logoluanvan2s1
DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN

Chuyên nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tất cả chuyên ngành

Cam kết chất lượng - Đúng tiến độ - Bảo mật thông tin

hotlinevietthueluanvan2s-1

Hội nhập kinh tế quốc tế là gì? Hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

Có thể thấy rằng, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang nổi lên như một xu thế của nền kinh tế toàn cầu, là quá trình tăng lên mạnh mẽ các mối liên hệ, tác động và phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các nước và khu vực. Xét về bản chất, hội nhập kinh tế quốc tế chính là việc gắn kết các nền kinh tế và thị trường của các nước trong khu vực và trên thế giới thông qua hội nhập, tự do hóa thương mại, đầu tư. Hội nhập kinh tế quốc tế là việc làm vô cùng quan trọng, các quốc gia không thể đứng ngoài cuộc vì như vậy sẽ bỏ lỡ thời cơ, các nguồn lực sử dụng kém hiệu quả nhưng để tận dụng quá trình này để đem lại phát triển kinh tế là một thách thức không nhỏ. Để hiểu rõ hơn về hội nhập kinh tế quốc tế là gì, hãy cùng đọc bài viết này nhé.

Hội nhập kinh tế quốc tế là gì?

Khái niệm hội nhập

Hội nhập (Tiếng Anh: Intergration) là một thuật ngữ xuất hiện từ những năm 1950 tại các quốc gia phương Tây, thuật ngữ này dẫn được biết đến và sử dụng rộng rãi vào những năm 1960, 1970. Thuật ngữ hội nhập được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. Theo các nhà nghiên cứu, có 03 cách tiếp cận phổ biến:

Cách tiếp cận thứ nhất: Theo trường phái liên bang, thuật ngữ hội nhập được định nghĩa là một sản phẩm cuối cùng. Sản phẩm này chính là sự hình thành của một nhà nước, chẳng hạn như Hoa Kỳ hay Thụy Sĩ.  Theo trường phái này, thuật ngữ hội nhập chủ yếu quan tâm đến các khía cạnh thể chế và luật định. 

Cách tiếp cận thứ hai: Theo quan điểm của Karl. W Deutsch, hội nhập được xem là sự liên kết giữa các quốc gia thông qua sự phát triển các luồng giao lưu giữa các quốc gia đó như thương mại, lưu trú, du lịch… thông qua đó hình thành nên các cộng đồng an ninh. Theo cách tiếp cận này, có thể hiểu hội nhập là quá trình thể hiện sự tiến triển của các luồng giao lưu, đồng thời cũng là sản phẩm cuối cùng (tạo ra cộng đồng an ninh)

Cách tiếp cận thứ ba: Theo quan điểm của trường phái tân chức năng, thuật ngữ hội nhập cũng được định nghĩa là một quá trình đồng thời cũng là một sản phẩm cuối cùng. Tuy nhiên, khác với quan điểm của Karl. W Deutsch, quan điểm của trường phái tân chức năng chú trọng việc phân tích quá trình hợp tác trong việc hoạch định chính sách và thái độ của tầng lớp trong xã hội để đánh giá quá trình liên kết. 

Tại Việt Nam, thuật ngữ hội nhập xuất hiện trong bối cảnh nước ta tiến hành đẩy mạnh xúc tiến chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Đề cập lần đầu tiên trong Văn kiện Đại hội VIII (1996): “Xây dựng mở cửa và hội nhập với khu vực và trên thế giới”. Tiếp đó, từ Đại hội IX, Đảng ta nhấn mạnh: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa.”

Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế là gì?

Hội nhập kinh tế quốc tế (Tiếng Anh: International economic integration) là một khái niệm mở, phản ánh quá trình các thể chế quốc gia tiến hành xây dựng, thương lượng, ký kết và tuân thủ các cam kết song phương, đa phương ngày càng đa dạng hơn, cao hơn và đồng bộ hơn trong các lĩnh vực đời sống kinh tế quốc gia và thế giới.

