Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng được xem là một trong những nội dung cơ bản nằm trong học thuyết hình thái kinh tế xã hội của chủ nghĩa duy vật lịch sử, là cơ sở của thế giới quan và phương pháp luận khoa học trong nhận thức cũng như cải tạo xã hội. Để hiểu rõ hơn về nội dung khái niệm và mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Cơ sở hạ tầng được hiểu là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế- xã hội nhất định, gồm 3 bộ phận chính là quan hệ sản xuất tàn dư, quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất mầm mống.
Cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm quan hệ xã hội thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội mới. Theo đó, quan hệ sản xuất thống trị luôn giữ vai trò chủ đạo, chi phối các mối quan hệ sản xuất khác và quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế-xã hội. Do đó, cơ sở hạn tầng của một xã hội cụ thể là đặc trưng bởi quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội đó. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mầm mống cũng giữ những vai trò nhất định.
Kết cấu cơ sở hạ tầng của một xã hội sẽ bao gồm: Quan hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội trước và quan hệ sản xuất mầm mống của xã hội tương lai. Trong đó, cuộc sống của xã hội sẽ được đặt trong kiểu quan hệ sản xuất thống trị và tiêu biểu cho cuộc sống ấy. Bên cạnh đó, những quan hệ sản xuất tàn dư, quan hệ sản xuất quá độ hay những quan hệ sản xuất mầm mống mới sẽ có những vai trò nhất định. Chúng vừa đấu tranh với nhau, đồng thời cũng liên hệ với nhau và từ đó hình thành nên cơ sở hạ tầng của một xã hội.
Dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, cơ sở hạ tầng mang tính chất đối kháng tồn tại trong xã hội. Tính chất này bắt nguồn từ những mâu thuẫn nội tại trong cơ sở hạ tầng không thể điều hòa được và do bản chất của kiểu quan hệ sản xuất thống trị quy định. Đó là sự biểu hiện của đối lập giữa các tập đoàn người trong xã hội về lợi ích kinh tế.
Cơ sở hạ tầng được hình thành trong quá trình sản xuất vật chất và trực tiếp biến đổi theo sự tác động và phát triển của của lực lượng sản xuất. Nó là tổng thể và mâu thuẫn rất phức tạp, là quan hệ vật chất tồn tại độc lập, khách quan với ý thức con người.
Kiến trúc thượng tầng bao gồm các tư tưởng xã hội, các thiết chế tương tứng cũng như các quan hệ nội tại của kiến trúc thượng tầng được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.
Trong kết cấu của kiến trúc thượng tầng thì Nhà nước là bộ phận quan trọng nhất vì Nhà nước nắm giữ sức mạnh kinh tế và bạo lực, chi phối mọi bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng và các bộ phận này phải phục tùng sự chi phối của Nhà nước.
Tất cả các yếu tố của cấu trúc thượng tầng đều có những quy luật phát triển, đặc điểm riêng biệt thế nhưng chúng lại không tồn tại tách rời nhau mà sẽ tác động qua lại lẫn nhau. Đồng thời, các yếu tố của cấu trúc thượng tầng đều nảy sinh trên cơ sở hạ tầng và phản ánh cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, không phải tất cả các yếu tố của cấu trúc thượng tầng đều sẽ liên hệ như nhau đối với cơ sở hạ tầng, một số yếu tố sẽ liên hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng (các tổ chức chính trị, pháp luật…), một số khác sẽ liên hệ gián tiếp với cơ sở hạ tầng (triết học, tôn giáo, nghệ thuật…)
Kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp sâu sắc trong xã hội có giai cấp.
Trong kiến trúc thượng tầng của xã hội đối có đối kháng giai cấp, bộ phận có quyền lực lớn nhất là bộ máy tổ chức quyền lực và thực thi quyền lực đặt biệt của xã hội - Nhà nước. Nhờ có Nhà nước, giai cấp thống trị mới có thể thể hiện quyền lực thống trị đối với xã hội. Giai cấp nào nắm giữ chính quyền nhà nước và thống trị về mặt kinh tế thì hệ tư tưởng và những thiết chế của giai cấp ấy cũng giữ địa vị thống trị. Nó quyết định đặc trưng cơ bản của toàn bộ kiến trúc thượng tầng xã hội. Đồng thời, nó cũng quy định và tác động trực tiếp đến xu hướng phát triển của đời sống tinh thần của xã hội.
