Thời gian gần đây, phương pháp dạy học STEAM được nhắc đến nhiều không chỉ bởi các thầy cô giáo, chuyên gia giáo dục mà còn có cả các chính trị gia, lãnh đạo các tập đoàn công nghệ lớn. Điều đó cho thấy vai trò và ý nghĩa quan trọng của giáo dục Steam. Việc thúc đẩy giáo dục STEAM tại mỗi quốc gia đều hướng đến mục đích là phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các ngành nghề liên quan đến khoa học, công nghệ, kỹ thuật,… từ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia. Để hiểu rõ về phương pháp steam là gì và ứng dụng cuả phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non, chúng ta cùng tìm hiểu với Luận Văn 2S qua bài viết sau nhé.
STEM là viết tắt của các từ Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Mathematics (Toán học). Giáo dục STEM được định nghĩa là sự tích hợp các nội dung và kỹ năng của các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học dựa trên các ứng dụng trong thế giới thực (Helm & Katz, 2016). STEM trong GDMN nuôi dưỡng sự tò mò của trẻ để khám phá thế giới và cung cấp nền tảng cho việc học tập trong tương lai (National Science Teachers Association, NSTA, 2014). STEM là phương pháp giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp trẻ hiểu và áp dụng các các khái niệm trong khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong đời sống (Honey Coupons). STEM quan trọng với trẻ mầm non là khơi gợi ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, tự khám phá, quan sát, đặt câu hỏi, dự đoán và giải quyết vấn đề (Katz, 2010). Moomaw và Davis (2010) cũng phát hiện ra rằng trẻ em có thể khám phá các vật liệu bằng tất cả các giác quan của mình bằng các hoạt động STEM thích hợp, giúp trẻ hiểu các khái niệm đồng thời giúp trẻ em tập trung, tăng vốn từ vựng, tăng cường kỹ năng hợp tác và kết nối hợp lý.
STEAM là viết tắt Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Arts (Nghệ thuật) và Mathematics (Toán học). STEAM phát triển từ chương trình giáo dục STEM kết hợp với nghệ thuật (STEM + Arts) nhằm xây dựng cho trẻ một nền tảng vững chắc cho việc học tập trong tương lai bằng cách khám phá các kỹ năng và khái niệm khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật & toán học, khuyến khích trẻ tò mò, đặt câu hỏi và sử dụng các kỹ năng tư duy phê phán. STEAM dạy trẻ học cách chấp nhận rủi ro, theo đuổi giải quyết vấn đề, sự hợp tác và phát triển trong quá trình sáng tạo (Koester).
Theo Georgette Yakman (2018): Giáo dục STEAM là sự tích hợp yếu tố nghệ thuật và chương trình giáo dục STEM, trong đó khái niệm khoa học, công nghệ được giải thích thông qua kỹ thuật và nghệ thuật, tất cả dựa trên các yếu tố toán học. Yếu tố nghệ thuật A (Arts) trong phương pháp STEAM bao gồm nhiều lĩnh vực không giới hạn các nghệ thuật khai phóng. Trong STEAM sự sáng tạo và tự do về tưởng tượng được diễn đạt bằng nhiều hình thức như mỹ thuật, âm nhạc, ngôn ngữ, kịch nghệ, thể chất…Nghệ thuật khuyến khích sự sáng tạo và cho phép học sinh minh họa các khái niệm mà chúng đang học.
Phương pháp STEAM là gì?
Xem thêm:
→ Sáng kiến kinh nghiệm về dạy học trực tuyến đạt thành tích cao
Kỹ năng giáo dục STEM: Giáo dục STEM không phải là để trở thành những nhà toán học, nhà khoa học, kỹ sư hay những kỹ thuật viên trong tương lai mà là phát triển cho người học nền tảng học tập và các kỹ năng có thể sử dụng được để làm việc và phát triển trong thế giới công nghệ hiện đại như hiện nay. Kỹ năng STEM là sự tích hợp, lồng ghép hài hòa giữa bốn nhóm kỹ năng chinh bao gồm: kỹ năng khoa học, kỹ năng công nghệ, kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng toán học
Kỹ năng giáo dục trong STEAM: Giáo dục STEAM xây dựng cho học sinh nền tảng vững chắc cho việc học tập trong tương lai thông qua cách khám phá các kỹ năng và khái niệm STEAM từ việc chơi và thảo luận. STEAM tập trung vào quá trình chơi để hình thành kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện, kỹ năng làm việc theo nhóm,… những kỹ năng này giúp học sinh thích nghi với các công việc chiếm ưu thế trong thế kỷ 21, tăng sức cạnh tranh của lao động ở mỗi quốc gia.
