“Chiến lược đại dương xanh” hiện đang trở thành một giải pháp mới mẻ và mang lại hiệu quả kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp. Việc áp dụng học thuyết này vào việc xây dựng chiến lược kinh doanh là hướng đi mới cho các doanh nghiệp muốn tiến vào thị trường. Để tìm hiểu rõ hơn về bản chất chiến lược đại dương xanh là gì? Ưu nhược điểm của loại chiến lược này, hãy cùng Luận Văn 2S tìm hiểu bài viết sau.
Đại dương xanh là mang ý nghĩa tượng trưng cho những khu vực thị trường chưa được khai thác, bởi những nhu cầu mới được tạo ra và cơ hội mang lại sự tăng trưởng và nguồn lợi nhuận cao. Người tạo lập đại dương xanh là những người phát hiện ra một nhu cầu mới, đi tiên phong trong một lĩnh vực mới, một ngành nghề mới hay một phương pháp phục vụ mới. Trong đại dương xanh, cạnh tranh là không cần thiết vì hiện thời không có đối thủ.
Chiến lược là tập hợp các quyết định của doanh nghiệp cần thực hiện trong một thời gian dài nhất định trong một môi trường hoạt động nhất định (Chan Kim & Renée Mauborgne).
Từ hai khái niệm trên, có thể tổng hợp về chiến lược đại dương xanh (Tiếng Anh: Blue Ocean Strategy) là việc doanh nghiệp xác định những nguồn lực cần thiết về con người và vật chất trong một khoảng thời gian và không gian nhất định nhằm tìm kiếm một thị trường hoàn toàn mới hoặc tạo ra nhu cầu mới cho sản phẩm hiện có để sản phẩm của doanh nghiệp có thể được đưa ra thị trường một cách dễ dàng do ít cạnh tranh hơn, từ đó tạo ra sức mạnh định giá hoặc độc quyền cho doanh nghiệp.
Chiến lược đại dương xanh là gì?
Chiến lược đại dương xanh mang bản chất là sự đổi mới giá trị. Điều này chỉ có được khi doanh nghiệp tác động đến cả cơ cấu chi phí lẫn giá trị mang lại cho người mua. Lựa chọn tiết kiệm chi phí bằng cách thực hiện loại bỏ hoặc giảm bớt các yếu tố mà đối thủ cạnh tranh tập trung nhưng không mang đến sự thỏa mãn cho khách hàng. Doanh nghiệp cần tập trung vào các yếu tố mới lạ hoặc ít được đối thủ cạnh tranh tập trung vào để gia tăng giá trị mang lại cho khách hàng. Những yếu tố này có thể thỏa mãn khách hàng tốt hơn nên làm tăng giá trị mang đến cho khách hàng. Thêm vào đó, qua thời gian chi phí sẽ ngày càng giảm nhờ gia tăng khối lượng bán hàng kéo theo tính kinh tế của quy mô. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể làm được điều tưởng chừng như không thể trong kinh doanh hiện đại là việc cung cấp sản phẩm “tốt hơn” ở mức giá rẻ hơn.
Luận Văn 2S nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh, quản trị chiến lược… Áp dụng đối với 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Nếu bạn đang gặp vấn đề với bài luận của mình, tham khảo dịch vụ của chúng tôi ngay bây giờ tại: https://luanvan2s.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid7.html
Việc phân tích chiến lược đại dương xanh cần các công cụ phân tích phù hợp để hỗ trợ, tạo được hướng đi đúng đắn, giảm thiểu rủi ro. Trong đó có ba công cụ phân tích hữu hiệu sau:
Đây là công cụ phân tích cơ bản nhất, xuyên suốt chiến lược đại dương xanh. Được thể hiện thông qua giá trị và đường giá trị.
Sơ đồ chiến lược là hình ảnh gồm đường giá trị của doanh nghiệp và đường giá trị của các đối thủ cạnh tranh. Sơ đồ này cho doanh nghiệp biết các đối thủ cạnh tranh đang tập trung vào yếu tố nào. Nếu đường giá trị của doanh nghiệp khác với đối thủ thì doanh nghiệp đã tạo được thành công trong việc tạo ra “đại dương xanh” trên thị trường.
Sau khi đã định vụ được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, tiếp theo cần vẽ lại đường giá trị cho doanh nghiệp để đạt được đồng thời hai mục tiêu là chi phí thấp và khác biệt hóa. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần trả lời 4 câu hỏi lớn được gọi là khôn khổ 4 hành động là:
Trả lời hai câu hỏi đầu sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra phương thức cắt giảm chi phí hiệu quả so với đối thủ cạnh tranh còn hai câu hỏi tiếp theo sẽ giúp doanh nghiệp nhận định các yếu tố cần tăng cường để mang lại lợi ích cho khách hàng.
Mô hình mạng: loại bỏ-cắt giảm- gia tăng-hình thành
Mô hình này là công cụ phân tích hỗ trợ cho khuôn khổ 4 hành động.
