Có thể nói rằng, trong đời sống xã hội, con người luôn tham gia vào các mối quan hệ đa dạng và phong phú. Những mối quan hệ này xuất hiện từ quá trình hoạt động xã hội của con người như sản xuất, phân phối, lưu thông tài sản,… đã tạo nên những quan hệ pháp luật dân sự, hành chính,…tương tự. Sự tồn tại của các quan hệ này là khách quan, con người không thể tách mình ra khỏi xã hội hoặc đặt mình ngoài những mối quan hệ xã hội. Vì vậy, trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về khái niệm quan hệ pháp luật dân sự là gì nhé.
Quan hệ pháp luật được hiểu là hình thức pháp lý của các quan hệ xã hội xuất hiện dưới tác động điều chỉnh của các quy phạm pháp luật.
Quan hệ pháp luật dân sự được hiểu là những quan hệ xã hội phát sinh từ những lợi ích vật chất, lợi ích nhân dân được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh, trong đó các bên tham gia có sự bình đẳng về mặt pháp lý, quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp mang tính cưỡng chế.
Khái niệm quan hệ pháp luật dân sự là gì?
Tìm hiểu thêm khái niệm quan hệ pháp luật hành chính là gì tại: https://luanvan2s.com/quan-he-phap-luat-hanh-chinh-la-gi-bid371.html
Trong quan hệ pháp luật dân sự, có 02 chủ thể là: Cá nhân (là các cá thể độc lập, riêng biệt, hiện hữu trong một không gian xác định và trong một khoảng thời gian nhất định) và pháp nhân (về cơ bản pháp nhân là một tổ chức thỏa mãn 04 điều kiện của pháp nhân quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015) tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, có quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật dân sự đó.
Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, các cá nhân, pháp nhân cần phải có năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể bao gồm 02 loại năng lực: Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự.
Đặc điểm của chủ thể quan hệ pháp luật dân sư:
Khách thể là cái mà chủ thể hướng tới, tác động vào và mong muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự. Chủ thể khi tham gia vào từng loại quan hệ pháp luật dân sự khác nhau thì có mục đích khác nhau.
Các loại khách thể của quan hệ pháp luật dân sự bao gồm:
Chủ thể và khách thể trong quan hệ pháp luật dân sự
Là một quan hệ pháp luật, quan hệ pháp luật dân sự mang những tính chất cơ bản sau:
Thứ nhất, quan hệ pháp luật dân sự là những quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh: Quan hệ pháp luật dân sự trước hết là những quan hệ xã hội tức các mối quan hệ tồn tại giữa cá nhân với cá nhân, giữa tổ chức với tổ chức hoặc giữa các chủ thể đó với nhau,…trong hoạt động giao lưu dân sự. Các quy phạm pháp luật dân sự giúp xác định trước những điều kiện để quan hệ pháp luật dân sự phát sinh, những chủ thể tham gia vào quan hệ đó cũng như những quyền và nghĩa vụ pháp lý của họ cũng như những biện pháp bảo vệ các quyền và nghĩa vụ đó khi chúng bị vi phạm.
Thứ hai, quan hệ pháp luật dân sự là những quan hệ mang tính ý chí: Tức là khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, các bên đều có những mục đích và lợi ích nhất định để thỏa mãn các nhu cầu vật chất hoặc tinh thần của mình. Tuy các quan hệ dân sự này được hình thành một cách khách quan nhưng được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của con người nên việc tham gia hay không tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, việc xác định nội dung mối quan hệ phải xuất phát từ ý chí của các bên. Sự tự định đoạt, ý chí tự do của các chủ thể được thể hiện đầy đủ khi họ tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự. Tuy nhiên, quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội ấy nên ý chí của các chủ thể bị giới hạn bởi các quy phạm pháp luật định sẵn.
Thứ ba, quyền và nghĩa vụ của những người tham gia quan hệ pháp luật dân sự được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước: Các chủ thể tự có thể quyết định việc xác lập quan hệ pháp luật dân sự cũng như nội dung quyền và nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật dân sự mà họ tham gia. Các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự được thực hiện phần lớn từ sự tự nguyện và ý thức tự giác của các bên tham gia. Khi tham gia vào quan hệ pháp luật này, các chủ thể có các quyền và nghĩa vụ riêng và chúng được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của nhà nước.
Quan hệ pháp luật dân sự tồn tại ngay cả trong trường hợp chưa có quy phạm pháp luật nào trực tiếp điều chỉnh: Đời sống dân sự là lĩnh vực các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân hết sức đa dạng, phức tạp, không ngừng thay đổi nên có những trường hợp quan hệ pháp luật dân sự phát sinh liên quan tới quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể nhưng lại chưa có quy phạm pháp luật dân sự nào trực tiếp điều chỉnh.