Có thể thấy rằng, phong trào STEM to STEAM đã bắt đầu phát triển trong nhiều năm qua và đang phát triển mạnh mẽ như một phương thức hành động tích cực nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế mới.
Một nền giáo dục STEM tự nó là vô cùng có giá trị. Khoa học là tất cả xung quanh ta, công nghệ luôn không ngừng phát triển và đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Kỹ thuật cung cấp các nguyên tắc hướng dẫn của các cấu trúc, máy móc và các phát minh khác, còn toán học giúp chúng ta suy nghĩ phân tích về thế giới và giải quyết các vấn đề phức tạp. Các lĩnh vực này hình thành rất nhiều sự hiểu biết của chúng ta về thế giới và cách nó hoạt động.
Bằng các kết hợp các yếu tố của nhân văn với các khoa học STEM, học sinh sẽ được trang bị tốt hơn để đưa ra và chia sẻ ý tưởng, bất kể cuối cùng họ theo đuổi nghề nghiệp nào.
Học sinh học chương trình STEM có nhiều cơ hội học tập kinh nghiệm hơn. Nền kinh tế đòi hỏi nhiều hơn là sự ứng dụng, sáng tạo và khéo léo. STEM không nuôi dưỡng các chất dinh dưỡng thiết yếu, STEAM là một cách để tận dụng những lợi ích mà STEM mang lại và hoàn thành nó bằng cách tích hợp các nguyên tắc này trong và thông qua nghệ thuật. STEAM đứa STEM lên một tầm cao mới, cho phép người học kết nối việc học trong các lĩnh vực quan trọng cùng với thực tiễn nghệ thuật.
Các chương trình học tập dựa trên phương pháp STEAM để trang bị cho học sinh những kỹ năng và kiến thức quan trọng để phát triển trong thế kỷ 21. Học STEAM sẽ không chỉ đào tạo các nhà thiết kế và kỹ sư của ngày mai mà còn phát triển tư duy đổi mới và khả năng giải quyết vấn đề, đảm bảo người học trở thành người sáng tạo công nghệ.
Khung giáo dục STEAM không chỉ dạy cho học sinh cách suy nghĩ chín chắn, giải quyết vấn đề và sử dụng sự sáng tạo, nó còn chuẩn bị cho học sinh làm việc trong một lĩnh vực sẵn sàng cho sự phát triển.
Người học được dạy theo khung STEAM không chỉ được dạy về chủ đề mà còn được dạy về cách học, cách đặt câu hỏi, cách thử nghiệm và sáng tạo. Việc chuyển từ cách tiếp cận tiêu chuẩn hiện tại sang giảng dạy theo một phương pháp liên ngành toàn diện chỉ có ý nghĩa trong một thế giới nhiều thách thức cũng như cơ hội.
Học STEAM rất quan trọng để phát triển thế hệ tiếp theo vì học cần những kỹ năng thế kỷ 21 như sáng tạo, tư duy phê phá, khả năng phục hồi,…Dù trở thành bất kỳ ai trong tương lai, giáo dục STEAM giúp người học thuộc mọi nền tảng phát triển tư duy đổi mới với khả năng sáng tạo và tư duy sáng tạo.
Giáo dục STEAM chuẩn bị cho người học nền kinh tế tri thức, nơi nhiều công việc hiện tại và tương lai đòi hỏi một nền tảng về khoa học và toán học. Ngay cả khi học sinh không chọn nghề nghiệp trong các lĩnh vực STEM hay STEAM, các kỹ năng mà học đạt được từ giáo dục STEAM có thể được dịch sang hầu hết mọi ngành nghề.
Có thể bạn quan tâm:
→ Dịch vụ viết thuê Sáng kiến kinh nghiệm các cấp | Miễn phí tư vấn
Phương pháp STEAM trong giáo dục hướng đến bốn mục tiêu cơ bản sau:
Phát triển các năng lực đặc thù của các môn học thuộc về STEM cho học sinh: Đó là những kiến thức, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Trong đó, học sinh biết liên kết các kiến thức của các môn học này để giải quyết các vấn đề thực tiễn, biết sử dụng, quản lý và truy cập công nghệ,…
Phát triển các năng lực cốt lõi: Giáo dục STEAM nhằm chuẩn bị cho người học những cơ hội cũng như thách thức trong nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu hiện nay. Bên cạnh những hiểu biết về các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học, người học còn được phát triển tư duy phê phán và khả năng hợp tác để thành công.