Loại bỏ Trả lời câu hỏi: “Những yếu tố nào từng được xem là tất yếu cần loại bỏ?” | Gia tăng Trả lời câu hỏi: “Những yếu tố nào cần tăng lên hơn mức tiêu chuẩn trong ngành?” |
Cắt giảm Trả lời câu hỏi: “Những yếu tố nào cần giảm xuống mức thấp hơn mức tiêu chuẩn trong ngành?” | Hình thành Trả lời câu hỏi: “Những yếu tố nào chưa xuất hiện trong ngành và cần phát triển?” |
Việc điền vào ô trống giúp doanh nghiệp thấy được việc cần làm để tạo ra một chiến lược đại dương xanh. Các hành động và cảnh báo có tầm quan trọng ngang nhau nhưng các công ty không chỉ tập trung vào gia tăng hoặc hình thành vì dễ làm tăng cơ cấu chi phí và khiến chức năng của sản phẩm hoặc dịch vụ trở nên thừa so với yêu cầu của khách hàng mà song song với đó cần chú ý đến yếu tố cắt giảm và loại bỏ.
→ Kho đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh đạt điểm cao
Nguyên tắc đầu tiên để xây dựng chiến lược đại dương xanh là phá bỏ ranh giới thị trường cũ và vẽ lại ranh giới thị trường mới cho khu vực đại dương xanh. Các nhà quản lý cần phải xác định đúng những cơ hội để có thể mở ra đại dương xanh, khoảng thị trường hấp dẫn, đem lại lợi nhuận cao trong số các khả năng tồn tại. Nguyên tắc này bao gồm 6 cách thức giúp doanh nghiệp vẽ lại đường ranh giới thị trường, giảm thiểu rủi ro trong quá trình tìm kiếm, bao gồm:
Nguyên tắc hình thành chiến lược đại dương xanh
Nguyên tắc này yêu cầu doanh nghiệp sử dụng công cụ phân tích “sơ đồ chiến lược” thay cho những bản kế hoạch dài dòng khác. Bám sát vào sơ đồ chiến lược giúp doanh nghiệp đưa ra hành động nhất quán cho các mục đích đã đề ra, tránh tình trạng rối loạn. Có 4 bước để hình thành sơ đồ chiến lược, cụ thể:
Bước 1: Thống nhất quan điểm với mọi cá nhân trong doanh nghiệp về tình hình hiện tại trước khi đưa ra quyết định thay đổi trong chiến lược thông qua việc so sánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với đối thủ,tìm hiểu chiến lược hiện tại mà doanh nghiệp cần điều chỉnh.
Bước 2: Khảo sát trực tiếp thị trường để tìm ra nguyên nhân khách hàng sử dụng hoặc không sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Xem xét các lợi thế của sản phẩm, dịch vụ thay thế và đưa ra yếu tố cần loại bỏ, hình thành hoặc thay đổi trong sản phẩm, dịch vụ của mình.
Bước 3:Phác thảo sơ đồ chiến lược dựa trên những gì đã thu thập được, tiếp nhận phản hồi và xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp trong tương lai.
Bước 4: truyền đạt, giải thích chiến lược cho tất cả các nhân viên đều hiểu được, từ đó tạo động lực cho nhân viên làm việc hiệu quả.
Để tránh rủi ro về quy mô, doanh nghiệp cần tập trung vào những người chưa mua hàng và tìm hiểu sự tương đồng trong đánh giá về giá trị của khách hàng. Điều này cho phép doanh nghiệp vươn ra ngoài nhu cầu hiện tại để tìm đến những khách hàng mới.
Những đối tượng không phải là khách hàng của công ty có thể hứa hẹn mở ra đại dương xanh mới cho công ty, gồm 3 lớp như sau:
Lớp thứ 1: là những người ở rìa thị trường của doanh nghiệp, tức là những người rất ít mua sản phẩm dịch vụ trong ngành nhưng là đối tượng doanh nghiệp cần chú ý. Họ đang chờ những sản phẩm dịch vụ tốt hơn là sẵn sàng bỏ thị trường hiện tại để đến với thị trường mới.
Lớp thứ 2: Những người từ chối sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong ngành của doanh nghiệp, họ có nhu cầu về sản phẩm dịch vụ trong ngành và xem đó là một lựa chọn nhưng không sử dụng.
Lớp thứ 3: Là những người không mua hàng, đứng ở vị trí xa nhất. Họ chưa bao giờ có ý định sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong ngành của doanh nghiệp.
Mô hình chiến lược kinh doanh đại dương xanh gồm 4 bước sau:
Bước 1: Đánh giá tính hữu dụng của sản phẩm: Việc đánh giá tính hữu dụng của sản phẩm là điều cần thiết mà các doanh nghiệp cần tiến hành. các công ty cần hiểu rõ 6 giai đoạn trong chu kỳ sử dụng của người mua và cách thức đánh giá tính hữu dụng của sản phẩm trong mỗi giai đoạn, gồm: mua hàng, giao hàng, sử dụng, sản phẩm bổ sung, bảo dưỡng và loại bỏ. Ở mỗi giai đoạn, nhà quản lý cần đặt ra các câu hỏi để đánh giá đặc điểm trong hành vi của người mua, mức độ hài lòng và tìm ra những cản trở trong quá trình sử dụng sản phẩm để có thể tạo ra những giá trị mới cho khách hàng và tạo ra đại dương xanh.
