logoluanvan2s1
DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN

Chuyên nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tất cả chuyên ngành

Cam kết chất lượng - Đúng tiến độ - Bảo mật thông tin

hotlinevietthueluanvan2s-1

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter: Phân tích, Ví dụ

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh là một nội dung quan trọng của môn quản trị chiến lược. Đây cũng là một trong số các nội dung hay, có tính thực tiễn cao nhất được nhiều bạn lựa chọn làm đề tài cho bài tiểu luận Quản trị chiến lược. Để giúp các bạn hoàn thành tốt bài luận của mình, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các kiến thức liên quan đến khái niệm, nội dung và ví dụ mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter.

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter là gì?

Mô hình 5 áp lực cạnh tranh (Porter's Five Forces) của Michael Porter là mô hình phân tích chiến lược giúp phân tích một số lực lượng quan trọng ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh trong một ngành.Mô hình này đã được xuất bản trong cuốn sách "Competitive Strategy: Techniques for Analyzing Industries and Competitors" (Tạm dịch: Chiến lược cạnh tranh: Kỹ thuật phân tích ngành và đối thủ cạnh tranh) của Michael E. Porter năm 1980. 

Theo đó, mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter được xây dựng trên giả thiết rằng sẽ có 5 lực lượng môi trường ngành ảnh hưởng đến sự phát triển, mức độ cạnh tranh, sức hấp dẫn và lợi nhuận của một ngành hoặc thị trường. Từ đó giúp cho nhà quản trị chiến lược nắm được vị trí của công ty, doanh nghiệp mình đang đứng và định hướng chiến lược để đạt được vị trí mà công ty muốn đạt được trong tương lai.  

mo_hinh_5_ap_luc_canh_tranh_luanvan2s
Khái niệm mô hình 5 áp lực cạnh tranh

Có thể bạn quan tâm:

SBU là gì? Cách phân tích SBU trong ma trận Boston

5 lực lượng cạnh tranh trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh 

5 lực lượng cạnh tranh bao gồm: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, nhà cung ứng, khách hàng và sản phẩm thay thế.

1/ Sự cạnh tranh trong ngành

Đối thủ cạnh tranh hiện tại là những cá nhân, công ty doanh nghiệp cùng sản xuất một chủng loại sản phẩm, đang phục vụ cùng một phân khúc khách hàng mục tiêu và cùng thỏa mãn một nhu cầu của khách hàng. Lực lượng này là yếu tố chính quyết định mức độ cạnh tranh và lợi nhuận của một ngành. Khi nhu cầu của thị trường tăng cao, các công ty phải cạnh tranh mạnh mẽ để giành thị phần, mở rộng thị trường dẫn đến lợi nhuận thấp. Sự cạnh tranh giữa các đối thủ cạnh tranh rất gay gắt khi:

  • Có nhiều đối thủ cạnh tranh
  • Rào cản rút lui tăng
  • Sản phẩm không có sự khác biệt, dễ dàng thay thế
  • Đối thủ cạnh tranh “ngang sức” với nhau
  • Lòng trung thành của khách hàng thấp

2/ Đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Đối thủ cạnh tranh tiềm năng là những cá nhân, công ty, doanh nghiệp chưa cạnh tranh trong cùng ngành nhưng có khả năng sẽ gia nhập ngành khi có cơ hội. Đây cũng là một trong những mối đe dọa lớn đối với các doanh nghiệp. Nếu một ngành có lợi nhuận cao và không có rào cản tham gia, sự cạnh tranh sẽ sớm gia tăng khi các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn nhận thấy lợi nhuận từ ngành đó. “Mối đe dọa” từ đối thủ cạnh tranh tiềm năng sẽ tăng cao khi:

  • Lượng vốn phải bỏ ra để tham gia vào thị trường thấp
  • Các công ty hiện tại không có bằng sáng chế, nhãn hiệu hoặc không tạo được uy tín thương hiệu
  • Không có quy định của chính phủ
  • Chi phí chuyển đổi khách hàng thấp (không tốn nhiều tiền cho một công ty chuyển sang các ngành khác)
  • Lòng trung thành của khách hàng thấp
  • Sản phẩm gần giống nhau

Để ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn này, các doanh nghiệp trong ngành hiện tại thường có các rào cản cản trở sự gia nhập ngành như:

  • Chiếm ưu thế về chi phí bao gồm chi phí công nghệ, nguồn nhân lực, nguyên vật liệu…Khi doanh nghiệp chiếm ưu thế về chi phí thì giá thành sản phẩm cũng giảm. Với một sản phẩm cùng thỏa mãn một nhu cầu của khách hàng, khi giá thành của công ty, doanh nghiệp mình thấp hơn thì mức độ cạnh tranh với đối thủ cũng sẽ cao hơn.
  • Khác biệt hóa sản phẩm: Đó có thể là sự khác biệt về chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm…
  • Lợi dụng ưu thế về quy mô để giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm
  • Duy trì và củng cố các kênh phân phối hiện tại đồng thời mở rộng kênh phân phối để chiếm lĩnh thị trường.

