Trong các tổ chức dù ở hoạt động ở bất cứ lĩnh vực nào như kinh tế, chính trị, xã hội,… đều tồn tại hoạt động quản trị. Hoạt động quản trị chính là việc xác định các mục tiêu trước mắt và tương lai cũng như kết quả mong muốn và các kế hoạch kèm theo để thực hiện các mục tiêu đề ra. Để hiểu rõ hơn về quản trị học là gì cũng như các các nội dung liên quan đến hoạt động quản trị, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!
Thuật ngữ quản trị học (Tiếng Anh: Administration Science) được dùng với nghĩa là một phương thức hoạt động hướng đến mục tiêu được hoàn thành mang lại kết quả cao thông qua những người khác. Hoạt động quản trị là những hoạt động tất yếu phát sinh khi con người kết hợp với nhau để hoàn thành mục tiêu đề ra. C.Mác đã đưa ra hình ảnh về hoạt động quản trị, đó là hoạt động của con người chỉ huy dàn nhạc, người này không chơi nhạc cụ mà chỉ đứng chỉ huy các nhạc công để tạo nên một bản giao hưởng.
Ngoài ra, còn có một số định nghĩa về quản trị như sau:
Quản trị là một quá trình do một hoặc nhiều người thực hiện để phối hợp các hoạt động của những người khác nhằm đạt được kết quả mà một người hoạt động độc lập không thể đạt được. Theo đó, hoạt động quản trị chỉ phát sinh khi con người kết hợp với nhau thành tổ chức.
Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm thực hiện các mục tiêu đã vạch ra một cách tối ưu trong điều kiện môi trường luôn biến động. Với cách hiểu này, quản trị là một quá trình mà chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra các hoạt động quản trị còn đối tượng quản trị sẽ tiếp nhận các tác động của chủ thể quản trị tạo ra, mục tiêu của quản trị phải được đặt ra cho cả chủ thể quản trị lẫn đối tượng quản trị, được xác định trước khi thực hiện sự tác động quản trị.
Chúng ta có thể khái quát lại rằng: Quản trị là quá trình hoạt động, tổ chức, điều kiện và kiểm soát công việc, nỗ lực của con người và vận dụng một cách có hiệu quả các tài nguyên để hoàn thành mục tiêu đề ra.
Quản trị học là gì?
Xem thêm:
→ Chia sẻ danh sách đề tài tiểu luận quản trị học mẫu tiêu biểu
Tính khoa học của quản trị
Quản trị là một hoạt động mang tính khoa học, là bộ phận tri thức được tích lũy qua nhiều năm, thừa hưởng kết quả từ các ngành khoa học khác. Khoa học quản trị cung cấp cho nhà quản trị tư duy một cách hệ thống trước các vấn đề phát sinh, các phương pháp khoa học và công cụ để giải quyết vấn đề. Tính khoa học của quản trị được thể hiện thông qua:
Quản trị phải đảm bảo phù hợp với sự vận động của các quy luật theo hướng khách quan. Điều này đòi hỏi việc quản trị phải dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về các quy luật chung và riêng của tự nhiên và xã hội.
Quản trị cần sử dụng các phương pháp, kỹ thuật quản trị. Tức là những cách thức và phương pháp thực hiện các công việc như lập chiến lược, thiết kế cơ cấu tổ chức, kỹ thuật kiểm tra,…
Quản trị phải đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của tổ chức theo từng giai đoạn cụ thể. Để đạt được điều này, các nhà quản trị phải kiên trì các nguyên tắc và vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức và kỹ năng quản trị cho phù hợp với hoàn cảnh.
Như vậy, khoa học quản trị cho ta hiểu biết về các nguyên tắc, quy luật, phương pháp, kỹ thuật quản trị để dựa vào đó biết cách giải quyết các vấn đề về quản trị.
Tính nghệ thuật của quản trị
Nghệ thuật quản trị chính là các kỹ năng, kỹ xảo, bí quyết, “mưu mẹo” và biết cách để đạt được mục tiêu mong muốn với hiệu quả cao.Nghệ thuật là sự tinh lọc kiến thức để vận dụng cho phù hợp với từng lĩnh vực, tình huống cụ thể. Nghệ thuật quản trị luôn thể hiện rõ thông qua các tình huống cụ thể. Nghệ thuật quản trị được thể hiện ở:
Tóm lại, muốn quản trị có hiệu quả cần sử dụng các thành tựu khoa học và vận dụng chúng một cách nghệ thuật vào thực tiễn.
Tính khoa học và tính nghệ thuật của quản trị
Hoạch định: Là chức năng đầu tiên của tiến trình quản trị gồm xác định mục tiêu hoạt động, xây dựng chiến lược tổng thể và thiết lập hệ thống các kế hoạch để phối hợp hoạt động. Hoạch định liên quan đến dự báo và tiên liệu tương lai và các mục tiêu cần đạt được cũng như các phương thức để đạt được mục tiêu.
Tổ chức: Đây là chức năng thiết kế cơ cấu, tổ chức công việc và nhân sự cho tổ chức gồm: xác định những việc cần làm, người nào phải làm, phối hợp hoạt động như thế nào,… Tổ chức đúng đắn sẽ tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi thúc đẩy hoạt động đạt mục tiêu.
Lãnh đạo: Nhiệm vụ của lãnh đạo là biết động cơ và hành vi của người dưới quyền, biết cách động viên, điều khiển, lãnh đạo những người khác, chọn lọc phong cách lãnh đạo phù hợp với từng đối tượng nhằm giải quyết xung đột và các vấn đề liên quan. Một lãnh đạo xuất sắc sẽ đưa công ty đến thành công.
