Hiện nay với sự phát triển của xã hội đã đặt ra yêu cầu cần có một trật tự xã hội bởi một hệ thống quy phạm pháp luật phù hợp. Việc điều chỉnh và quản lý xã hội bằng pháp luật là điều cần thiết đối với một đất nước, một quốc gia. Trong đó, thực hiện pháp luật trong quan hệ pháp luật hành chính là một yếu tố tất yếu cần tiến hành. Để hiểu rõ hơn về khái niệm quan hệ pháp luật hành chính là gì cũng như nội dung của quan hệ pháp luật hành chính, hãy đọc bài viết này nhé.
Quan hệ pháp luật hành chính là một dạng nằm trong quan hệ pháp luật, chỉ những quan hệ xã hội phát sinh chủ yếu từ trong lĩnh vực chấp hành điều hành giữa một bên mang quyền lực nhà nước với chức năng quản lý hành chính nhà nước với một bên là đối tượng quản lý. Các mối quan hệ này được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính.
Như vậy, quan hệ pháp luật hành chính chỉ những quan hệ xã hội phát sinh từ lĩnh vực chấp hành và điều hành của nhà nước được điều chỉnh thông qua các quy phạm pháp luật hành chính giữa các chủ thể mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau mà pháp luật hành chính quy định.
Nói cách khác, quan hệ pháp luật hành chính là một dạng cụ thể của quan hệ pháp luật, là kết quả của sự tác động của quan hệ pháp luật hành chính theo phương pháp mệnh lệnh- đơn phương đến các quan hệ quản lý hành chính nhà nước.
Quan hệ pháp luật hành chính là gì?
Là một dạng thuộc quan hệ pháp luật nên quan hệ pháp luật hành chính cũng mang đầy đủ các đặc điểm của một quan hệ pháp luật bao gồm: quan hệ ý chí, xuất hiện dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật, được quy phạm pháp luật điều chỉnh và cấu thành từ quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ có tính chất tương ứng nhau,…Ngoài ra, quan hệ pháp luật hành chính cũng mang một số đặc điểm đặc trưng để phân biệt quan hệ pháp luật hành chính với các quan hệ pháp luật khác như sau:
Thứ nhất, quan hệ pháp luật hành chính được phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của chủ thể quản lý hay đối tượng quản lý hành chính. Sự thỏa thuận của phía bên kia không phải là điều kiện bắt buộc để hoàn thành quan hệ pháp luật hành chính. Thẩm quyền quản lý hành chính của nhà nước chỉ được thực hiện khi có sự tham gia tích cực từ phía đối tượng quản lý và quyền lợi của đối tượng quản lý chỉ được đảm bảo khi có sự hỗ trợ của chủ thể quản lý thông qua các hành vi pháp lý cụ thể.
Thứ hai, nội dung của quan hệ pháp luật hành chính bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân,…nhằm xác lập và duy trì trật tự quản lý nhà nước. Theo đó, các bên tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính cần thực hiện quyền và nghĩa vụ do mà quy phạm pháp luật hành chính quy định.
Thứ ba, trong quan hệ pháp luật hành chính nhất thiết phải có một bên chủ thể nhân danh nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước để áp đặt ý chí của mình lên chủ thể kia. Chủ thể được sử dụng quyền lực nhà nước có thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân được nhân danh và sử dụng quyền lực nhà nước trong quan hệ này. Các chủ thể này được gọi là chủ thể đặc biệt, giữ vai trò là chủ thể hành chính trong quản lý hành chính. Quan hệ pháp luật hành chính không thể phát sinh khi thiếu chủ thể đặc biệt.
Ngoài ra, quan hệ pháp luật hành chính còn xác định chủ thể thường là các chủ thể không được sử dụng quyền lực nhà nước và thực hiện nghĩa vụ phục tùng việc sử dụng quyền lực nhà nước của chủ thể quản lý.
Thứ tư, trong một quan hệ pháp luật hành chính cụ thể, quyền của bên này ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại: Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ “quyền lực- phục tùng”, tức là chủ thể đặc biệt tham gia vào quan hệ này theo cơ sở quyền lực nhà nước và chủ thể có nghĩa vụ chấp hành sử dụng quyền lực nhà nước của chủ thể đặc biệt. Ngoài ra, chủ thể đặc biệt có trách nhiệm trong việc sử dụng quyền lực nhà nước. Chủ thể thường thực hiện nghĩa vụ chấp hành mệnh lệnh và họ cũng có những quyền và lợi ích hợp pháp nhất định.
Thứ năm, đa số các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính do cơ quan hành chính nhà nước giải quyết dựa trên trình tự thủ tục hành chính đã quy định sẵn. Tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật hành chính gọi là tranh chấp hành chính.
Thứ sáu, bên vi phạm nghĩa vụ trong quan hệ pháp luật hành chính phải chịu trách nhiệm pháp lý nhà nước. Quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ này gắn với hoạt động chấp hành và điều hành của nhà nước.
Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính chỉ những bên tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, có năng lực chủ thể, có quyền và nghĩa vụ tương ứng đối với nhau mà pháp luật hành chính đã quy định, bao gồm cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị kinh tế hoặc công dân Việt Nam,…Trong đó, chủ thể quản lý- bên có thẩm quyền hành chính nhà nước là chủ thể không thể thiếu.
Chủ thể quản lý hành chính nhà nước là các cá nhân và tổ chức của con người có quyền lực hành chính nhà nước, nhân danh nhà nước và thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. “Mang quyền lực nhà nước” khi có 2 yếu tố sau: Có thẩm quyền hành chính nhà nước mà pháp luật quy định và tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể có thẩm quyền hành chính nhà nước.
Chủ thể bắt buộc trong quan hệ pháp luật hành chính có quyền nhân danh nhà nước để đơn phương đưa ra những mệnh lệnh buộc phía bên kia phải thực hiện. Đây là đặc trưng là quan hệ pháp luật hành chính so với các quan hệ pháp luật khác. Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính phải có năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính.
Khách thể là trật tự quản lý hành chính nhà nước được quy định trong từng lĩnh vực cụ thể và khi tham gia vào mối quan hệ này, đối tượng mà các chủ thể muốn hướng đến là những lợi ích về vật chất hoặc lợi ích phi vật chất đóng vai trò là yếu tố định hướng cho sự hình thành và vận động của một quan hệ pháp luật hành chính.
Xem thêm:
→ Mẫu đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế miễn phí 2022
Quan hệ pháp luật hành chính chỉ phát sinh, thay đổi và chấm dứt khi có đủ 3 điều kiện sau:
Quy phạm pháp luật hành chính: Là cơ sở ban đầu của sự phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính vì nó quy định điều kiện và hoàn cảnh phát sinh quan hệ pháp luật hành chính, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể cùng các biện pháp xử lý.
Sự kiện pháp lý hành chính: Là các sự kiện thực tế xảy ra làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính tức những sự kiện xảy ra trong thực tế phù hợp với điều kiện mà quy phạm pháp luật hành chính dự liệu trước. Bao gồm sự kiện pháp lý ý chí và sự kiện pháp lý phi ý chí.
Năng lực chủ thể hành chính: Năng lực chủ thể tức là khả năng pháp lý của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách là chủ thể của quan hệ đó. Tức là khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể quan hệ pháp luật khi họ tham gia.
Chủ thể quản lý và chủ thể của quản lý: Đối với chủ thể là cơ quan nhà nước thì năng lực chủ thể xuất hiện khi cơ quan đó chính thức được thành lập và ấn định thẩm quyền và chấm dứt khi cơ quan đó bị giải thể.
Đối với chủ thể là cán bộ có thẩm quyền thì năng lực pháp luật xuất hiện khi cán bộ đó chính thức được bổ nhiệm. Năng lực hành vi chỉ khả năng thực hiện những hành vi trong phạm vi năng lực pháp luật và quyền hạn, chức vụ được bổ nhiệm.
Đối với chủ thể là tổ chức xã hội thì năng lực chủ thể xuất hiện khi tổ chức đó chính thức thành lập và ấn định thẩm quyền theo nội dung công việc cố định, chu kỳ hoặc theo tình huống cụ thể và thẩm quyền chấm dứt khi tổ chức đó không còn được ấn định thẩm quyền hành chính nhà nước.
Chủ thể quản lý bao gồm:
Đối với chủ thể là tổ chức xã hội hoặc đơn vị kinh tế: Năng lực chủ thể xuất hiện khi nhà nước quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, đơn vị kinh tế đó.
Đối với chủ thể là công dân Việt Nam: Thời điểm xuất hiện năng lực pháp luật và năng lực hành vi khác nhau. Công dân có năng lực pháp luật hành chính khi công dân đó sinh ra và chấm dứt khi công dân đó chết đi, là khả năng hưởng các quyền và nghĩa vụ nhất định như quyền bầu cử, ứng cử, quyền học tập,…
Năng lực hành vi hành chính của công dân: Là năng lực mà công dân đó thực hiện được các quyền và nghĩa vụ của mình trên thực tế. Năng lực đó xuất hiện khi công dân đó đạt một độ tuổi nhất định hay có sức khỏe, trình độ, chuyên môn nghiệp vụ,…tức là khả năng bằng hành vi cá nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quản lý hành chính nhà nước và được nhà nước thừa nhận.
Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh từ quá trình quản lý hành chính hành chính nhà nước được điều chỉnh thông qua các quy phạm pháp luật hành chính giữa các cơ quan, tổ chức có quyền và nghĩa vụ khác nhau mà pháp luật hành chính quy định. Hiểu rõ về quan hệ pháp luật hành chính sẽ giúp chúng ta tránh những sai phạm trong quá trình làm việc, xử lý các vấn đề tài chính. Hy vọng bài viết quan hệ pháp luật hành chính là gì của Luận Văn 2S đã mang đến cho các bạn những thông tin tham khảo phù hợp. Ngoài ra, nếu như bạn đang gặp khó khăn trong quá trình thực hiện tiểu luận, luận văn về chủ đề này, tham khảo dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi. Chi tiết dịch vụ & giá viết luận văn thuê tại Tp.HCM
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com