Hội nhập quốc tế là một xu hướng tất yếu khách quan và ngày càng có nhiều quốc gia tham gia. Để tồn tại và phát triển, con người cần có mối liên kết chặt chẽ với nhau, các quốc gia phải liên kết với nhau. Sự phát triển của kinh tế thị trường đã đặt ra yêu cầu mở rộng thị trường, hình thành các thị trường trong khu vực và thế giới. Đây cũng là động lực chủ yếu hình thành nên hội nhập quốc tế. Để hiểu rõ hơn về hội nhập quốc tế là gì, hãy cùng Luận Văn 2S đọc bài viết sau nhé.
Hội nhập quốc tế (Tiếng Anh: International integration) theo cách hiểu thông thường nghĩa là sự tham gia vào quá trình quốc tế hóa, toàn cầu hóa, là sự liên kết các quốc gia thông qua việc phát triển giao lưu thương mại, đầu tư, thông tin, du lịch,… từ đó hình thành nên các cộng đồng an ninh. Hội nhập quốc tế là hiện tượng các nước mở rộng và làm sâu sắc hóa quan hệ hợp tác với nhau trên cơ sở phân công lao động quốc tế có chủ đích.
Theo nghĩa rộng, hội nhập quốc tế được hiểu là tiến trình các nước chủ động tăng cường các hoạt động gắn kết với nhau dựa trên sự chia sẻ chung về lợi ích, mục tiêu, giá trị, nguồn lực và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế.
Trên góc độ nhà nước, hội nhập quốc tế là quá trình một quốc gia tham gia các hoạt động chung của cộng đồng quốc tế theo các nguyên tắc, chuẩn mực được cộng đồng quốc tế thừa nhận. Đây là yêu cầu có tính khách quan, theo đó các quốc gia tham gia các hoạt động của đời sống quốc tế trên hầu hết các lĩnh vực với các mức độ khác nhau do tác động của quá trình toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng. Tuy nhiên, việc lựa chọn lĩnh vực, mức độ và lộ trình hội nhập là quyết định chủ quan của từng quốc gia phù hợp với lợi ích và hoàn cảnh cụ thể của mình.
Khái niệm hội nhập quốc tế là gì?
Thứ nhất, hội nhập quốc tế là quá trình phát triển của xã hội. Quá trình này là kết quả của sự mở rộng giao lưu hợp tác không ngừng của các quốc gia trên nhiều lĩnh vực nhờ những thành tựu phát triển của kinh tế, nhất là sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, khoa học- công nghệ hiện đại.
Thứ hai, hội nhập quốc tế là một quy luật khách quan, là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là quá trình mở rộng sản xuất đòi hỏi các quốc gia phải liên kết, liên minh trong các mối quan hệ quốc tế, thiết lập và hình thành các tổ chức quốc tế nhằm đạt được những mục tiêu phát triển và lợi ích của từng quốc gia.
Thứ ba, hội nhập quốc tế diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị đến an ninh quốc phòng, văn hóa, giáo dục,…hoặc đồng thời diễn ra trên nhiều lĩnh vực với tính chất, quy mô, phạm vi và hình thức khác nhau.
Thứ tư, hội nhập quốc tế của các quốc gia khác nhau trong thời đại ngày nya thường không diễn ra đồng thời. Có quốc gia hội nhập sớm, có quốc gia hội nhập muộn hơn,… Điều nay phụ thuộc vào điều kiện khách quan và chủ quan của mỗi nước, trong đó chủ yếu phụ thuộc vào trình độ phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.
Bài viết cùng chuyên mục:
→ Thành phần kinh tế là gì? Các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay
→ 200 Bài Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác-Lênin Hay Nhất
Hội nhập quốc tế diễn ra trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội hoặc đồng thời trên nhiều lĩnh vực với tính chất, phạm vi và hình thức khác nhau, cụ thể:
Hội nhập kinh tế quốc tế: Là quá trình gắn kết nền kinh tế của nước này với các nước khác, với nền kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở nền kinh tế theo những hình thức khác nhau như song phương, tiểu khu vực, khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Hội nhập quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ như: thỏa thuận thương mại ưu đãi, khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung,…
Hội nhập chính trị: Đây là quá trình các nước tham gia vào các cơ chế quyền lực tập thể nhằm theo đuổi mục tiêu nhất định và hành xử phù hợp với luật chơi chung. Hội nhập chính trị thể hiện mức độ liên kết giữa các nước, trong đó họ chia sẻ với nhau các giá trị cơ bản, mục tiêu, lợi ích, nguồn lực, đặc biệt là quyền lực. Về mức độ, các quốc gia có thể tham gia hội nhập chính trị quốc tế thông qua ký hiệp ước với một hay một số quốc gia khác trên cơ sở thiết lập các mối liên kết quyền lực như hiệp ước liên minh hoặc đồng minh,…
Hội nhập chính trị quốc tế là bước đi sau cùng trên cơ sở các nước có liên quan đã đạt đến trình độ hội nhập cao về kinh tế, văn hóa - xã hội.
