Ngay khi một doanh nghiệp bước vào một thị trường mới, họ sẽ cố gắng thâm nhập thị trường. Mục tiêu chính đằng sau chiến lược thâm nhập thị trường là tung ra một sản phẩm, thâm nhập thị trường càng nhanh càng tốt và cuối cùng, chiếm được một thị phần đáng kể. Vậy thâm nhập thị trường là gì? Nội dung của chiến lược thâm nhập của doanh nghiệp như thế nào? Tất cả sẽ được đề cập ngay sau đây, cùng tìm hiểu nhé!
Theo Kotler và Armstrong, 2009: “Thâm nhập thị trường là một chiến lược định giá thấp được các doanh nghiệp áp dụng cho các sản phẩm mới và hiện có để thu hút số lượng người mua lớn hơn và thị phần lớn hơn.”
Khái niệm thâm nhập thị trường là gì?
Nói một cách dễ hiểu, đó là lập kế hoạch làm thế nào để phát triển doanh nghiệp trong một thị trường vốn đã phát triển mạnh, nơi các sản phẩm tương tự đã tồn tại. Khi bước vào một thị trường đã được thiết lập sẵn, doanh nghiệp cần phải có các chiến lược triển khai và thực hiện mạnh mẽ để có thể chiếm được ưu thế trước đối thủ cạnh tranh của mình. Đây là lúc các chiến lược thâm nhập thị trường phát huy tác dụng.
Các chiến lược thâm nhập thị trường mang ít rủi ro và là chiến thuật lý tưởng để tăng trưởng kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp có ít tiền mặt hoặc không thể đầu tư vào các chiến lược tăng trưởng rủi ro hơn.
Theo Fred R. David, chiến lược thâm nhập thị trường (Market Penetration Strategies) là chiến lược tìm kiếm để gia tăng thị phần của các sản phẩm hiện thời. Chiến lược thâm nhập thị trường bắt nguồn từ Ma trận Ansoff, được phát triển vào năm 1957 bởi Igor Ansoff. Ma trận Ansoff là một ma trận 2X2 đại diện cho bốn chiến lược tăng trưởng kinh doanh khác nhau. Chiến lược thâm nhập thị trường là một trong bốn chiến lược tăng trưởng kinh doanh được xác định trong Ma trận Ansoff, ba chiến lược còn lại là chiến lược phát triển thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm và chiến lược đa dạng hóa.
Ma trận Ansoff (Igor Ansoff, 1957)
Chiến lược xâm nhập thị trường có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các chiến lược khác nhằm thực hiện các mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn, cụ thể như:
Bạn đang đau đầu với bài luận văn? Bạn bận rộn nên không có đủ thời gian đảm bảo để hoàn thành tốt bài luận? Bạn không tự tin có thể tự hoàn thành bài luận văn đạt điểm số cao? Tất cả sẽ không còn là vấn đề khi sử dụng DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN tại Luận Văn 2S, chi tiết XEM TẠI ĐÂY
Apple đã đạt thị phần hơn 50% thị trường thế giới với điện thoại thông minh của mình vào năm 2017. Kể từ khi iPhone ra đời, Apple liên tục tung ra các bản nâng cấp, cải tiến và phụ kiện. Kết quả của việc thâm nhập thị trường này, Apple giành được thị phần lớn hơn tất cả các đối thủ cạnh tranh cộng lại.
Thương hiệu Coca-Cola tự khẳng định mình như một loại nước giải khát gắn liền với đồ ăn nhẹ, tận hưởng những lợi ích của thị trường đồ uống giải khát cho đến khi thị hiếu bắt đầu thay đổi theo hướng ưa thích những lựa chọn lành mạnh. Coke cung cấp Coca-Cola Light (Diet Coke) để chiếm thị phần lớn hơn trên thị trường đồ uống, thu hút những người quan tâm đến sức khỏe hơn. Khi nghiên cứu thị trường cho thấy nhiều phụ nữ ưa thích Diet Coke hơn nam giới, thương hiệu này đã khởi xướng Coca-Cola Zero Sugar (Coke Zero) như một giải pháp ‘catchall’.
Ví dụ về chiến lược thâm nhập thị trường của Coca-Cola
Phân tích tình thế chiến lược thâm nhập thị trường bao gồm các hoạt động:
Phân tích tình thế chiến lược thâm nhập thị trường
Mục tiêu chiến lược là cốt lõi cho sự vận hành thành công của một doanh nghiệp. Nó cung cấp cho doanh nghiệp một loạt các mục tiêu - cả về quy mô và phạm vi - để định vị lại doanh nghiệp trên thị trường, cải thiện vị thế cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, mục tiêu chiến lược là đích đến mà doanh nghiệp mong muốn và đang cố gắng đạt được trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong nền kinh tế thị trường, ba mục tiêu chiến lược cốt lõi mà hầu như các doanh nghiệp đều hướng đến là tồn tại, phát triển và đa dạng hóa.
Mục tiêu chiến lược thâm nhập thị trường là mục tiêu cơ bản, song có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp. Mục tiêu chiến lược thâm nhập thị trường bao gồm các mục tiêu dài hạn mà doanh nghiệp phải đạt được để thâm nhập trường thành công ví dụ như về doanh số bán hàng, về mức độ tăng trưởng, thị phần sản phẩm, số lương nhân viên…
Các mục tiêu chiến lược thâm nhập thị trường của doanh nghiệp bao gồm:
Một số chiến lược mà các doanh nghiệp thường áp dụng để thâm nhập vào một thị trường bao gồm:
Tổ chức triển khai chiến lược được hiểu là việc doanh nghiệp ra quyết định và huy động nguồn nhân lực và vật lực cần thiết cho việc thực thi chiến lược. Trình tự tổ chức triển khai chiến lược thâm nhập thị trường thông thường sẽ trải qua bốn bước:
Bước 1: Nghiên cứu thị trường mục tiêu thâm nhập.
Bước 2: Phân đoạn thị trường mục tiêu thâm nhập
Bước 3: Lựa chọn thị trường mục tiêu thâm nhập
Bước 4: Định vị thị trường mục tiêu thâm nhập
Tổ chức triển khai chiến lược thâm nhập thị trường
Nội dung sau cùng của chiến lược thâm nhập thị trường là đánh giá hiệu quả chiến lược dựa trên các mục tiêu, yêu cầu mà doanh nghiệp đã đặt ra trước đó, chẳng hạn như: Gia tăng doanh số bán hàng, gia tăng lợi nhuận, tăng thị phần, nâng cao vị thế… Trên cơ sở đó, một số tiêu chí được đưa ra để đánh giá hiệu quả chiến lược thâm nhập thị trường bao gồm:
Môi trường nội tại của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố như nguồn lực về con người, thiết bị - máy móc, công nghệ kỹ thuật, tài chính, sản phẩm, giá cả, kênh phân phối, xúc tiến quảng cáo… Các nhân tố nội tại của doanh nghiệp ảnh hưởng đến chiến lược thâm nhập thị trường cụ thể như sau:
Trên đây là những chia sẻ xoay quanh khái niệm chiến lược thâm nhập thị trường là gì. Hy vọng với những chia sẻ này, bạn đọc đã giải đáp được các vấn đề khúc mắc đang gặp phải. Đừng quên chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/24 nếu như bạn cần đến sự trợ giúp & muốn sử dụng dịch vụ viết thuê luận văn nhé!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com