Trong khi làm bài tiểu luận, luận văn hay thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học, tạp chí học thuật thuộc bất kỳ lĩnh vực nào thường đều cũng sẽ có một những đoạn văn hoặc chủ đề không thể giải thích thông tin hoàn toàn trong phần nội dung chính mà chúng ta cần phải sử dụng phụ lục. Vậy phụ lục là gì và cách trình bày phù lục như thế nào? Hãy cùng Luận Văn 2S tìm hiểu qua bài viết sau.
Phụ lục (Tiếng Anh: Appendix) bao gồm những nội dung cần thiết như mẫu phiếu khảo sát, số liệu kết quả thống kê, khảo sát, tranh ảnh, bảng biểu, danh sách… Nhằm mục đích bổ trợ cho nội dung của bài tiểu luận, luận văn. Theo quy định, phụ lục không được dày hơn phần chính của bài tiểu luận, luận văn và thường nằm ở cuối hoặc sau trang trích dẫn của tài liệu với các tham chiếu trong bài luận. Một phụ lục riêng biệt nên được sử dụng cho từng chủ đề hoặc tập hợp dữ liệu riêng biệt và luôn có tiêu đề mô tả nội dung của nó.
Phụ lục được sử dụng để cung cấp những thông tin bổ sung về chủ đề đang được nghiên cứu trong bài luận của bạn. Như vậy, nghiên cứu của bạn phải có thể đứng độc lập mà không cần phụ lục, và bài nghiên cứu phải có đầy đủ thông tin bao gồm bảng, sơ đồ và kết quả cần thiết để hiểu được vấn đề nghiên cứu. Điểm chính cần nhớ là phụ lục chứa những thông tin không cần thiết; nếu nó bị loại bỏ, người đọc vẫn có thể hiểu được ý nghĩa, giá trị và nội dung bài nghiên cứu của bạn.
Phụ lục (Tiếng Anh: Appendix) là gì?
Phụ lục bao gồm các nội dung bổ sung cho bài nghiên cứu. Như vậy, bài nghiên cứu của bạn có thể đứng độc lập mà không cần phụ lục nhưng phải có đầy đủ thông tin bao gồm bảng, sơ đồ và kết quả cần thiết để hiểu được vấn đề nghiên cứu. Nếu phần phụ lục bị loại bỏ, người đọc vẫn có thể hiểu được ý nghĩa, giá trị và hiệu quả của nghiên cứu.
Tuy nhiên, việc sử dụng phụ lục là điều cần thiết trong quá trình viết bài luận, bởi vì các lý do sau:
Trong phần chính của luận văn, điều quan trọng là bạn phải cung cấp thông tin rõ ràng và ngắn gọn để hỗ trợ cho lập luận trong bài viết của mình. Các thông tin bổ sung trong phần phụ lục sẽ là thông tin tham khảo hữu ích đối với độc giả và không làm gián đoạn mạch suy luận của bạn.
Bất kỳ thông tin chi tiết nào không cần thiết để hỗ trợ quan điểm của bạn, hãy liệt kê chúng trong phần phụ lục. Điều này giúp giữ cho văn bản chính của bạn được liền mạch và lan man không cần thiết.
Thống kê và sắp xếp phụ lục theo thứ tự nội dung của bài viết sẽ giúp người viết có thể tra cứu nhanh chóng đến những phần dữ liệu cần kiểm tra và sửa đổi. Do đó, sử dụng phụ lục sẽ giúp người viết tiết kiệm thời gian và công sức một cách tối ưu.
Ví dụ về phụ lục
Phần phụ lục được sử dụng để chứa những nội dung cơ bản sau:
Thư từ trao đổi: Trong quá trình nghiên cứu, nếu bạn có thư từ trao đổi với các tác giả hay giáo sư về tài liệu tham khảo và vấn đề bản quyền qua các hình thức như email, thư từ,…hãy cung cấp vào phần phụ lục để tăng tính xác thực cho bài viết của mình.
Kết quả phỏng vấn: Trong nghiên cứu định tính, câu trả lời của người trả lời phỏng vấn thường được sử dụng để thu thập thông tin. Bản ghi đầy đủ từ một cuộc phỏng vấn rất quan trọng để người đọc có thể đọc toàn bộ cuộc đối thoại giữa người thực hiện phỏng vấn và người trả lời. Khi viết luận, bạn hãy trình bày kết quả khảo sát thu được vào phần nội dung chính và các biểu mẫu đầy đủ của cuộc khảo sát như bảng mô tả cuộc phỏng vấn, bảng sao câu hỏi được sử dụng, câu trả lời,…hãy đưa vào phần phụ lục. Điều này sẽ khiến cho bài luận của bạn có độ thuyết phục cao hơn.
