Hiện nay, hoạt động kinh doanh du lịch đang ngày càng phát triển và chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc gia và thế giới. Do đó, việc tiếp cận và ứng dụng marketing du lịch đã trở thành mục tiêu hàng đầu của đất nước và doanh nghiệp. Tuy nhiên, khái niệm marketing du lịch vẫn còn khá xa lại đối với phần đông mọi người. Trong bài viết này, luanvan2s.com sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu chi tiết về nội dung của marketing du lịch là gì nhé.
Theo tổ chức Du lịch thế giới (World tourism Organization): Marketing du lịch được định nghĩa là một triết lý quản trị mà nhờ đó tổ chức du lịch nghiên cứu, dự đoán và lựa chọn dựa theo các mong muốn của du khách từ đó đưa sản phẩm du lịch ra thị trường phù hợp với mong muốn của thị trường mục tiêu và đạt được lợi nhuận cho tổ chức du lịch đó.
Theo Michael Coltman, marketing du lịch được định nghĩa là một hệ thống các nghiên cứu và lập kế hoạch nhằm mục đích tạo cho tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch một triết lý quản trị hoàn chỉnh với các chiến lược và chiến thuật phù hợp để đạt được mục đích kinh doanh của mình. Theo đó, marketing du lịch là toàn bộ quá trình nghiên cứu, phân tích những nhu cầu, những mong muốn của khách hàng, nghiên cứu, phân tích những sản phẩm, dịch vụ du lịch và những phương thức cung ứng, hỗ trợ để đưa khách hàng đến với sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của họ, cùng với đó là đạt được những mục tiêu của tổ chức, doanh nghiệp. Nói một cách ngắn gọn, marketing du lịch là một quá trình nghiên cứu, phân tích (nhu cầu khách hàng – sản phẩm du lịch – phương thức cung ứng và hỗ trợ của tổ chức) để đưa khách hàng đến với sản phẩm của tổ chức, doanh nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và thỏa mãn mục tiêu lợi nhuận.
Từ góc độ quản lý du lịch: Marketing du lịch được hiểu là sự ứng dụng marketing vào trong lĩnh vực du lịch. Marketing của điểm đến du lịch là sự hội nhập hoạt động của các nhà cung ứng du lịch để thỏa mãn mong muốn người tiêu dùng du lịch theo mỗi đoạn thị trường mục tiêu hướng đến sự phát triển bền vững của nơi đến du lịch.
Từ góc độ kinh doanh du lịch: Marketing du lịch đề cập đến chức năng quản trị của doanh nghiệp du lịch, trong đó các hoạt động của doanh nghiệp phải hướng vào mong muốn của thị trường mục tiêu, đảm bảo doanh nghiệp đưa ra thị trường sản phẩm du lịch tốt hơn và sớm hơn so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh.
Từ những khái niệm trên, ta có thể rút ra khái niệm chung nhất về marketing du lịch là một tiến trình tuần tự liên tục, thông qua tiến trình này, các cấp quản trị trong ngành lưu trú và lữ hành sẽ thực hiện các nghiên cứu, phân tích, hoạch định, triển khai, kiểm soát và đánh giá các hoạt động được thiết kế nhằm mục đích thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của khách hàng cũng như các mục tiêu của các tổ chức, doanh nghiệp du lịch.
Khái niệm marketing du lịch là gì?
Xem thêm:
→ Dịch vụ du lịch là gì? Cơ sở lý luận về dịch vụ du lịch
Thứ nhất, hằng năm có hàng trăm triệu người di du lịch trên toàn thế giới với xu hướng ngày càng tăng từ đó làm tăng doanh thu và các lợi ích đi kèm khác. Ứng dụng marketing du lịch vào hoạt động của doanh nghiệp sẽ giúp thu hút được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước.
Thứ hai, bản thân du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng có nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành,… phát triển marketing du lịch thúc đẩy nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của người dân từ đó nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển toàn diện đất nước.
Thứ ba, du lịch là ngành công nghiệp không khói và khách hàng thường ở xa sản phẩm nên marketing du lịch sẽ góp phần rút ngắn khoảng cách đó. Vì vậy, marketing du lịch ngày càng trở nên cần thiết trong lĩnh vực kinh doanh du lịch.