Hội nhập về văn hóa - xã hội: Là quá trình mở cửa, trao đổi văn hóa với các nước khác, chia sẻ các giá trị về văn hóa, tinh thần với thế giới cũng như tiếp thu các giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới để bổ sung và làm giàu có nền văn hóa dân tộc,…Hội nhập văn hóa- xã hội có ý nghĩa rất quan trọng góp phần làm sâu sắc quá trình hội nhập, gắn kết các nước với nhau bằng chất keo bền vững hơn.
Hội nhập về quốc phòng - an ninh: Là quá trình tham gia giữa các quốc gia nhằm mục tiêu duy trình hòa bình và an ninh. Mục tiêu này đòi hỏi các quốc gia phải tham gia ký kết các thỏa thuận song phương hoặc đa phương về an ninh - quốc phòng trên cơ sở các nguyên tắc chia sẻ và phối hợp tiến hành các hoạt động chung về đảm bảo an ninh - quốc phòng. Có các hình thức hội nhập về an ninh - quốc phòng như: Hiệp ước phòng thủ chung như NATO, OSCE, cộng đồng chính trị- an ninh ASEAN,…
Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế trong bối cảnh thế giới đang diễn ra những thay đổi to lớn về các mặt kinh tế, chính trị. Hòa bình, hợp tác và phát triển trở thành xu thế, là mục tiêu quan trọng của mọi quốc gia, dân tộc. Các quốc gia đều dành sự ưu tiên cho phát triển kinh tế, xây dựng môi trường hòa bình và ổn định chính trị để hiện thực hóa mục tiêu này. Cùng với xu thế hòa bình dưới tác dụng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ và xu thế toàn cầu hóa trong quan hệ thương mại và đầu tư, sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng, tạo nên thế tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dù là siêu cường quốc hay các nước đang phát triển, chưa phát triển. Hội nhập quốc tế để phát triển là điều cần thiết và tất yếu đối với mọi quốc gia nếu không muốn bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển.
Đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế là một đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển đất nước trong thế giới ngày nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định mục tiêu của hội nhập quốc tế: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Hội nhập quốc tế là chủ đề luôn được các bạn sinh viên lựa chọn cho đề tài tiểu luận, luận văn của mình. Nếu như bạn cũng đang thực hiện đề tài này và cần sự trợ giúp hãy liên hệ với đội ngũ chuyên viên phụ trách dịch vụ viết tiểu luận thuê của chúng tôi nhé! |
Đảm bảo lợi ích tối cao của đất nước, dân tộc trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, phát triển cùng có lợi: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự do, hòa bình, hợp tác và phát triển. Trên cơ sở vừa hợp tác vừa đấu tranh, đối ngoại phục vụ mục tiêu giữ vững môi trường hoà bình, ổn định và tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân và đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền. Nâng cao vị thế, uy tín của đất nước và góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.
Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, đưa các mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu: Cần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đối ngoại đa phương, chủ động và tích cực đóng góp và xây dựng định hình các thể chế đa phương. Tập trung phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng, các đối tác lớn, đối tác quan trọng.
Triển khai mạnh mẽ các định hướng chiến lược, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế: Xác định hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi cho hội nhập. Đây là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, chủ động dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống để không rơi vào thế đối đầu, bị động và bất lợi.
Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế: Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác quốc tế, đặc biệt đối với các đối tác chiến lược và các nước lớn có vai trò quan trọng cho sự phát triển và an ninh của đất nước. Cần chủ động tham gia và tích cực phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương như ASEAN và Liên hợp quốc.
Đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước với các hoạt động đối ngoại: Cần có sự phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân, giữa hoạt động chính trị với hoạt động ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa, giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh. Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược và tham mưu về đối ngoại.
Trên đây, Luận Văn 2S đã cùng bạn đọc tìm hiểu những vấn đề cơ bản xoay quanh khái niệm hội nhập quốc tế là gì và thực trạng, tiến trình và phương hướng đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong thời gian tới của Việt Nam. Chúng tôi hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích dành cho bạn đọc. Đừng quên chia sẻ đến mọi người nhé!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com