3/ Quyền thương lượng của nhà cung ứng

quyen_thuong_luong_cua_nha_cung_ung_luanvan2sQuyền thương lượng của nhà cung ứng

Nhà cung ứng là các tổ chức hoặc cá nhân tham gia cung ứng hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường. Nhà cung ứng có thể gây áp lực cho các công ty, doanh nghiệp thông qua việc: tăng giá sản phẩm dịch vụ, giảm chất lượng hàng hóa cung cấp, giao hàng không đúng thời gian và địa điểm quy định… Những điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra đồng thời tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhà cung cấp có khả năng “áp đảo” các doanh nghiệp, công ty khi:

  • Có ít nhà cung cấp nhưng có nhiều người mua
  • Các nhà cung cấp lớn và đang thực thi “chiến lược hội nhập về phía trước”
  • Không có (ít) nguyên liệu thay thế
  • Các nhà cung cấp nắm giữ nguồn lực khan hiếm
  • Chi phí chuyển đổi nguyên liệu rất cao

4/ Quyền thương lượng của khách hàng

Khách hàng được đề cập ở đây là người tiêu dùng cuối cùng, nhà phân phối hoặc nhà mua công nghiệp. Chúng ta vẫn thường nghe rằng “khách hàng là thượng đế”. Đúng vậy, mỗi một công ty doanh nghiệp muốn thành công họ luôn phải cố gắng để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Khách hàng tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi yêu cầu doanh nghiệp cung cấp sản phẩm với giá thấp hơn hoặc sản phẩm chất lượng và dịch vụ tốt hơn… Khách hàng có khả năng “mặc cả” cao khi:

  • Khách hàng mua với số lượng lớn
  • Chỉ tồn tại vài người mua
  • Chi phí chuyển đổi sang nhà cung cấp khác thấp
  • Người mua nhạy cảm về giá
  • Có nhiều sản phẩm, công ty thay thế khác

5/ Sự đe dọa đến từ sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là hàng hóa, dịch vụ có thể thay thế các loại hàng hóa, dịch vụ khác có sự tương đồng về giá trị lợi ích, công dụng. Đặc biệt, những sản phẩm thay thế thường có tính năng, công dụng đa dạng, chất lượng tốt hơn mà giá cả lại cạnh tranh bởi lẽ sản phẩm thay thế là kết quả của những cải tiến về công nghệ. Vì vậy mà sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế sẽ làm giảm số lượng sản phẩm tiêu thụ được, giá thành từ đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, thậm chí nguy hiểm hơn nó có thể xóa bỏ hoàn toàn các hàng hóa, dịch vụ hiện tại.

Sản phẩm thay thế có thể làm hạn chế mức độ tăng trưởng, làm giảm lợi nhuận thu được của ngành.

Chính vì vậy, để hạn chế sự ảnh hưởng của sản phẩm thay thế đến các hàng hóa, dịch vụ hiện tại, các doanh nghiệp cần đưa ra các chiến lược kinh doanh hợp lý, cải tiến công nghệ để giảm giá thành đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

mo_hinh_5_ap_luc_canh_tranh_cua_michael_porter_luanvan2s
Lực lượng trong mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Bạn đang gặp khó khăn với bài tiểu luận, luận văn về phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh? Bạn không có thời gian để hoàn thành bài luận của mình. Đừng lo, dịch vụ viết thuê luận văn của chúng tôi sẽ giúp bạn! 

Ví dụ về mô hình 5 áp lực cạnh tranh 

Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca Cola

Cạnh tranh trong ngành của Coca Cola

Hai “người chơi” chính trong ngành sản xuất nước ngọt có gas là Coca Cola và Pepsi. Lực lượng cạnh tranh trong ngành cũng chỉ tập trung vào hai thương hiệu này, ngoài ra vẫn tồn tại một số thương hiệu nhỏ khác nhưng họ không gây ra “mối đe dọa” cạnh tranh lớn. Coca Cola và Pepsi có quy mô gần giống nhau và họ có các sản phẩm và chiến lược tương tự nhau. Mức độ khác biệt giữa hai thương hiệu cũng thấp. Do đó “cuộc chiến Cola” cạnh tranh về giá và thị phần giữa hai thương hiệu này rất gay gắt.

Đối thủ cạnh tranh tiềm năng của Coca Cola

Trong ngành công nghiệp đồ uống có một số yếu tố ngăn cản các thương hiệu mới tham gia. Thứ nhất là việc phát triển một thương hiệu trong thời gian ngắn là không thể. Hoạt động sản xuất đến tiếp thị đòi hỏi một khoản đầu tư lớn. Để bắt đầu xâm nhập vào thị trường, các thương hiệu địa phương có thể bắt đầu với quy mô nhỏ hơn. Tuy nhiên, số chi phí đầu tư cho tiếp thị và tuyển dụng lao động chất lượng cao cũng rất cao. Thứ hai, ngoài khó khăn về chi phí đầu tư, các đối thủ cạnh tranh cần phải tính toán đến thời gian để xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu của họ. 

vi_du_ve_mo_hinh_5_ap_luc_canh_tranh_luanvan2s
Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Coca Cola

