Quản lý nhà nước về kinh tế là một trong những nội dung quan trọng mang tính quyết định đến sự phát triển của một đất nước. Ngày nay, các quốc gia cần không ngừng cải cách, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về kinh tế nói riêng. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm quản lý nhà nước & Một số vấn đề quản lý nhà nước về kinh tế nhé!
Trước khi trả lời câu hỏi “quản lý nhà nước là gì?”, khái niệm mà chúng ta cần làm rõ đầu tiên chính là “quản lý”. Trên thực tế, thuật ngữ quản lý được tiếp cận với nhiều cách thức khác nhau tùy theo từng góc độ khoa học. Mỗi lĩnh vực khoa học sẽ có một cách định nghĩa riêng về quản lý. Tuy nhiên, theo cách hiểu chung nhất, quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Còn về việc tác động theo cách nào sẽ phụ thuộc vào các lĩnh vực khác nhau, các góc độ khoa học khác nhau, cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.
Khái niệm quản lý nhà nước
Khái niệm quản lý nhà nước: Cùng với sự xuất hiện của nhà nước, quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với hành vi hoạt động của con người và các quá trình xã hội nhằm duy trì và phát triển trật tự pháp luật và các mối quan hệ xã hội để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Xã hội chủ nghĩa. Xét theo nghĩa rộng, quản lý nhà nước là tất cả hoạt động của bộ máy nhà nước, bao gồm: hoạt động lập pháp, hành pháp đến tư pháp.
Dựa trên khái niệm, ta có thể dễ dàng rút ra được một số đặc điểm nổi bật của quản lý nhà nước như sau:
Xem thêm:
Kho 500 Đề tài tiểu luận tình huống quản lý nhà nước ngạch chuyên viên 2023
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động mang tính tổ chức và pháp quyền của Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân nhằm mục đích sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực kinh tế, các cơ hội để đạt được các mục tiêu về phát triển kinh tế quốc gia đặt ra.
Vì sao nói quản lý nhà nước về kinh tế vừa là một môn khoa học vừa là nghệ thuật, nghề nghiệp?
Quản lý Nhà nước về kinh tế là một bộ môn khoa học bởi nó có đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu riêng. Đó là các quy luật và các vấn đề mang tính quy luật của các mối quan hệ trực tiếp, gián tiếp giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động kinh tế của xã hội. Tính khoa học có nghĩa là hoạt động quản lý của Nhà nước trên thực tế không thể phụ thuộc vào ý chí chủ quan hay sở thích của một cá nhân hay một cơ quan Nhà nước nào mà phải dựa trên các phương pháp, nguyên tắc xuất phát từ thực tiễn và được kiểm nghiệm bằng thực tiễn.
Quản lý Nhà nước về kinh tế còn là một nghệ thuật và là một nghề vì nó chịu ảnh hưởng rất lớn từ trình độ nghiệp vụ, bản lĩnh, phẩm chất và phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế; khả năng thích nghi, phương pháp và hình thức tổ chức của bộ máy quản lý kinh tế của Nhà nước. Tính nghệ thuật thể hiện ở việc linh hoạt xử lý các tình huống thực tiễn kinh tế xảy ra trên cơ sở các nguyên lý khoa học. Bởi bản thân khoa học không thể đưa ra sự giải đáp cho mọi tình huống phát sinh trong hoạt động thực tiễn, nó chỉ có thể chỉ ra các nguyên lý khoa học làm cơ sở cho các hoạt động quản lý thực tế. Còn vận dụng một cách hiệu quả, tối ưu nhất những nguyên lý này vào thực tiễn lại phụ thuộc nhiều vào kiến thức, tài năng của các nhà quản lý kinh tế. Nó đồng thời cũng là một nghề nghiệp bởi bộ máy quản lý Nhà nước là hệ thống tổ chức bao gồm nhiều cơ quan, nhiều bộ phận, cá nhân có những quyền hạn, chức năng khác nhau nhằm đảm bảo tổ chức và quản lý có hiệu quả các lĩnh vực kinh tế.
Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp không có đủ khả năng để tự giải quyết các vấn đề của chính mình nảy sinh trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì vậy cần đến sự tác động của Nhà nước nhằm điều chỉnh, giải quyết các “ách tắc”, trở ngại trong hoạt động của doanh nghiệp. Một vài vấn đề chủ yếu như:
Thứ hai, quản lý nhà nước đóng vai trò hạn chế, ngăn ngừa những các lỗ hổng tiêu cực, các mặt trái của nền kinh tế thị trường. Chẳng hạn như:
Như vậy, Nhà nước cần tạo ra những công cụ điều tiết thị trường ở tầm vĩ mô để sửa chữa và khắc phục, những “khuyết tật” tồn tại và kiềm chế tính tự phát của nền kinh tế thị trường.
Thứ ba, đối với đặc thù riêng của nền kinh tế của Việt Nam: Việt Nam đang là một quốc gia có xuất phát điểm thấp và phát triển trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động. Do đó, việc thực hiện tốt vai trò quản lý kinh tế – xã hội là một tất yếu, đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với Nhà nước. Thể hiện rõ nét ở các điểm chính như:
Phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế là toàn bộ những cách thức tác động có ý đồ lên hệ thống kinh tế nhằm mục đích đạt được các mục tiêu mà Nhà nước đặt ra. Để quản lý hiệu quả, nhà quản lý phải biết lựa chọn phương pháp quản lý đúng đắn, biết cách kết hợp linh hoạt các phương pháp quản lý đó vào từng trường hợp, từng đối tượng, từng giai đoạn cụ thể của nền kinh tế. Các phương pháp quản lý của Nhà nước về kinh tế chủ yếu:
Trên đây là toàn bộ những kiến thức hữu ích liên quan đến quản lý nhà nước về kinh tế mà Luận Văn 2S. Mong rằng bài viết hữu ích và giải đáp được tất cả các câu hỏi mà bạn đang khúc mắc.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com