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng (Base and superstructure) là gì?
Bài viết cùng chuyên mục:
→ Kho 499 đề tài tiểu luận triết học Mác - Lênin mới nhất 2021
Cơ sở hạ tầng được coi là nội dung, tính chất tạo nên kết cấu thượng tầng. Cơ sở hạ tầng của một xã hội nhất định như thế nào, tính chất ra sao, giai cấp đại diện thế nào thì hệ thống thiết chế chính trị pháp quyền, đạo đức, triết học,… quan hệ của các thể chế tương ứng với các thiết chế ấy cũng như vậy. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng ở các mặt sau:
Ví dụ: Tương ứng với cơ chế bao cấp là Nhà nước xơ cứng, quan liêu. Tương ứng với cơ chế thị trường là Nhà nước năng động, hoạt động hiệu quả.
Có thể nói rằng cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng là quy luật phổ biến trong mọi hình thái kinh tế xã hội.
Kiến trúc thượng tầng giúp củng cố, bảo vệ duy trì cơ sở hạ tầng sinh ra nó và đấu tranh chống lại cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đối lập.
Kiến trúc thượng tầng do cơ sở hạ tầng sinh ra nhưng sau khi xuất hiện lại mang tính độc lập tương đối nên nó sẽ tác động lại cơ sở hạ tầng được thể hiện thông qua:
Chức năng xã hội của kiến trúc thượng tầng là nhằm bảo vệ, duy trì củng cố cũng như hoàn thiện cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó và góp phần xóa bỏ cơ sở hạ tầng cũ, kiến trúc thượng tầng cũ tương ứng. Tuy nhiên, nó vẫn giữ lại và kế thừa những cái cũ đã làm tiền đề cho cái mới.
Ví dụ: Nhà nước tư sản hiện đại vẫn củng cố, bảo vệ và phát triển sở hữu tư nhân tư liệu sản xuất. Nhà nước vô sản thì bảo vệ và phát triển sở hữu xã hội.
Trong kiến trúc thượng tầng, Nhà nước là yếu tố cơ bản giữ vai trò quan trọng đối với cơ sở hạ tầng.Vai trò của Nhà nước tác động đối với cơ sở hạ tầng được thể hiện qua 3 khía cạnh: Bằng công cụ pháp luật, bằng sức mạnh kinh tế và sức mạnh bảo lực của Nhà nước để tác động làm cho kinh tế phát triển theo chiều hướng tất yếu.
Nhà nước chính là yếu tố tác động trở lại mạnh mẽ nhất đối với cơ sở hạ tầng vì nó là công cụ bạo lực tập trung của giai cấp thống trị. Nhà nước không chỉ thực hiện chức năng kinh tế bằng hệ thống các chính sách về kinh tế xã hội mà còn tác dụng trực tiếp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Các bộ phận khác nằm trong kiến trúc thượng tầng cũng phải thông qua Nhà nước mới có hiệu lực với cơ sở hạ tầng.
Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng theo chiều tích cực hoặc tiêu cực, cụ thể:
Tích cực: Nếu kiến trúc thượng tầng tác động cùng chiều với những quy luật vận động của cơ sở hạ tầng thì nó thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển. Từ đó nó thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
Tiêu cực: Nếu kiến trúc thượng tầng tác động ngược chiều với các quy luật vận động của cơ sở hạ tầng thì nó cản trở, kìm hãm sự phát triển của cơ sở hạ tầng. Từ đó nó kìm hãm phát triển kinh tế.
Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong xã hội
Bài viết cùng chuyên mục:
→ Nhân sinh quan là gì? Tìm hiểu về triết lý nhân sinh quan Phật giáo
Trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nước ta cần vận dụng, quán triệt quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cộng sản chủ nghĩa hình thành một cách tự giác sau khi giai cấp vô sản giành được chính quyền và không ngừng hoàn thiện trong suốt thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản.