Quyền thương lượng của nhà cung ứng đối với Coca Cola

Sức mạnh của nhà cung ứng trong trường hợp này là rất yếu. Bởi Coca Cola có thể dễ dàng chuyển đổi từ nhà cung cấp này sang nhà cung cấp khác, nhưng không có nhà cung cấp nào có thể chuyển đổi khỏi Coca Cola một cách dễ dàng. Điều đó có thể dẫn đến tổn thất cho bất kỳ nhà cung cấp nào. Các yếu tố chính về sức mạnh của nhà cung ứng như sau:

  • Có rất nhiều nhà cung cấp
  • Các nhà cung cấp khó có thể áp dụng “chiến lược hội nhập về phía trước” đối với Coca Cola
  • Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của Coca Cola không quá cao

Quyền thương lượng của khách hàng đối với Coca Cola

Sức mạnh khách hàng cá nhân trong trường hợp Coca Cola là thấp. Khách hàng cá nhân thông thường sẽ mua sản phẩm với số lượng ít và không tập trung ở một thị trường cụ thể nào. Tuy nhiên:Mức độ khác biệt giữa sản phẩm của Pepsi và Coca cola là thấp. Chi phí chuyển đổi không cao đối với khách hàng thông thường vẫn là giữa hai thương hiệu Pepsi và Coca Cola. Các khách hàng của coca cola không nhạy cảm về giá. “Chiến lược hội nhập về phía sau” của khách hàng với Coca Cola không “khả thi” dù là khách hàng cá nhân hay nhà bán lẻ lớn. Sức mạnh khách hàng có chăng chỉ xuất hiện khi họ mua sản phẩm với số lượng lớn. Tuy nhiên, nhìn chung sức mạnh của khách hàng với thương hiệu Coca Cola là yếu.

Sự đe dọa đến từ sản phẩm thay thế đối với Coca Cola

Sản phẩm thay thế chính của các sản phẩm Coca Cola là đồ uống được sản xuất bởi Pepsi, nước ép trái cây và các loại đồ uống nóng và lạnh khác. Số lượng sản phẩm thay thế của Coca Cola rất cao. Có một số loại nước ép và các loại đồ uống nóng và lạnh khác trên thị trường. Chi phí chuyển đổi thấp cho khách hàng. Ngoài ra, chất lượng của các sản phẩm thay thế nói chung cũng tốt. Vì vậy, dựa trên những yếu tố này, mối đe dọa từ các sản phẩm thay thế là rất mạnh.

Mong rằng với những chia sẻ về Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter của Luận Văn 2S sẽ hữu ích dành cho bạn! Chúc bạn hoàn thành tốt bài luận của mình. Đừng quên liên hệ với chúng tôi khi bạn cần đến sự trợ giúp nhé!

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
  • [FREE] Mẫu Bài Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Văn Hóa PDF, 2024

    Tư tưởng Hồ chí Minh về văn hóa là một phần quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là hệ thống quan điểm, lý luận sáng tạo, độc đáo, thể hiện tầm nhìn chiến lược, khẳng định vị trí, vai trò to lớn của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
  • 05 Mẫu Nhật Ký Thực Tập Ngân Hàng Chuẩn, Chi Tiết 2024

    Đối với các bạn sinh viên lần đầu thực hiện viết báo cáo thực tập, việc viết và trình bày nhật ký thực tập sao cho khoa học, logic hẳn không phải điều đơn giản.
  • List Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Công Nghệ Thông Tin 2024, Tải Miễn Phí

    Bạn cũng là sinh viên đang theo học ngành công nghệ thông tin? Bạn đang tìm kiếm mẫu bài báo cáo thực tập công nghệ thông tin để tham khảo, vận dụng viết báo cáo thực tập của mình.
  • Mẫu Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Logistics Đạt Điểm Cao 2024

     Viết báo cáo thực tập là một trong những công việc mà sinh viên cần phải hoàn thành sau kỳ thực tập ở đơn vị thực tập. Logistics là ngành học có tính thực tiễn cao, chính vì thế, trải nghiệm thực tiễn tại cơ sở thực tập là một nội dung quan trọng của sinh viên theo học chương trình này. 
  • Mẫu Nhật Ký Thực Tập Lễ Tân Khách Sạn Chi Tiết 2024

    Ngành quản trị nhà hàng là ngành học có tính thực tiễn, việc được tiếp xúc và trải nghiệm thực tế có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên theo học chuyên ngành này và thực tập lễ tân khách sạn là vị trí được nhiều sinh viên lựa chọn.
  • Kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

    Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu sự chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các thành viên khác trong một tổ chức. Mục đích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức/ doanh nghiệp là nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật cũng như các quy định mà tổ chức/ doanh nghiệp đặt ra.

LUẬN VĂN 2S - TRUNG TÂM HỖ TRỢ & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN, LUẬN ÁN

Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Hotline: 0976 632 554

Email: 2sluanvan@gmail.com

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên khách hàng:
Điện thoại:
Email:
Nội dung liên hệ
 
Bản quyền thuộc về Luận văn 2S - Nhóm GV thuộc ĐHQG HCM & ĐHQG HN
DMCA.com Protection Status