Có thể nói, cạnh tranh là một quy luật tất yếu trong nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Để có thể tồn tại và phát triển, doanh nghiệp buộc phải tham gia vào cuộc đua "cạnh tranh". Vậy cạnh tranh là gì? Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế như thế nào? Hãy cùng Luận Văn 2S tìm hiểu nhé!
Xem thêm:
→ 75 Đề tài luận văn thạc sĩ luật kinh tế về cạnh tranh
Trong kinh tế học, khái niệm cạnh tranh (tiếng Anh là Competition) được định nghĩa là một quá trình đấu tranh qua lại giữa các chủ thể kinh tế. Trong quá trình đó, mục tiêu chính đó là chiếm lĩnh thị phần khách hàng, tăng mức tiêu thụ, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là một quá trình khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược cụ thể, nếu không sẽ bị đào thải khỏi thị trường.
Nói một cách đơn giản, cạnh tranh chính là toàn bộ nỗ lực của doanh nghiệp để cố gắng giành lấy khách hàng hoặc khách hàng của doanh nghiệp khác bằng cách cung cấp các sản phẩm khác nhau, giao dịch tốt hơn, chất lượng phục vụ tốt hơn…
Cạnh tranh là gì?
Bạn đang gặp khó khăn với bài tiểu luận, luận văn của mình? Bạn không có thời gian? Deadline cận kề? Hãy để DỊCH VỤ LÀM THUÊ LUẬN VĂN hỗ trợ bạn. Chi tiết xem tại: https://luanvan2s.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid7.html
Thứ nhất: Cạnh tranh mang bản chất là mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Hiểu một cách đơn giản, nói đến cạnh tranh là nói đến một quá trình nỗ lực có sự tham gia nhiều chủ thể kinh tế cùng chung một mục tiêu. Nếu trong thị trường chỉ có một chủ thể kinh tế, sẽ không xảy ra cạnh tranh. Đồng thời, thị trường có nhiều chủ thể kinh tế, tuy nhiên các chủ thể kinh tế lại không có cùng mục tiêu thì cạnh tranh và sức ép của cạnh tranh cũng thấp. Mục tiêu cạnh tranh cơ bản của các doanh nghiệp là tồn tại và phát triển, tối đa hóa lợi nhuận, cao hơn nữa là gia tăng thị phần, mở rộng thị trường, dẫn đầu thị trường ngách… Mục tiêu cạnh tranh chung của người tiêu dùng là tối đa hóa sự tiện lợi hay mức độ thỏa mãn khi tiêu dùng sản phẩm.
Thứ hai: Trong cạnh tranh, các chủ thể kinh tế luôn phải tuân thủ một số các quy tắc, ràng buộc chung được quy định bằng văn bản hay các “luật lệ bất thành văn” đến từ hệ thống pháp luật của quốc gia; đặc điểm và nhu cầu thị hiếu của khách hàng hay thông lệ, tập quán kinh doanh trên thị trường… Tất cả nhằm mục đích đảm bảo tính lành mạnh trong cạnh tranh.
Thứ ba: Phương pháp cạnh tranh. Khi nhắc đến phương pháp cạnh tranh, chắc hẳn ta sẽ nghĩ đến bán giá thấp, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hậu mãi. Tuy nhiên, trên thực tế còn rất nhiều phương pháp khác như: đa dạng dòng sản phẩm, thúc đẩy xúc tiến bán hàng...
Đặc trưng cơ bản của cạnh tranh trong kinh doanh
Dựa theo các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh cũng được phân thành nhiều loại. Bao gồm:
Xét theo phạm vi kinh tế, cạnh tranh được chia thành hai loại là cạnh tranh trong nội bộ ngành (cạnh tranh dọc) và cạnh tranh giữa các ngành (cạnh tranh ngang)
Được chia thành hai loại: Cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo
Xét theo phương thức cạnh tranh, ta có: Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh.
Trong cạnh tranh, doanh nghiệp dùng nhiều chiến lược, phương pháp để chiếm được thị phần nhằm mục tiêu lợi nhuận. Nhưng có một số doanh nghiệp lại thực hiện một số hành vi không đúng theo quy định và trái với pháp luật. Những hành vi này làm ảnh hưởng đến quyền lợi kinh doanh của những doanh nghiệp khách và ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước và quyền lợi của người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm:
→ Năng lực cạnh tranh là gì? Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
Cạnh tranh là một quy luật tất yếu, là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh không chỉ mang lại lợi ích đối với khách hàng mà còn cho cả doanh nghiệp, cho nền kinh tế và toàn xã hội.
Cạnh tranh có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, đối với doanh nghiệp mà nói cạnh tranh có thể được xem như là một cuộc chạy đua không có đích đến. Cạnh tranh quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nói cách khác, cạnh tranh thúc đẩy và tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp. Để có thể cạnh tranh được với các đối thủ của mình, doanh nghiệp buộc phải tìm mọi cách để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kể đến như: Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại vào cải thiện quá trình sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác quản lý, nâng cao trình độ tay nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng... Từ đó doanh nghiệp sẽ có khả năng nâng cao giá trị, độ uy tín và vị thế của mình trong thị trường.
Về mặt tích cực, cạnh tranh tạo ra nhiều quyền lợi đối với người tiêu dùng. Nhờ có cạnh tranh, người tiêu dùng có thể lựa chọn và sở hữu các sản phẩm, dịch vụ đa dạng hơn với chất lượng cao hơn, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của họ.
Bên cạnh những lợi ích, không thể phủ nhận rằng cạnh tranh vẫn còn tồn tại những mảng bất cập gây bất lợi đối với người tiêu dùng, phổ biến nhất là cạnh tranh không lành mạnh: Tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” làm gia tăng các thủ đoạn làm hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa đảo, trốn thuế, hối lộ, ăn cắp bản quyền, tung tin thất thiệt nhằm phá hoại uy tín của đối thủ, vi phạm pháp luật...; Cạnh tranh chạy theo lợi nhuận, lợi ích cá nhân bất chấp gây ảnh hưởng đến môi trường, cạn kiệt tài nguyên, gia tăng sự phân hóa giàu nghèo; gây bất ổn định về kinh tế… Chính vì vậy, điều đặt ra là cần phải có những biện pháp triệt để nhằm giữ gìn bản chất tốt đẹp của cạnh tranh là bình đẳng và minh bạch.
Tầm quan trọng của cạnh tranh đối với người tiêu dùng
Đối với nền kinh tế nói chung, cạnh tranh là môi trường hoàn hảo thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của mọi thành phần kinh tế. Cạnh tranh góp phần xóa bỏ những “trở ngại” cho sự phát triển kinh tế như độc quyền, bất bình đẳng, bất hợp lý trong kinh doanh. Cùng với đó, nó còn giúp đẩy nhanh sự phát triển, tiến bộ của khoa học kỹ thuật - công nghệ và sự phân công lao động xã hội. Cạnh tranh giúp nâng cao chất lượng đời sống thông qua việc đa dạng hóa sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa, sản phẩm, kích thích nhu cầu phát triển. Ngoài ra, một vai trò vô cùng quan trọng của cạnh tranh là làm cho nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạo khả năng cho doanh nghiệp trong nước vươn ra thị trường quốc tế.
Trên đây, Luận Văn 2S đã cung cấp đến bạn những kiến thức xoay quanh khái niệm “Cạnh tranh là gì?” cũng như các vấn đề liên quan đến cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Hy vọng rằng với những chia sẻ này, bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức hữu ích phục vụ cho việc học tập và công việc sau này.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com