phương pháp tác động có chủ đích nhằm điều hành các hoạt động văn hóa hướng tới thực hiện những mục tiêu nhất định. Quản lý văn hóa gồm 3 phương pháp sau:
Phương pháp hành chính là tác động trực tiếp bằng các quy định dứt khoát mang tính quyền lực bắt buộc của nhà nước lên khách thể. Đặc điểm của phương pháp này là tính nguyên tắc và nguyên tắc. Nó đòi hỏi đối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm các quy định hành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời. Tính quyền lực đòi hỏi các cơ quan quản lý sử dụng đúng và đầy đủ quyền lực của mình trong các tác động hành chính gắn với thẩm quyền của mình. Vai trò của hành chính là tạo ra các kỷ cương của nhà nước và cộng đồng, yêu cầu sự chính xác, khoa học.
Phương pháp này tác động vào đối tượng quản lý để đối tượng quản lý lựa chọn phương pháp hiệu quả nhất trong phạm vi của họ. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực văn hóa đều phải tuân thủ các quy luật kinh tế khách quan như: quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu,…
Để thực hiện mở rộng, áp dụng các phương pháp kinh tế vào quản lý văn hóa,nhà nước phải hoàn thiện hệ thống các đòn bẩy kinh tế nâng cao năng lực vận dụng các quan hệ thị trường, thực hiện phân cấp quản lý theo hướng mở rộng quyền hạn cho cấp dưới. Sử dụng phương pháp kinh tế đòi hỏi cán bộ quản lý phải có năng lực trình độ nhiều mặt, kiến thực văn hóa, kinh tế, pháp luật,…và đạo đức nghề nghiệp.
Đây là cách thức tác động tình cảm, nhận thức của con người để năng cao năng lực tự giác và tính tích cực công dân trong việc thực hiện nhiệm vụ chung. Phương pháp giáo dục cần dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lý. Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục, làm cho con người phân biệt được phải, trái, đúng sai,…từ đó nâng cao tính tích cực của công dân. Để thực hiện chức năng này, các chủ thể quản lý phải vận dụng tổng hợp các phương pháp và căn cứ vào điều kiện cụ thể để sử dụng phương pháp phù hợp.
Quản lý nhà nước về văn hóa là một trong những phương pháp quản lý cần thiết để đảm bảo đất nước phát triển theo hướng tích cực, vừa bảo vệ những truyền thống văn hóa của dân tộc vừa có thể tiếp thu văn hóa của nước ngoài để tạo nên sự đa dạng. Luận Văn 2S hy vọng những kiến thức này đã mang lại cho bạn những kiến thức hữu ích. Nếu như bạn đang làm tiểu luận chuyên viên, tiểu luận tình huống quản lý nhà nước về văn hóa và cần hỗ trợ, hãy liên hệ với đội ngũ chuyên viên viết thuê tiểu luận của chúng tôi nhé.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com