logoluanvan2s1
DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN

Chuyên nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tất cả chuyên ngành

Cam kết chất lượng - Đúng tiến độ - Bảo mật thông tin

hotlinevietthueluanvan2s-1

Cạnh Tranh Không Lành Mạnh Là Gì? Thực Trạng Tại Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh được xem là một động lực thúc đẩy cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, sự cạnh tranh quá gay gắt trong bối cảnh hiện tại cũng dẫn đến một số tiêu cực nhất định. Trong đó nổi bật và gây ảnh hưởng lớn nhất chính là hành vi cạnh tranh không lành mạnh giữa các chủ thể kinh tế. Để hiểu rõ hơn về khái niệm Cạnh tranh không lành mạnh là gì? Thực trạng ở Việt Nam như thế nào?

Xem thêm

 Cạnh tranh là gì? Cơ sở lý luận về cạnh tranh trong doanh nghiệp

Cạnh tranh không lành mạnh là gì?

1. Khái niệm

Cạnh tranh không lành mạnh (Unfair competition) về bản chất là hành vi không trung thực, lừa đảo hoặc kinh doanh phi pháp gây tổn hại hoặc có thể gây tổn hại về mặt kinh tế và lợi ích hợp pháp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức kinh doanh khác.

canh_tranh_khong_lanh_manh_la_gi_luanvan2s
Khái niệm: Cạnh tranh không lành mạnh là gì?

2. Phân loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Tùy vào mục đích và tiêu chí, hành vi cạnh tranh không lành mạnh sẽ được phân thành nhiều loại khác nhau. Thông thường sẽ chia thành 3 nhóm:

  • Nhóm hành vi mang tính chất lợi dụng: Bao gồm các hành vi gây nhầm lẫn và xâm phạm bí mật kinh doanh của doanh nghiệp khác. Bản chất của các hành vi này là chiếm đoạt và sử dụng trái phép lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khác như là của chính doanh nghiệp mình. Đây được xem là một trong những hình thức vi phạm cạnh tranh điển hình và phổ biến nhất trong thị trường hiện nay.
  • Nhóm các hành vi mang tính chất công kích: Các hành vi mang tính chất công kích rất đa dạng. Có thể là mua chuộc nhân viên, tung các tin đồn thất thiệt bất lợi nhằm hạ thấp uy tín của công ty khác, cưỡng ép đối tác, khách hàng của công ty đối thủ buộc họ ngừng giao dịch với công ty đó… Mục đích của loại hành vi cạnh tranh không lành mạnh này là để làm suy giảm hoặc triệt tiêu các lợi thế cạnh tranh của đối thủ.
  • Nhóm hành vi lôi kéo bất chính khách hàng: Bản chất của nhóm hành vi này là tạo ra một lợi thế cạnh tranh gian dối (phổ biến nhất là hành vi quảng cáo gian dối) nhằm lôi kéo khách hàng của doanh nghiệp khác. Đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi các hành vi này là người tiêu dùng.

Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là gì?

Đặc điểm đặc trưng cơ bản của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là:

  • Thứ nhất: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được thực hiện bởi các chủ thể kinh doanh cùng hoạt động trong một thị trường ngách, có chung mục đích kinh doanh và nhằm gia tăng lợi nhuận về doanh nghiệp của mình. 
  • Thứ hai: Cạnh tranh không lành mạnh chống lại các chuẩn mực về đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, định nghĩa “chuẩn mực” tương đối khó xác định bởi có không có căn cứ pháp lý cụ thể. “Chuẩn mực” và bị phụ thuộc bởi các yếu tố khác như: quan điểm kinh doanh, tập quán kinh doanh của từng quốc gia, lãnh thổ, vùng miền…
  • Thứ ba: Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp hoặc xâm hại đến lợi ích của Nhà nước

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam

Theo pháp luật Việt Nam hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị nghiêm cấm bởi các chế tài chặt chẽ được quy định cụ thể bằng văn bản tại Luật cạnh tranh. Cụ thể tại Điều 45 Luật cạnh tranh 2018 quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm bao gồm:

  • Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh 
  • Ép buộc đối tác, khách hàng của doanh nghiệp khác bằng hành vi cưỡng ép, đe dọa
  • Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác
  • Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
  • Lôi kéo khách hàng bất chính
  • Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
  • Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.

(Nguồn: https://bitly.com.vn/z3fTb)

dac_diem_cua_hanh_vi_canh_tranh_khong_lanh_manh

Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh đang ngày càng có chiều hướng gia tăng tại Việt Nam. Theo số liệu tổng kết cuối năm 2018 của Cục và Bảo vệ người tiêu dùng, Việt Nam có đến gần 400 hồ sơ khiếu nại vi phạm cạnh tranh và hơn 200 vụ việc được điều tra, xử lý. Nếu như so với mức ngân sách nhà nước thu về từ xử lý vi phạm cạnh tranh năm 2007 là 85 triệu đồng thì đến năm 2016 con số này đã lên đến 2,114 tỷ đồng.

Theo khảo sát, các hình thức vi phạm cạnh tranh tại Việt Nam phổ biến nhất kể đến như: Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh; Cung cấp thông tin sai lệch về doanh nghiệp khác, ép buộc trong kinh doanh; Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính, Hành vi ép buộc trong kinh doanh; Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ; Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác…

Hậu quả của cạnh tranh không lành mạnh đến nền kinh tế

Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp khác trên thị trường, người tiêu dùng và Nhà nước.