Có các khái niệm về hội nhập kinh tế quốc tế như sau:

Hội nhập kinh tế quốc tế là tham gia vào phân công lao động quốc tế, mở rộng không gian và môi trường nhằm xây dựng những điều kiện thuận lợi nhằm phát triển kinh tế, tiến đến chiếm lĩnh những vị trí phù hợp nhất có thể được trong quan hệ kinh tế quốc tế. Nó vừa là đòi hỏi khách quan, vừa là nhu cầu nội tại của sự phát triển kinh tế mỗi quốc gia.

Ở góc độ quốc gia, hội nhập kinh tế quốc tế là thực hiện việc mở cửa nền kinh tế quốc gia, gắn sự phát triển kinh tế quốc gia với kinh tế khu vực và thế giới bằng việc tham gia ngày càng nhiều các hoạt động kinh tế quốc tế.

Thực chất, hội nhập kinh tế quốc tế là sự định hình và phát triển nền kinh tế toàn cầu với tư cách là một chính thể chung thống nhất, không còn biên giới quốc gia về kinh tế. Đây là việc các nước đi tìm kiếm một số điều kiện nào đó mà họ thống nhất được với nhau kể cả dành cho nhau những ưu đãi, tạo ra các điều kiện công bằng, có đi có lại trong quan hệ hợp tác với nhau để khai thác khả năng lẫn nhau phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của mình.

hoi_nhap_kinh_te_quoc_te_la_gi_luanvan2s
Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế là gì?

Xem thêm:

Hội nhập quốc tế là gì? Thực trạng hội nhập quốc tế của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là việc các quốc gia chủ động tham gia tích cực vào quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa và thiết lập, thực thi các định chế, tổ chức kinh tế toàn cầu,…. để tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế và nâng cao phúc lợi cho mọi người. Bao gồm:

Thứ nhất, thực hiện ký kết và tham gia các định chế và tổ chức kinh tế quốc tế, trong đó các thành viên đàm phán xây dựng các luật chơi chung và thực hiện các quy định, cam kết đối với từng thành viên của các định chế, tổ chức đó.

Thứ hai, tiến hành cải cách trong nước nhằm thực hiện các quy định, cam kết quốc tế về hội nhập bao gồm: mở cửa thị trường, giảm và tiến tới xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, điều chỉnh cơ cấu kinh tế phù hợp với quá trình mở cửa và tự do hóa kinh tế, cải cách hệ thống doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập.

Hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm các nội dung như sau: tự do hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ, tư do lưu chuyển các nguồn hàng hóa,….Những biểu hiện cụ thể của hội nhập kinh tế, giá trị xuất khẩu của quốc gia, mức độ tự do hóa thương mại,…

Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế phổ biến là gì?

Hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra qua các hình thức dưới đây:

Khu vực mậu dịch tự do: Là giai đoạn cấp thấp của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tại giai đoạn này, các quốc gia thành viên tiến hành cắt giảm và loại bỏ dần các hàng rào quan thuế và phi thuế quan trong quan hệ thương mại với các nước trong cùng một khối.

Liên minh thuế quan: Giai đoạn này cao hơn so với khu vực mậu dịch tư do, ở giai đoạn này các thành viên đã tiến hành loại bỏ thuế quan và các hạn chế về số lượng thương mại trong nội bộ khối, cùng nhau thực hiện một chính sách thuế quan chung đối với các nước ngoài khối.

Thị trường chung: Là mô hình liên minh thuế quan nhưng thêm vào đó là việc thực hiện bãi bỏ các hạn chế đối với việc lưu chuyển các yếu tố sản xuất.

Liên minh kinh tế: Là mô hình hội nhập ở giai đoạn cao dựa trên nền tảng mô hình thị trường chung nhưng có sự phối hợp về chính sách kinh tế giữa các nước thành viên.

