SBU là một khái niệm còn khá mới lạ ở Việt Nam, tuy nhiên, nếu là chủ doanh nghiệp thì chắc hẳn đã không ít lần bạn nghe người ta nhắc đến thuật ngữ này rồi phải không nào? Thế nhưng, bạn đã thực sự hiểu SBU là gì và nó được áp dụng như thế nào vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp chưa? Bài viết dưới đây dịch vụ viết luận văn ở TpHCM sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về vấn đề này nhé. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nào!
SBU là gì? Cách phân tích SBU trong ma trận Boston
Dịch theo thuật ngữ chuyên môn, SBU (Strategic Business Unit) có nghĩa là đơn vị kinh doanh chiến lược. Đây là một khái niệm căn bản của quản trị chiến lược nhằm đề cập đến một bộ phận được quản lý độc lập của một công ty lớn, có tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu riêng, có kế hoạch được thực hiện tách biệt với các doanh nghiệp khác của công ty.
Nói một cách đơn giản, SBU là một nhóm các doanh nghiệp liên kết được đầu tư bằng nguồn vốn từ công ty mẹ. Thông thường, một đơn vị kinh doanh chiến lược hoạt động như một đơn vị riêng biệt, nhưng nó cũng là một phần quan trọng của công ty. Đơn vị kinh doanh chiến lược vẫn phải báo cáo cho trụ sở về tình trạng hoạt động của nó.
Ngoài ra, SBU cũng có thể một bộ phận kinh doanh, một dòng sản phẩm của bộ phận hoặc thậm chí là một sản phẩm / nhãn hiệu cụ thể , nhắm mục tiêu đến một nhóm khách hàng cụ thể hoặc một vị trí địa lý.
Ví dụ: PNG có 21 đơn vị kinh doanh để sản xuất các sản phẩm dệt may, gốm sứ, dược phẩm, v.v ... Mỗi đơn vị này được coi là một SBU. Tuy nhiên, các SBU này vẫn làm việc dưới sự quản lý của Tập đoàn Tesla.
Khái niệm SBU là gì? Cơ cấu của một SBU
Xem thêm:
4 Bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả
350+ Đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh mới nhất 2023
Một SBU thường có các đặc điểm sau:
Thực tế rằng, đối với những công ty có quy mô càng lớn thì việc hình thành các đơn vị kinh doanh chiến lược hay còn gọi là SBU lại càng có ý nghĩa quan trọng. Bởi lẽ, khi doanh nghiệp trở nên lớn hơn thì việc vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường cồng kềnh, chậm chạp, khó điều chỉnh và đồng bộ hóa hơn. Chính vì vậy, việc thành lập các sbu có phương hướng, hoạt động, đối thủ cạnh tranh riêng…giúp cho đơn vị đó thực hiện và kiểm soát tốt các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình, từ đó đưa ra kế hoạch, chiến lược phát triển mà không cần liên quan đến các bộ phận khác trong tổ chức.
Khi mà mỗi SBU đều hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì cũng đồng nghĩa với việc hoạt động kinh doanh chung của toàn bộ công ty, tổ chức cũng được phát triển hơn.
Bằng cách nào để có thể phân nhỏ công ty thành các SBU? hay Làm sao xác định đó là một sbu? Người ta thường dựa vào các tiêu chí sau:
Ở các phần trước, chúng tôi đã đề cập đến khái niệm SBU là gì. Ở phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách sử dụng SBU trong ma trận Boston:
Về khái niệm Ma trận Boston (Boston Consulting Group): Còn được gọi là 'Ma trận tăng trưởng/ Ma trận BCG được phát triển bởi Boston Consulting Group, một công ty tư vấn quản lý nổi tiếng thế giới có trụ sở tại Hoa Kỳ. Ma trận Boston là một công cụ hữu ích để phân tích, lập kế hoạch danh mục đầu tư kinh doanh của các công ty đa dạng có nhiều SBU.