Định hướng nghề nghiệp cho học sinh: Phương pháp STEAM sẽ tạo cho học sinh những kỹ năng mang tính nền tảng cho việc học tập ở các bậc học cao hơn cũng như cho nghề nghiệp trong tương lai của mình. Từ đó,góp phần xây dựng lực lượng lao động có năng lực, phẩm chất đặc biệt đối với những lao động trong lĩnh vực STEAM nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước.
Phát triển tư duy bậc cao cho học sinh: Tư duy bậc cao gồm 3 loại là: Tư duy mang tính chất chuyển đổi nhận thức ở các bậc cao trong thang nhận thức Bloom, kỹ năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định, tư duy phản biện.
Suy nghĩ vượt khuôn khổ: STEAM khơi dậy sự khéo léo và khả năng sáng tạo của học sinh, giúp các em phát minh ra những ý tưởng và dự án mang tính đổi mới. Nếu không nhờ vào sự sáng tạo, những bước phát triển vượt bậc gần đâu trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và giáo dục kỹ thuật sẽ không xảy ra.
Cảm thấy an toàn khi thể hiện ý tưởng sáng tạo và sáng tạo: Trong các hoạt động giáo dục STEAM, học sinh được học trong một môi trường an toàn, các em có thể thoải mái thất bại rồi thử lại. Phương pháp STEAM đề cao giá trị của sự thất bại như một công cụ giảng dạy quý giá, điều này giúp các em rèn luyện sự tự tin, tính bền bỉ.
Cảm thấy thoải mái khi thực hành: Các chương trình STEAM cung cấp cho học sinh cơ hội tham gia học tập thực hành, trải nghiệm. Học sinh sử dụng các vật liệu và công cụ khác nhau để khám phá cách thức hoạt động của một cái gì đó, cách xây dựng và cách khắc phục.
Làm chủ việc học tập của mình: Việc nhóm các học sinh lại với nhau để cùng làm việc giúp các em học cách giúp đỡ lẫn nhau để tìm ra cách sử dụng các thế mạnh và kỹ năng khác nhau của mỗi người. Với kiến thức và sự nhiệt tình, kỹ năng của từng học sinh có thể giúp nhóm hoàn thành mục tiêu.
Tăng cường kỹ năng chuyển nhượng: Phương pháp STEAM liên quan đến làm việc nhóm, học sinh trao đổi ý tưởng và thảo luận cách giải quyết vấn đề. Qua đó, học sinh học cách phân chia nhiệm vụ, thỏa hiệp, lắng nghe và khuyến khích lẫn nhau.
Hiểu cách mà khoa học, toán học,nghệ thuật và công nghệ phối hợp với nhau: Giáo dục STEAM đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ một cách có hệ thống các vấn đề, áp dụng thông tin học được đề tìm ra giải pháp tốt nhất. Các chương trình cũng thu hút học sinh nhận qua các góc nhìn khác nhau, tập trung vào các chi tiết.
Khuyến khích học sinh nữ khám phá các lĩnh vực STEAM: Với chương trình STEAM, các em học sinh nữ được làm quen với khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học ngay từ khi còn nhỏ. Việc tiếp xúc sớm làm tăng cơ hội khám phá những lĩnh vực này hơn nữa khi lớn lên và mang lại cho các em những kỹ năng cần thiết trong thế kỷ 21 này.
Học tập về nghệ thuật: Sử dụng nghệ thuật trong các dự án STEAM giúp học sinh hiểu được sự đa dạng của nghệ thuật từ đó giúp tăng sự tham gia của học sinh với chương trình STEAM vì học sinh có thể kết nối các loại hình nghệ thuật yêu thích với các chương trình kỹ thuật.
Như đã trình bày ở trên, STEM/STEAM đang trở thành sách lược giáo dục quốc gia ở nhiều nước phát triển vì những ưu thế vượt trội của mình trong việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ các năng lực cần thiết để vững vàng trong thời đại khoa học và công nghệ. Với bậc học mầm non, STEM/STEAM đặc biệt phù hợp với cách học của trẻ mầm non.