Các yếu tố phi văn bản: Có nhiều mục không phải là văn bản, chẳng hạn như số liệu, bảng, bản đồ, biểu đồ, ảnh, bản vẽ hoặc đồ thị. Hãy sử dụng những thông tin, số liệu nổi bật cho bài luận và những thông tin còn lại hãy cho vào phần phụ lục để người đọc dễ dàng theo dõi.
Bảng câu hỏi hoặc khảo sát: Đây là một hình thức thu thập dữ liệu phổ biến. Luôn đưa công cụ khảo sát hoặc bảng câu hỏi vào phụ lục để người đọc không chỉ hiểu các câu hỏi được hỏi mà còn hiểu được trình tự câu hỏi.
Dữ liệu thống kê thô: Dữ liệu thô có thể bao gồm bất kỳ dữ liệu số nào chưa qua xử lý hoặc phân tích mà bạn thu thập trong quá trình làm nghiên cứu và liên quan đến nội dung mà bạn trình bày. Dữ liệu thô bao gồm: các tính toán mẫu, bảng thống kê,…
Công cụ nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện nghiên cứu và thu thập thông tin, nếu bạn sử dụng các công cụ như máy ảnh, máy ghi âm hay các thiết bị khác,…hãy mô tả các thức sử dụng, thời điểm hoặc mục đích sử dụng các thiết bị đó ở phần phụ lục.
LƯU Ý: người viết không nên sử dụng phụ lục như là nơi để nhồi nhét thông tin, không nên đưa những thông tin mơ hồ hay không liên quan đến nội dung bài luận. Những thông tin bổ sung không nhằm mục đích bổ trợ cho bài luận chỉ là cho người đọc phân tâm khỏi trọng tâm nghiên cứu mà bạn muốn truyền tải.
Các nội dung được đưa vào trong phần phụ lục
Có thể bạn quan tâm:
→ Hướng dẫn cách trích dẫn tài liệu tham khảo trong bài luận
Phụ lục có thể đứng trước hoặc theo sau danh sách tài liệu tham khảo của bạn. Mỗi phụ lục nên bắt đầu trên một trang mới. Thứ tự trình bày của phụ lục được quyết định bởi thứ tự chúng mà người viết đề cập trong văn bản hay bài bài nghiên cứu.
Thông thường, có hai định dạng viết phụ lục phổ biến nhất là APA và MLA. Tùy theo yêu cầu của trường đại học, bạn sẽ lựa chọn định dạng viết phụ lục phù hợp. Về cơ bản hai kiểu định dạng đều giống nhau nhưng có một số tính năng và quy tắc độc đáo luôn phải tuân thủ theo từng kiểu. Cụ thể như sau:
Rất nhiều trường đại học ở Việt Nam yêu cầu sinh viên viết phụ lục bài tiểu luận, luận văn theo định dạng này. Các nguyên tắc và quy tắc viết ở định dạng này như sau:
Hướng dẫn trình bày phụ lục theo định dạng APA
Các hướng dẫn và quy tắc rất giống với phụ lục APA, nhưng có một số khác biệt. Sự khác biệt chính là phụ lục MLA có trước danh sách tài liệu tham khảo.
Các nguyên tắc cho Định dạng MLA:
Một số lưu ý chung cho cả hai kiểu viết:
Đặt các số liệu và bảng trong các phụ lục riêng biệt. Tiêu đề phụ lục dùng làm tiêu đề cho một bảng nếu nó là bảng duy nhất trong phụ lục. Nếu bạn chọn một số hình và bảng nhất định sẽ trình bày trong cùng một phụ lục, hãy đánh số chúng A1, A2, A3, v.v., theo thứ tự mà chúng xuất hiện.
Chú ý sử dụng chung một định dạng cho toàn bộ bài viết và phụ lục như về kiểu chữ, font chữ, căn lề,…tạo sự thống nhất cho bài viết.
Trên đây là khái niệm phụ lục là gì và những gợi ý và hướng dẫn để các bạn có thể trình bày phụ lục cho bài luận của mình một cách khoa học, đúng yêu cầu để có thể ghi điểm tuyệt đối với giảng viên và người đọc. Nếu trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận văn, có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào, hãy liên hệ với đội ngũ của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời nhé.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com