Thứ tư, trong hoạt động du lịch, marketing còn có vai trò là sự liên kết có hệ thống giữa cung và cầu trong thị trường du lịch và tác động điều tiết nhu cầu của du khách. Vai trò này của marketing du lịch được thể hiện qua sơ đồ liên kết cung - cầu trong thị trường du lịch sau đây:
Vai trò của Marketing trong du lịch
Với sự phát triển và toàn cầu hóa ngày càng nhanh chóng với áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường hoạt động marketing, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp không khói- du lịch.
Sự tham gia của các tập đoàn lớn trong và ngoài nước vào thị trường du lịch và các kỹ năng marketing của các tập đoàn này đã giúp cho ngành du lịch ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của marketing trong kinh doanh du lịch.
Với sự thay đổi theo hướng ngày càng đa dạng và phức tạp của cầu du lịch quốc tế và nội địa đã đặt ra yêu cầu các nhà kinh doanh cần có kế hoạch marketing hiệu quả.
Có 3 cấp độ cơ bản của marketing du lịch bao gồm:
Chiến lược tiếp thị là bản mô tả kế hoạch của bất kỳ tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp hoặc người quản lý nào nhằm tiếp cận những người có thể quan tâm đến việc mua hoặc bảo trợ các dịch vụ hoặc sản phẩm của họ với mục đích biến những người đó thành khách hàng của hàng hóa và dịch vụ mà tổ chức kinh doanh cung cấp. Chiến lược marketing của một doanh nghiệp kế hoạch và các bước thực hiện mà thông qua đó, doanh nghiệp làm cho khách hàng thấy giá trị của họ khi mua hàng hoá và dịch vụ của tổ chức mình cung cấp. Theo cách tương tự, chiến lược marketing du lịch là cách một địa điểm một hoạt động du lịch hay một sản phẩm du lịch nào đó được thực hiện để trở nên hấp dẫn để đảm bảo rằng nó thu hút được sự ghé thăm lặp lại của khách du lịch.
Là việc xác định một cách có hệ thống các tư liệu cần thiết cho tình huống marketing đặt ra cho doanh nghiệp du lịch, thu thập và phân tích dữ liệu, báo cáo kết quả. Nghiên cứu marketing du lịch là lập kế hoạch, hệ thống các dữ liệu, đối chiếu và phân tích nguồn cơ sở dữ liệu cho việc quản trị của doanh nghiệp du lịch ra quyết định và thực hiện thu được kết quả. Quá trình nghiên cứu marketing du lịch gồm nghiên cứu sản phẩm, giá cả, phân phối, cạnh tranh,…các phương pháp nghiên cứu gồm: thống kê, quan sát, thử nghiệm, tình báo kinh tế,..
Mục tiêu nghiên cứu gồm: Tìm ra đúng mong muốn của người tiêu dùng và tiềm lực doanh nghiệp hoặc điểm đến du lịch có khả năng đáp ứng, đưa ra các dự báo định tính và định hướng.
Tìm ra đối thủ cạnh tranh: Hiện tại, tiềm năng, sản phẩm thay thế và đưa ra các dự báo.
Tìm ra các ảnh hưởng của tiến bộ khoa học công nghệ sẽ chi phối sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến của doanh nghiệp du lịch.
Định vị thị trường của du lịch Việt Nam là việc xác định vị trí của sản phẩm du lịch trên thị trường so với các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh. Định vị sản phẩm du lịch là mọi nỗ lực cố gắng của ngành du lịch Việt Nam nhằm khắc sâu vào tâm trí khách hàng mục tiêu những đặc sắc và khác biệt của sản phẩm du lịch.
Định vị du lịch Việt Nam gồm 5 bước sau: Nhận dạng các khác biệt có thể, xác định đối thủ cạnh tranh, lựa chọn các khác biệt có giá trị đối với khách hàng, quyết định chiến lược định vị và truyền thông định vị này trên thị trường.
Chính sách về sản phẩm du lịch gồm các nội dung sau:
Đưa ra sản phẩm mới: Để đưa các sản phẩm du lịch ra thị trường đáp ứng nhu cầu của khách hàng cần nghiên cứu kỹ để tìm ra mục đích, động cơ của chuyến đi, khảo sát thực địa khí hậu, môi trường xã hội. Có như vậy, sản phẩm du lịch mới bán được và có tính khả thi.
Hoàn thiện bổ sung các sản phẩm cũ: Để hoàn thiện sản phẩm cũ mà doanh nghiệp đã có, cần tăng cường chất lượng sản phẩm, đáp ứng và nâng cao kỳ vọng của du khách và hậu mãi khi kết thúc chuyến đi.