Trước hết STEM/STEAM là phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm. Cách học này phù hợp với tư duy trực quan của trẻ. Các nghiên cứu của Hiệp hội giáo viên khoa học quốc gia cho thấy trẻ nhỏ nên được học thông qua các hoạt động quan sát và khám phá. Đồng thời, trẻ tiếp nhận các kỹ năng mới một cách tự nhiên nhờ vào hoạt động trải nghiệm, không đơn thuần chỉ là qua lời nói, chẳng hạn như tham quan, tổ chức các hoạt động nghệ thuật… Bằng cách kết hợp, giáo dục STEM/STEAM tạo cơ hội cho trẻ học các kỹ năng giải quyết vấn đề, cách giao tiếp hiệu quả, cách mở rộng các quá trình suy nghĩ và tự tin vào khả năng của mình. Những kỹ năng này sẽ là lợi thế trong tương lai của trẻ. Bản chất của phương pháp STEM/STEAM là học qua giải quyết các vấn đề gắn liền với cuộc sống thực của trẻ, điều này giúp trẻ nhìn thấy được ý nghĩa của những việc trẻ đang thực hiện và mang lại hiệu quả cao cho việc học. Cũng từ đó STEM/STEAM phát huy những kinh nghiệm của trẻ. Phương pháp STEAM không chỉ là những kiến thức hàn lâm mà nó gắn liền việc học tập của trẻ với đời sống thực tiễn. Thông qua các chủ đề, chủ điểm mà giáo giới thiệu, trẻ được rèn luyện và nâng cao các kỹ năng sống vốn có của phương pháp STEAM, cho phép trẻ được tự do lựa chọn đề tài và các nội dung bài học phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân. Như vậy vừa tạo cho trẻ cảm giác được tôn trọng, vừa giúp trẻ có hứng thú hoạt động hơn. Mặt khác, những bài học thực hành trong lớp học STEAM sẽ cho trẻ cơ hội được vận dụng lý thuyết từ nhiều lĩnh vực khác nhau trong thực tế, từ đó phát huy trí tưởng tượng phong phú và rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề theo tư duy của trẻ. STEM/STEAM kích thích trẻ tò mò tự nhiên của, khám phá, giải quyết vấn đề và kiên nhẫn. Trẻ nhỏ liên tục đặt câu hỏi, sự tò mò bẩm sinh này là cách để tiếp nhận kiến thức mới. Trẻ nhỏ học bằng cách chơi khám phá và sử dụng các giác quan của trẻ trong khi. Đó là một lý do tại sao Giáo dục STEM/STEAM đã trở thành một phần quan trọng đối với giáo dục mầm non. Trong những năm gần đây, những chuyên gia giáo dục tin rằng chương trình STEM/STEAM được ứng dụng tốt nhất ở bậc học mầm non, dẫn dắt trẻ em bắt đầu phát triển một tình yêu khoa học. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, những năm ấu thơ được xem là thời điểm quan trọng nhất trong phát triển hệ thần kinh và não bộ. Theo Meeteren và Zan (2010), trẻ nhỏ thường bị thu hút bởi việc phác thảo và xây dựng các cấu trúc không thể đoán trước miễn là GV hỗ trợ năng lực của chúng để tạo ra những điều mới trong kỹ thuật và thiết kế. Bằng cách khuyến khích trẻ chơi, khám phá và điều tra, giúp trẻ tham gia tích cực trong học tập. Trẻ tiếp cận theo phương pháp STEM/STEAM có những ưu thế nổi bật, có nền tảng về kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn. Khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập và làm việc vượt trội hơn. Đồng thời có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn trong khi không hề gây cảm giác nặng nề, quá tải đối với trẻ. Mặt khác, giáo dục STEAM luôn đề cao sự tham gia của người lớn vào các trải nghiệm của trẻ. Từ đó xây dựng mối quan hệ tình cảm giữa cha mẹ, GV với trẻ. Giáo dục STEM/STEAM giúp trẻ hình thành sớm các kỹ năng thiết yếu. Thông qua STEM/STEAM trẻ em học cách: Suy nghĩ sáng tạo, đặt câu hỏi, khám phá, làm việc cùng nhau, giải quyết vấn đề, chấp nhận rủi ro tính toán, giải pháp kiểm tra… Khi tham gia vào các hoạt động STEM/STEAM trẻ có những lợi thế sau:
Trên đây, Luận Văn 2S đã cùng bạn đọc tìm hiểu những nội dung kiến thức xoay quanh khái niệm phương pháp STEAM là gì? Ưu thế và tiềm năng của phương pháp STEM/STEAM trong giáo dục mầm non. Chúng tôi hy vọng rằng, những nội dung này sẽ mang đến cho bạn kiến thức hữu ích áp dụng trong công việc giảng dạy cũng như trong thực hiện viết sáng kiến kinh nghiệm mầm non.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com