Để có cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cộng sản chủ nghĩa. Trước tiên giai cấp vô sản cần dùng bạo lực cách mạng để đập tan nhà nước cũ, lập nên nhà nước vô sản. Sau đó, giai cấp vô sản cần tiến hành quốc hữu hóa, tịch thu, trưng thu nhà máy xí nghiệp của giai cấp tư sản để tạo ra cơ sở kinh tế ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
Việc nhà nước chuyên chính vô sản ra đời trước để tạo điều kiện và làm công cụ, phương tiện cho quần chúng nhân dân, tiến hành triệt để quá trình ấy phù hợp với quy luật khách quan của xã hội. Điều này đòi hỏi cần có một cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng tiến bộ thay thế cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng tư bản lỗi thời phản động. Tuy nhiên, nhà nước chuyên chính vô sản vững mạnh hay không phụ thuộc vào sự phát triển của cơ sở hạ tầng cộng sản chủ nghĩa.
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của chủ nghĩa xã hội khác so với cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội của giai cấp đối kháng.
Dưới chủ nghĩa xã hội, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là thuần nhất và thống nhất. Hình thức sở hữu bao trùm là sở hữu toàn dân và tập thể, hợp tác tương trợ trong việc sản xuất, phân phối sản phẩm theo lao động.
Kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa phản ánh cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa xã hội nên có sự thống trị về mặt chính trị và tinh thần. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Pháp luật của xã hội chủ nghĩa là công cụ để cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội chủ nghĩa tiến bộ, khoa học để trở thành động lực cho xã hội phát triển.
Thời kỳ quá độ từ tư bản chủ nghĩa lên xã hội chủ nghĩa là thời kỳ cải biến cách mạng một cách sâu sắc và triệt để, là giai đoạn lịch sử chuyển tiếp. Do đó, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mang đầy đủ đặc trưng của nó.
Khi nước ta từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đi lên xã hội chủ nghĩa đã gặp rất nhiều khó khăn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cơ sở hạ tầng thời kỳ quá độ gồm nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác,…tạo nên một nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Để định hướng xã hội chủ nghĩa với các thành phần kinh tế, nhà nước cần sử dụng tổng thể các biện pháp kinh tế hành chính và giáo dục. Trong đó, biện pháp kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất để từng bước xã hội hóa nền sản xuất với hình thức và bước đi thích hợp.
Về kiến trúc thượng tầng, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và toàn dân ta. Nội dung cốt lõi là tư tưởng về sự giải phóng con người khỏi chế độ bóc lột, thoát khỏi nỗi nhục là đi làm thuê bị đánh đập, lượng thấp. Trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, việc giáo dục truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội là việc làm thường xuyên và cần liên tục.
Xây dựng hệ thống chính trị, xã hội mang bản chất giai cấp công nhân do đảng cộng sản lãnh đạo đảm bảo cho nhân dân là người chủ thực sự của xã hội, toàn bộ quyền lực của xã hội thuộc về nhân dân.
Mỗi bước phát triển của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là một bước để giải quyết mâu thuẫn giữa chúng. Việc phát triển và củng cố cơ sở hạ tầng giúp điều chỉnh và củng cố các bộ phận của kiến trúc thượng tầng là một quá trình luôn diễn ra trong suốt thời kỳ quá độ.
Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị: Kinh tế và chính trị là hai mặt cốt lõi của mối quan hệ của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Trong mối quan hệ này, kinh tế giữ vai trò quyết định chính trị.
Đổi mới chính trị tạo điều kiện để đổi mới kinh tế: Khi đường lối về chính trị, các thiết chế chính trị được đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thì chính trị trở thành định hướng cho kinh tế phát triển. Điều này cũng tạo môi trường phát triển về an ninh trật tự để phát triển kinh tế và chính trị đóng vai trò can thiệp điều tiết, khắc phục các mặt trái do đổi mới kinh tế.
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu thế nào là cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng cũng như mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng và liên hệ với Việt Nam hiện nay. Hy vọng những thông tin này đã mang lại cho các bạn nguồn tham khảo hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Ngoài ra, nếu có câu hỏi cần giải đáp hoặc bạn cần hộ trợ trong quá trình thực hiện tiểu luận triết học, tham khảo dịch vụ hỗ trợ & viết thuê tiểu luận của Luận Văn 2S, Tại Đây!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com