Quản lý thương hiệu sản phẩm: Doanh nghiệp du lịch ra quyết định về lựa chọn hình ảnh thương hiệu, gắn thương hiệu vào sản phẩm, giá cả và chất lượng để tạo nên một thương hiệu mạnh trên thị trường du lịch. Mục đích là tăng sự trung thành của khách hàng vì giữ chân khách hàng hiện tại dễ hơn so với tìm khách hàng mới.
Khi có sự thay đổi diễn ra trên thị trường, doanh nghiệp du lịch cần có sự điều chỉnh giá cho phù hợp cũng như xem xét chủ động thay đổi giá cả một cách linh động. Các chính sách giá phổ biến gồm: chính sách tự nguyện niêm yết giá cao nhất và chính sách mức giá sàn.
Hoạt động xúc tiến du lịch là tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm cơ hội phát triển du lịch. Đối với đặc thù là marketing du lịch, các công cụ xúc tiến hỗ hợp gồm:
Quan hệ công chúng: Là việc một cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp du lịch chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp đối với cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn hình ảnh tích cực của mình. Hoạt động quan hệ công chúng trong du lịch gồm các thông cáo báo chí, bài viết trên báo đài, quảng bá hình ảnh,…
Quảng cáo: Quảng cáo là nghệ thuật giới thiệu hàng hóa hay dịch vụ tới thị trường mục tiêu nhất định, thực hiện thông qua các phương tiện truyền thông có mất phí. Quảng cáo có 3 chức năng chính gồm cung cấp thông tin, thuyết phục và gợi nhớ. Hiện nay, AIDAS của Mỹ là mô hình quảng cáo được áp dụng rộng rãi nhất trong du lịch là
Xúc tiến bán: Gồm các hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, khuyến mãi,…mục đích là tìm kiếm, khai thác, khuyến khích khách hàng tiềm năng quan tâm, tìm hiểu và trải nghiệm sản phẩm.
Con người là nguồn lực quan trọng nhất quyết định thành công của doanh nghiệp. Chiến lược về con người trong du lịch tập trung phát triển hai nội dung là nguồn nhân lực trong du lịch và nguồn nhân lực trong xã hội. Trong đó, chiến lược phát triển nhân lực gồm đào tạo cán bộ nghiên cứu du lịch, hướng dẫn viên và nhân viên khách hàng. Chiến lược về con người xã hội là phát triển và nâng cao ý thức giữ gìn bảo vệ tài sản nguyên du lịch của người dân và ý thức thái độ cư xử của người dân với du khách tham quan.
Để đánh giá sự phát triển của ngành du lịch, cần dựa trên số lượng du lịch và chất lượng dịch vụ. Hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ du lịch gồm các tiêu chuẩn về đánh giá tài nguyên du lịch, tiêu chuẩn đánh giá tổ chức thực hiện dịch vụ du lịch. Các tiêu chuẩn trong hệ thống quản lý là kim chỉ nam, là công cụ cho các tổ chức du lịch hoàn thiện chất lượng sản phẩm du lịch.
Đối với marketing dịch vụ, đặc biệt trong ngành du lịch, thách thức khi triển khai các chiến lược marketing là khiến cho khách hàng có thể tin tưởng vào chất lượng dịch vụ ngay từ những thông tin ban đầu từ đó ra quyết định sử dụng dịch vụ. Vì vậy, người làm marketing du lịch cần tạo dựng các nội dung hữu hình trong quá trình tham gia du lịch như cơ sở lưu trú, mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điểm bán hàng,…
Cùng với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu thì việc cắt giảm tỷ trọng của các ngành công nghiệp nặng, đẩy mạnh phát triển dịch vụ du lịch đã trở thành lĩnh vực được quan tâm hàng đầu hiện nay. Marketing du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy sự phát triển của nhiều quốc gia.
Trong bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu hai khái niệm marketing du lịch là gì? Chiến lược marketing du lịch là gì và các nội dung khác liên quan. Luận Văn 2S hy vọng rằng với những kiến thức chia sẻ trong bài viết này sẽ hữu ích cho bạn đọc trong học tập và công việc. Một lần nữa, nếu như bạn đang gặp khó khăn, khúc mắc với đề tài bài luận văn về marketing du lịch, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ sớm nhất nhé!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com