Kiểm tra: Sau khi đã đề ra mục tiêu, xác định kế hoạch và cơ cấu, tuyển dụng nhân sự,… thì công việc còn lại là kiểm tra. Công tác kiểm tra gồm xác định thành quả, so sánh thành quả thực tế so với kế hoạch đề ra và tiến hành các biện pháp sửa chữa nếu có sai sót để đảm bảo tổ chức đi đúng hướng.
Nhà quản trị là những người chịu trách nhiệm về công việc của những người khác tại mọi cấp trong các cơ sở như tổ trưởng sản xuất,quản đốc phân xưởng hay tổng giám đốc,…Nhà quản trị là những người làm việc trong tổ chức, điều khiển công việc của người khác và chịu trách nhiệm trước kết quả hoạt động của họ. Nhà quản trị cũng là người lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra về con người, tài chính,…hiệu quả để đạt được mục tiêu.
Quản trị viên cao cấp: Là các nhà quản trị hoạt động ở cấp bậc cao nhất trong tổ chức, chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng của tổ chức. Họ là những người đưa ra các quyết định chiến lược. Họ là chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch, ủy viên hội đồng quản trị,…
Quản trị viên cấp trung gian: Là các nhà quản trị hoạt động dưới quyền của quản trị viên cấp cao cấp nhưng trên các quản trị viên cấp cơ sở. Họ có nhiệm vụ đưa ra các quyết định chiến thuật, thực hiện kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp, phối hợp các hoạt động, công việc để hoàn thành mục tiêu. Họ là các trưởng phòng ban, phó phòng,…
Quản trị viên cấp cơ sở: là những quản trị viên ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống các nhà quản trị của tổ chức. Họ có nhiệm vụ là đưa ra các quyết định tác nghiệp để đôn thúc, hướng dẫn, điều khiển các công nhân viên trong các công việc sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục tiêu chung. Họ là các đốc công, trưởng ca,…
Nhà quản trị là gì?
Quan hệ với con người: Các cá nhân làm việc trong tổ chức luôn có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau. Với tư cách là nhà quản trị, họ cần giữ các vai trò sau: Đại diện cho tổ chức, lãnh đạo và giữ liên lạc với những đối tác và nhân viên trong tổ chức.
Vai trò thông tin: Các hoạt động quản trị chỉ thực sự có cơ sở khoa học và hiệu quả khi được xử lý và thực thi trên nền tảng các thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời. Với vai trò này, nhà quản trị cần thực hiện: Thu thập và tiếp nhận thông tin để tổng hợp các cơ hội hoặc thách thức đối với tổ chức; Phổ biến thông tin cho mọi người và cung cấp thông tin ra bên ngoài để giải thích hoặc bảo vệ hoạt động của tổ chức
Vai trò quyết định: Nhóm vai trò này gồm 4 vai trò là vai trò doanh nhân, xuất hiện khi tìm cách cải tiến hoạt động của tổ chức; Vai trò là người giải quyết xáo trộn để kịp thời đối phó với các biến cố bất ngờ nảy sinh; Vai trò là người phân phối tài nguyên tức là việc dùng đúng tài nguyên và phân phối một cách hợp lý; Vai trò đàm phán, thay mặt cho tổ chức thương thuyết trong quá trình hoạt động hay quan hệ với các đơn vị khác.
Theo Robert L. Katz, có ba kỹ năng cơ bản mà một nhà quản trị cần có, cụ thể:
Kỹ năng kỹ thuật hoặc chuyên môn/ nghiệp vụ: Là khả năng để thực hiện một công việc cụ thể, hay trình độ chuyên môn của nhà quản trị. Ví dụ: thảo chương trình điện toán, soạn thảo hợp đồng pháp lý,…Đây là kỹ năng cần thiết cho nhà quản trị cấp cơ sở.
Kỹ năng nhân sự: Là những kiến thức liên quan đến khả năng cùng làm việc, động viên và điều khiển nhân sự. Đây là tài năng đặc biệt của nhà quản trị trong việc quan hệ với người khác nhằm tạo sự thuận lợi và thúc đẩy hoàn thành công việc chung. Các kỹ năng nhân sự cần thiết là: biết cách thông đạt hữu hiệu, có thái độ quan tâm tích cực đến người khác và xây dựng không khí hợp tác trong lao động, biết cách tác động và hướng dẫn nhân sự. Kỹ năng này cần thiết đối với moji cấp quản trị.
Kỹ năng nhận thức hay tư duy: Là kỹ năng khó hình thành và khó nhất nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng nhất là với các nhà quản trị cao cấp. Họ cần có tư duy chiến lược tốt để đề ra đường lối chính sách đối phó có hiệu quả với các bất trắc, đe dọa đến sự phát triển của tổ chức. Để đạt được điều này, nhà quản trị cần có phương pháp tổng hợp tư duy hệ thống, phân tích mối liên hệ giữa các bộ phận,..
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu khái quát về khái niệm quản trị học là gì? Nội dung liên quan đến quản trị học và nhà quản trị. Đây là một nội dung quan trọng và cần thiết đối với việc hình thành và phát triển một tổ chức nào đó. Hy vọng những kiến thức của Luận Văn 2S đã mang đến cho các bạn nguồn thông tin hữu ích.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com