Đối với Doanh nghiệp: 

Những hành vi của các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh tác động rất lớn đến với những doanh nghiệp khác. Những tác động đó có thể kể đến như: giảm hiệu quả các chiến lược cạnh tranh, làm thiệt hại tài chính, giảm thị phần khách hàng, mất năng lực cạnh tranh dẫn đến thua lỗ hoặc phá sản.

Đối với người tiêu dùng:

Người tiêu dùng là người trực tiếp chịu tác động của những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Những người tiêu dùng bị lừa dối bị mất tiền những giá trị thực sự nhận được mà sản phẩm mang lại không được như ý muốn. Dẫn đến người tiêu dùng mất lòng tin với doanh nghiệp, quan ngại với những sản phẩm khác trên thị trường. 

Đối với Nhà nước:

Khi các doanh nghiệp có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, người tiêu dùng mất lòng tin vào doanh nghiệp dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, Nhà nước thất thu một khoảng từ thuế của các doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, các hoạt động của thị tường cũng bị ảnh hưởng, uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế giảm tạo tâm lý không tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm:

→ Mẫu đề tài luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế về cạnh tranh không lành mạnh

Những giải pháp hạn chế hành vi cạnh tranh không lành mạnh

giai_phap_han_che_hanh_vi_canh_tranh_khong_lanh_manh
Giải pháp hạn chế hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Về phía Nhà nước:

  • Hoàn thiện hệ thống pháp luật, hệ thống chế tài trong phòng chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Mạnh tay xử lý những chủ thể sai phạm để có hiệu quả răng đe cao đối với các doanh nghiệp trên thị trường.
  • Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho các cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Về phía các doanh nghiệp khác:

Tuân thủ các quy định của Nhà nước trong kinh doanh. Việc cạnh tranh lành mạnh tuân thủ pháp luật cũng là một hình thức PR cho doanh nghiệp, tại ấn tượng tốt trong mắt người tiêu dùng và nhận được niềm tin của khách hàng. Bên cạnh đó các doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm đến đăng ký bảo hộ trí tuệ sản phẩm tránh bị ăn cắp ý tưởng từ các đối thủ. Tập trung xây dựng các chiến lược dài hạn, tiến tới phát triển bền vững hệ thống doanh nghiệp.

Về phía người tiêu dùng:

  • Người tiêu dùng hiện nay cần thường xuyên cập nhập các tin tức, thông tin từ đó hiểu rõ hơn về sản phẩm mình đang sử dụng.
  • Có cái nhìn khách quan về sản phẩm, không sử dụng hàng kém chất lượng, tẩy chay những sản phẩm có dấu hiệu vi phạm luật cạnh tranh không lành mạnh.

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi gây hại không chỉ cho người tiêu dùng, doanh nghiệp mà còn đối với cả đất nước. Hy vọng rằng qua bài đọc này, bạn sẽ có cái nhìn chính xác, đầy đủ về "Cạnh tranh không lành mạnh là gì" cũng như các vấn đề xoay quanh khái niệm này. Chúc bạn áp dụng những kiến thức này trong bài học thành công nhất.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
  • Kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

    Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu sự chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các thành viên khác trong một tổ chức. Mục đích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức/ doanh nghiệp là nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật cũng như các quy định mà tổ chức/ doanh nghiệp đặt ra.
  • Bao thanh toán là gì? Thực trạng bao thanh toán tại Việt Nam hiện nay

    Bao thanh toán có thể hiểu là sự chuyển nhượng các khoản phải thu của người bán hàng từ người bán hàng sang đơn vị bao thanh toán. Đơn vị bao thanh toán sẽ chịu trách nhiệm thu nợ, tránh các rủi ro không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ từ người mua.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Nội dung của thuế TNDN ở Việt Nam

    Thuế được đánh giá là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và là công cụ điều chỉnh vĩ mô của nền kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế điều tiết vào thu nhập chính thức của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước.
  • Du lịch làng nghề là gì? Phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam

    Hiện nay, du lịch làng nghề được xem là một giải pháp hữu hiệu để kích thích phát triển kinh tế xã hội ở làng nghề theo hướng bền vững. Để hiểu rõ khái niệm du lịch làng nghề là gì cũng như các nội dung kiến thức xoay quanh chủ đề này, chúng ta cùng đọc bài viết dưới đây nhé.
  • Nghèo là gì? Thực trạng và giải pháp giảm nghèo bền vững ở Việt Nam

    Đói nghèo là một trong những rào cản làm giảm khả năng phát triển con người con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Xu hướng phát triển của nền kinh tế, tiến bộ khoa học công nghệ và ổn định đời sống mang lại những thành tựu và tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn phải đối mặt với thực trạng nghèo đói.
  • Bán hàng là gì? Cơ sở lý luận về hoạt động bán hàng

    Bán hàng là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Không những vậy, bán hàng còn là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng coi trọng việc bán hàng và nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả bán hàng.

LUẬN VĂN 2S - TRUNG TÂM HỖ TRỢ & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN, LUẬN ÁN

Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Hotline: 0976 632 554

Email: 2sluanvan@gmail.com

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên khách hàng:
Điện thoại:
Email:
Nội dung liên hệ
 
Bản quyền thuộc về Luận văn 2S - Nhóm GV thuộc ĐHQG HCM & ĐHQG HN
DMCA.com Protection Status