Bước 2: Xác định giá bán: Để thực hiện chiến lược đại dương xanh, doanh nghiệp nên áp dụng chiến lược giá thâm nhập, tìm hiểu ngay từ đầu xem mức giá nào sẽ phù hợp với đa số khách hàng mục tiêu. Chiến lược giá của doanh nghiệp không chỉ nhằm thu hút số đông người mua mà còn giúp giữ khách hàng sử dụng sản phẩm lâu dài, tạo được thương hiệu nhất định.
Bước 3: Xác định chi phí: Để tối đa khả năng thu lợi nhuận, doanh nghiệp cần căn cứ vào mức giá bán đã xác định trừ đi mức lợi nhuận mong muốn để có được chi phí mục tiêu. Để đạt được mục tiêu về chi phí, doanh nghiệp có thể sử dụng 3 đòn bẩy chính:
Bước 4: Tìm kiếm sự chấp nhận. Để thực hiện chiến lược đại dương xanh, doanh nghiệp cần tìm cách để có sự chấp thuận từ nhân viên, đối tác kinh doanh và công chúng. Muốn như vậy, doanh nghiệp cần trao đổi thẳng thắn với các đối tượng này, lắng nghe khó khăn của họ và tìm cách tháo gỡ, thuyết phục họ chấp nhận chiến lược của công ty.
Xây dựng mô hình kinh doanh mới theo trình tự hợp lý
Những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi thực hiện chiến lược đại dương xanh gồm:
Vấn đề về mặt nhận thức: Công ty cần chỉnh đốn tư duy của những người trực tiếp quản lý các bộ phận chính. Các lãnh đạo phải làm cho cấp dưới nhận ra và trực tiếp trải nghiệm những khó khăn như việc gặp gỡ khách hàng bất mãn, trực tiếp xem tình hình kinh doanh,…như vậy, nhân viên sẽ hiểu và tự điều chỉnh cách tư duy hành động của mình.
Vấn đề về nguồn lực: Công ty cần tái phân bổ lại các nguồn lực trong công ty, điều thêm người đến các điểm nóng và cắt giảm nhân sự ở những bộ phận không cần thiết, đàm phán trao đổi nguồn lực giữa các bộ phận để tăng giá trị của nguồn lực hiện tại đến mức tối đa. Điều này sẽ phát huy nội lực của công ty nhưng không làm tăng chi phí.
Khó khăn về động lực: Doanh nghiệp nên tập trung vào những lãnh đạo cấp dưới, phân chia trách nhiệm rõ ràng, chi nhỏ khó khăn. Chỉ cần hướng vào những người đứng đầu nhóm để thay đổi tư duy và hành động của cả nhóm. Điều này sẽ giúp khích lệ động viên hoặc thưởng phạt rõ ràng với mọi người, giúp mọi người có trách nhiệm cụ thể và giải quyết khó khăn tốt nhất.
Vấn đề về mối quan hệ giữa các nhóm quyền lợi: Khi thực hiện chiến lược đại dương xanh, những người có nhận thức tiêu cực thường chống đối gay gắt và công khai và ảnh hưởng tiêu cực đến công ty. Để vượt qua điều này, lãnh đạo công ty cần tập trung vào 3 yếu tố chính là hỗ trợ đồng minh, hạn chế địch thủ và đưa quân sư vào đội ngũ quản lý cao cấp nhất.
Nguyên tắc này đề xuất quy trình quản lý 3E tức là: Cam kết (engagement), Thuyết phục (Explanation) và xác định rõ ràng trách nhiệm (Clarity of expectation) để quản lý hiệu quả chiến lược đại dương xanh, cụ thể:
Cam kết: Tức là khiến mọi người trong công ty đều cam kết và chia sẻ trách nhiệm với lãnh đạo trong việc thực hiện chiến lược đại dương xanh, nhất quán các ý kiến.
Thuyết phục: Ban lãnh đạo đưa ra những lời giải thích đúng đắn, khoa học và có sức thuyết phục cao để mọi người hoàn toàn tin tưởng vào thành công của chiến lược.
Xác định rõ ràng trách nhiệm: Tức là làm cho mọi người hiểu được những gì ban lãnh đạo kỳ vọng họ làm được và trách nhiệm của mỗi người. Các nhân viên cần hiểu được các tiêu chuẩn đánh giá mới và những quy định xử phạt.
Ưu điểm của chiến lược đại dương xanh là gì?
Chiến lược đại dương xanh sẽ đem lại những đột phá cho doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường mới mẻ và thu lại nguồn lợi nhuận lớn. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, thị trường này vẫn tồn tại một số nhược điểm lớn. Hy vọng những chia sẻ về chiến lược đại dương xanh là gì của Luận Văn 2S sẽ hữu ích đối với bạn đọc.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com