Liên minh toàn diện: Là giai đoạn cao hơn liên minh kinh tế, các nước thành viên thống nhất về chính trị và các lĩnh vực kinh tế gồm cả lĩnh vực tài chính, tiền tệ, thuế quan và các chính sách xã hội.

Các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế

Cấp độ đơn phương: Mỗi quốc gia chủ động thực thi các chính sách, biện pháp tự do hóa, mở cửa một số lĩnh vực nhất định vì mục tiêu phát triển kinh tế của nước mình, không nhất thiết phải tuân theo các quy định của các định chế tổ chức kinh tế quốc tế mà họ tham gia.

Cấp độ song phương: Các quốc gia có thể đàm phán để ký kết với nhau các hiệp định song phương trên cơ sở nguyên tắc của một khu vực mậu dịch tự do.

Cấp độ đa phương: Các nước cùng nhau thành lập hoặc tham gia vào định chế, tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu.

Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Tác động tích cực

Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ thúc đẩy nhanh chóng và mạnh mẽ phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất mang lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tham gia HNKTQT là thực hiện mở cửa nền kinh tế, tự do hóa thương mại khiến cho dòng luân chuyển hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh, thị trường ngày càng mở rộng từ đó thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để các nước hiện đại hóa nền kinh tế: Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy nhanh dòng chu chuyển vốn, dịch vụ và công nghệ giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho các quốc gia kém và đang phát triển  tiếp cận với nguồn vốn công nghệ hiện đại, kinh nghiệm tổ chức và quản lý tiên tiến,…từ đó thu hút nguồn đầu tư và các nguồn lực khác từ bên ngoài để nâng cao trình độ công nghệ, quản lý sản xuất,…

Hội nhập kinh tế quốc tế làm cho cơ cấu kinh tế các quốc gia tham gia hội nhập thay đổi theo hướng ngày càng hợp lý: HNKTQT chi phối đến cơ cấu ngành kinh tế theo hướng chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm có lợi thế so sánh để phục vụ nhu cầu của thị trường thế giới từ đó làm cơ cấu ngành kinh tế của quốc gia thay đổi, nhiều ngành kinh tế mới xuất hiện để khai thác có hiệu quả các nguồn lực tronng nước.  Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến sự thay đổi cơ cấu các thành phần kinh tế, xuất hiện các thành phần kinh tế mới.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra sự liên kết, từng bước giảm sự cách biệt về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia: Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra khả năng phối hợp trong việc phân bổ các nguồn lực, từng bước giảm sự cách biệt về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia. Tham gia vào tổ chức thương mại sẽ giảm được sự phân biệt đối xử của các nước trong quan hệ thương mại, hưởng các ưu đãi và miễn trừ theo quy định của WTO.

Thúc đẩy cải cách kinh tế và hợp tác phát triển từ đó nâng cao năng lực, vị trí và vai trò của nhà nước trong nền kinh tế quốc gia và trường quốc tế: Tham gia vào hội nhập không làm cho vai trò của nhà nước giảm đi mà tăng lên bởi vì sự tác động của hội nhập làm cho chức năng quản lý truyền thống, đối nội được nâng cao, chức năng tổ chức, hỗ trợ, đàm phán,…cũng cải thiện.

Tác động tiêu cực và khó khăn, thách thức

Nền kinh tế dễ bị rủi ro và tổn thương trước các biến động thường xuyên và lây lan của kinh tế khu vực và toàn cầu: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khủng hoảng kinh tế nổ ra là điều không thể tránh khỏi và có khả năng lây lan cao. Điều này sẽ khiến những nền kinh tế nhỏ bé, yếu kém chịu rủi ro cao và dễ bị tổn thương lớn. Hơn nữa, sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia sẽ tạo sức ép nặng nề đối với các nền kinh tế chuyển đổi, các nền kinh tế chậm và kém phát triển sẽ đẩy khả năng chống đỡ khủng hoảng của các nền kinh tế rơi vào thế bí.

Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là chấp nhận cạnh tranh quốc tế khốc liệt về hàng hóa và dịch vụ: Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là tham gia vào cuộc cạnh tranh quốc tế diễn ra ngày càng gay gắt, quyết liệt trong khi đó nền kinh tế các nước kém hoặc đang phát triển còn nhiều hạn chế và khó khăn nên thiếu hẳn nền tảng vững chắc cho sự cạnh tranh.

Hội nhập kinh tế quốc tế cho phép các nước đang phát triển tiếp cận vốn, công nghệ từ các nước phát triển song nhưng nó chứa đựng khả năng phát triển không bền vững vì tiếp cận công nghệ lạc hậu với giá cao, do đó làm tăng chi phí sản xuất, gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên,…

Các quốc gia kém hoặc đang phát triển khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế phải hy sinh một phần chủ quyền  kinh tế, thậm chí bị đe dọa, áp đặt với sự xuất hiện, bành trướng các quyền lực đa phương, hỗn hợp qua các định chế, tổ chức kinh tế quốc tế,…và sự thao túng, khống chế của các công ty xuyên quốc gia,…

Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu đối với các quốc gia để có thể tồn tại và phát triển bền vững. Tuy nhiên, chúng ta cần chủ động hội nhập theo phương thức tối ưu là hạn chế tác động tiêu cực, vượt qua khó khăn và tranh thủ những mặt tích cực, khai thác cơ hội để phát triển kinh tế. Trên đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu toàn bộ nội dung kiến thức xoay quanh khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế là gì, Luận Văn 2S hy vọng đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích!

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
  • [FREE] Mẫu Bài Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Văn Hóa PDF, 2024

    Tư tưởng Hồ chí Minh về văn hóa là một phần quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là hệ thống quan điểm, lý luận sáng tạo, độc đáo, thể hiện tầm nhìn chiến lược, khẳng định vị trí, vai trò to lớn của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
  • 05 Mẫu Nhật Ký Thực Tập Ngân Hàng Chuẩn, Chi Tiết 2024

    Đối với các bạn sinh viên lần đầu thực hiện viết báo cáo thực tập, việc viết và trình bày nhật ký thực tập sao cho khoa học, logic hẳn không phải điều đơn giản.
  • List Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Công Nghệ Thông Tin 2024, Tải Miễn Phí

    Bạn cũng là sinh viên đang theo học ngành công nghệ thông tin? Bạn đang tìm kiếm mẫu bài báo cáo thực tập công nghệ thông tin để tham khảo, vận dụng viết báo cáo thực tập của mình.
  • Mẫu Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Logistics Đạt Điểm Cao 2024

     Viết báo cáo thực tập là một trong những công việc mà sinh viên cần phải hoàn thành sau kỳ thực tập ở đơn vị thực tập. Logistics là ngành học có tính thực tiễn cao, chính vì thế, trải nghiệm thực tiễn tại cơ sở thực tập là một nội dung quan trọng của sinh viên theo học chương trình này. 
  • Mẫu Nhật Ký Thực Tập Lễ Tân Khách Sạn Chi Tiết 2024

    Ngành quản trị nhà hàng là ngành học có tính thực tiễn, việc được tiếp xúc và trải nghiệm thực tế có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên theo học chuyên ngành này và thực tập lễ tân khách sạn là vị trí được nhiều sinh viên lựa chọn.
  • Kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

    Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu sự chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các thành viên khác trong một tổ chức. Mục đích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức/ doanh nghiệp là nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật cũng như các quy định mà tổ chức/ doanh nghiệp đặt ra.

LUẬN VĂN 2S - TRUNG TÂM HỖ TRỢ & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN, LUẬN ÁN

Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Hotline: 0976 632 554

Email: 2sluanvan@gmail.com

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên khách hàng:
Điện thoại:
Email:
Nội dung liên hệ
 
Bản quyền thuộc về Luận văn 2S - Nhóm GV thuộc ĐHQG HCM & ĐHQG HN
DMCA.com Protection Status