Ma trận Boston giúp doanh nghiệp lập kế hoạch xác định nhu cầu về vốn đầu tư (dòng tiền) và những nơi có thể tạo ra nguồn đầu tư ở các lĩnh vực kinh doanh khác nhau trong cấu trúc kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó biết được công ty nào nên đầu tư, công ty nào nên rút vốn.
Ma trận này có bốn bước:
Dựa trên sự phân tích về mức độ phát triển của thị trường và thị phần tương đối. Ta có thể so sánh từng SBU với các SBU khác bằng cách phân tích ma trận BCG của từng SBU trong ma trận BCG. Ma trận Boston được chia làm 4 phân nhóm:
Phân tích SBU trong ma trận Boston
Góc phần tư thứ nhất: Ngôi sao
Đây được coi là danh mục đầu tư hay SBU tốt nhất dành cho các doanh nghiệp. Ở SBU này, các sản phẩm ngôi sao có mức tăng trưởng tốt, chiếm thị phần cao nên tạo ra nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các sản phẩm thuộc phần này thường là các sản phẩm độc quyền hoặc sản phẩm mới ra mắt thị trường, nhận được sự yêu thích và đánh giá cao từ phía khách hàng. Tuy nhiên, một sản phẩm có mức độ tăng trưởng cao thì cũng đồng nghĩa với việc nó cần đầu tư một số lượng vốn lớn. Trong trường hợp, ngôi sao được đầu tư phát triển tốt thì trong tương lai dù tốc độ tăng trưởng giảm đi thì nó cũng sẽ trở thành bò sữa, tức là dù mức độ tăng trưởng thấp nhưng vẫn chiếm được thị phần cao trong thị trường. Chính vì vậy, lời khuyên cho các doanh nghiệp là nên đầu tư nhiều hơn vào các sản phẩm thuộc nhóm ngôi sao này.
Góc phần tư thứ hai: Bò sữa
Bò sữa là SBU thể hiện nhóm các sản phẩm có mức tăng trưởng thị trường thấp nhưng lại chiếm thị phần cao. Những sản phẩm thuộc nhóm này sẽ giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận tương đối ổn định. Mặt khác, các sản phẩm ở ô bò sữa cung cấp lợi nhuận giúp công ty biến SBU dấu hỏi chiếm lĩnh thị trường.
Vì vậy, các công ty nên đầu tư nhiều vào SBU bò sữa để duy trì mức năng suất và doanh thu hiện tại cũng như tạo lợi nhuận thụ động cho công ty trong tương lai.
Góc phần tư thứ ba: Dấu hỏi
SBU dấu hỏi dùng để chỉ những sản phẩm có mức độ tăng trưởng cao nhưng lại chiếm thị phần thấp trong thị trường. Những sản phẩm thuộc nhóm này cần một số vốn đầu tư lớn nhưng lại thu về ít lợi nhuận. Chính vì vậy mà người ta đặt tên cho những sản phẩm này là SBU dấu hỏi. Bởi lẽ, nó có thể phát triển thành các ngôi sao nhưng cũng có thể bị biến thành con chó tùy thuộc vào thị trường cũng như kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần cân nhắc thật kỹ để đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý cho các sản phẩm thuộc nhóm này nhé.
Góc phần tư thứ tư: Con chó
Con chó dùng để chỉ những sản phẩm có mức độ tăng trưởng và thị trường thấp. Đối với những sản phẩm thuộc nhóm này, doanh nghiệp không cần thiết phải đầu tư nguồn lực bởi nó sẽ không thu về lợi nhuận hay thị phần mà công ty mong muốn.
Trên đây, Luận Văn 2S đã cung cấp cho bạn những thông tin và kiến thức liên quan đến SBU là gì cũng như sử dụng SBU trong ma trận Boston. Mong rằng bài viết sẽ là nguồn tư liệu hữu ích dành cho học tập, công việc của bạn!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com