Ví dụ như trường hợp liên quan đến bitcoin, câu hỏi đặt ra là bitcoin liệu có phải là tài sản hay không? Trong trường hợp này ta thấy rằng chưa có một quy phạm pháp luật về dân sự nào được ban hành để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến bitcoin, để thừa nhận bitcoin liệu có phải là tài sản hay không. Để giải quyết trường hợp này, pháp luật dân sự mà cụ thể tại Điều 5 và Điều 6 của bộ luật dân sự đã quy định:
Địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự đều bình đẳng: Đây là đặc điểm quan trọng nhất của quan hệ pháp luật dân sự khi so sánh với các quan hệ pháp luật của các ngành luật “công” như quan hệ hành chính hay quan hệ hình sự. Theo đó, các bên đều bình đẳng, không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng,…để đối xử không bình đẳng với nhau. Điều này là sự bình đẳng pháp lý tức pháp luật không dành đặc quyền và không có sự phân biệt đối xử giữa các chủ thể khi họ tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự. Địa vị pháp lý của các chủ thể tham gian quan hệ pháp luật dân sự được thể hiện ở các nội dung: bình đẳng về khả năng tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, bình đẳng trong việc hưởng quyền và nghĩa vụ thực hiện dân sự phát sinh từ các quan hệ mà chủ thể tham gia, bình đẳng trong việc chịu trách nhiệm dân sự khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ.
Quan hệ dân sự có sự đa dạng về chủ thể, khách thể và phương pháp bảo vệ:
Đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự là gì?
Xem thêm:
Kho đề tài luận văn thạc sĩ luật học miễn phí 2022
Bao gồm quan hệ pháp luật dân sự về tài sản và quan hệ pháp luật dân sự về nhân thân. Cách phân loại này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng vì chỉ có quyền và nghĩa vụ dân sự trong quan hệ pháp luật dân sự về tài sản mới được thực hiện chuyển giao giữa các chủ thể. Ngược lại, đối với quan hệ pháp luật dân sự về nhân thân, quyền và nghĩa vụ gắn liền với mỗi cá nhân và không thể thực hiện chuyển giao cho người khác. Cách phân loại này được dùng để lựa chọn biện pháp phù hợp và cần thiết để bảo vệ quyền của chủ thể.
Theo cách phân loại này, có quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối và quan hệ pháp luật dân sự tương đối. Trong đó:
Quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối: là quan hệ mà theo đó, chủ thể quyền được xác định cụ thể còn chủ thể có nghĩa vụ bao gồm tất cả các chủ thể còn lại. Trong đó, nghĩa vụ của người có nghĩa vụ được thể hiện ở sự kiềm chế các hành vi, tồn tại ở dạng không hành động có nghĩa là không được thực hiện bất kỳ hành vi nào nếu những hành vi đó xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền.
Quan hệ pháp luật dân sự: là quan hệ mà trong đó tương ứng với chủ thể quyền là một hoặc một số người có nghĩa vụ được xác định tức là trong quan hệ pháp luật dân sự tương đối thì chủ thể có quyền và chủ thể có nghĩa vụ đều được xác định rõ ràng và cụ thể.
Theo tiêu chí phân loại này, ta có:
Quan hệ vật quyền: Là những quan hệ mà trong đó, khách thể luôn là vật (tài sản) và chủ thể quyền thực hiện các quyền năng của mình đối với vật để thỏa mãn lợi ích của mình một cách trực tiếp mà không phải thông qua hành vi của chủ thể khác.
Quan hệ trái quyền: là quan hệ mà khách thể là hành vi và lợi ích của chủ thể quyền chỉ có thể được đáp ứng thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ của thể có nghĩa vụ.
Theo cách phân loại này, có quan hệ đơn giản và quan hệ phức tạp:
Quan hệ pháp luật đơn giản: Là quan hệ mà theo đó, một bên chủ thể chỉ có quyền mà không phải thực hiện một nghĩa vụ nào còn chủ thể còn lại chỉ phải thực hiện nghĩa vụ mà không có một quyền nào.
Quan hệ pháp luật phức tạp: Là quan hệ mà trong đó mỗi bên chủ thể đều có quyền và có nghĩa vụ.
Quan hệ pháp luật dân sự là một bộ phận quan trọng trong hệ thống luật pháp của một quốc gia. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho các bạn những thông tin tham khảo cần thiết đối với nội dung quan hệ pháp luật dân sự là gì. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào liên quan đến chủ đề này hoặc bạn muốn sử dụng dịch vụ viết luận văn thạc sĩ thuê chuyên ngành luật, hãy để lại lời nhắn hoặc bình luận để chúng tôi hỗ trợ các bạn nhanh nhất nhé.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com