logoluanvan2s1
DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN

Chuyên nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tất cả chuyên ngành

Cam kết chất lượng - Đúng tiến độ - Bảo mật thông tin

hotlinevietthueluanvan2s-1

Nhập khẩu là gì? Chức năng và vai trò của nhập khẩu trong nền kinh tế

Hoạt động nhập khẩu được coi là một bộ phận quan trọng của thương mại quốc tế, cho phép bổ sung những sản phẩm trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không hiệu quả từ đó mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Để hiểu rõ hơn về hoạt động nhập khẩu là gì, chức năng và vai trò của nó đối với nền kinh tế Việt Nam, chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết này cùng với Luận Văn 2S nhé.

Nhập khẩu là gì?

Xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng là khâu cơ bản trong kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Hiểu một cách đơn giản, nhập khẩu đề cập đến các hoạt động dùng ngoại tệ để trao đổi mua hàng hóa, dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc tái xuất khẩu nhằm thu lợi nhuận.

Nhập khẩu cho phép các quốc gia mua hàng hóa và tài nguyên mà họ không thể tự sản xuất - hoặc sản xuất chúng rẻ hơn và hiệu quả hơn so với sản xuất trong nước. Những hàng hóa, dịch vụ có thể được nhập khẩu bởi các cá nhân, công ty hoặc chính phủ, và được sử dụng để sản xuất ra các sản phẩm khác hoặc được bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng.

Nhập khẩu có thể là thành phẩm, như ô tô, TV, máy tính, giày thể thao hoặc chúng có thể là nguyên liệu thô, chẳng hạn như kẽm, dầu, gỗ hoặc ngũ cốc. Chúng cũng có thể là các dịch vụ, như dịch vụ tài chính, dịch vụ du lịch và bảo hiểm.

Ví dụ về nhập khẩu:

Nếu một công ty của Bỉ sản xuất sô-cô-la và sau đó bán nó ở Hoa Kỳ, đối với nước Mỹ, số sôcôla đó sẽ là hàng nhập khẩu. Còn đối với Bỉ, đó sẽ là một mặt hàng xuất khẩu (hàng hóa được gửi đi nước khác).

nhap_khau_la_gi_luanvan2s
Khái niệm nhập khẩu là gì?

Bài viết liên quan:

Xuất khẩu là gì? Vai trò và các phương thức xuất khẩu ở Việt Nam

Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu

Hoạt động nhập khẩu là hoạt động mua bán ở phạm vi toàn cầu nên nó là một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp, có tổ chức chặt chẽ. Do đó, hoạt động nhập khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng cũng tiềm ẩn những hậu quả khôn lường vì luôn có một hệ thống kinh tế ở bên ngoài mà một nước riêng lẻ không dễ dàng đối phó được.

Hoạt động nhập khẩu cần tuân theo những tập quán, thông lệ quốc tế và của địa phương.

Hoạt động nhập khẩu diễn ra trên quy mô rộng cả về thời gian lẫn không gian, nó có thể diễn ra trong thời gian ngắn hoặc có thể kéo dài hàng năm trên phạm vi của một nước hoặc nhiều nước khác nhau.

Hoạt động nhập khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện với mục tiêu cuối cùng là đem lại lợi ích cho các quốc gia.

Hoạt động nhập khẩu là hoạt động được tổ chức, thực hiện với nhiều nhiệm vụ, nhiều khâu khác nhau. Chúng cần được nghiên cứu đầy đủ, kỹ lưỡng và đặt trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt các lợi thế để đạt được hiệu quả cao nhất, kịp thời phục vụ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Chức năng của nhập khẩu là gì?

Nhập khẩu có tác động khiến giá trị sử dụng của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân biến đổi theo hướng có lợi cho việc đẩy mạnh sản xuất và nâng cao mức sống của người dân trong nước.

Hoạt động nhập khẩu giúp nâng cao hiệu quả nền kinh tế quốc dân nhờ trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở sử dụng triệt để các khả năng và lợi thế của phân công lao động quốc tế, nhằm nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng và khai thác các năng lực của nền kinh tế toàn cầu.

Hoạt động nhập khẩu khai thác mọi năng lực và thế mạnh về hàng hóa, công nghệ, vốn,.. của các nước và khu vực trên thế giới phù hợp với hoàn cảnh trong nước để thúc đẩy quá trình tái sản xuất, tiêu dùng song hành với tiến trình chung của nhân loại. Nhờ đó, nền sản xuất trong nước cũng tiếp thu những tiến bộ về kinh tế và công nghệ của thế giới, sử dụng hàng hóa và dịch vụ tốt với chi phí rẻ để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu dùng.

Hoạt động nhập khẩu tạo điều kiện đưa các nước khác hướng vào nước ta vừa làm kinh tế vừa phát triển sản xuất để giúp kinh tế nước ta hướng ra nước ngoài, cân đối xuất nhập khẩu và tiến lên xuất siêu. Điều này giúp tích lũy và tăng tích lũy cho tái sản xuất mở rộng kinh tế quốc dân, nâng cao uy tín chính trị và thúc đẩy tiến bộ chung của nhân loại.

Hoạt động nhập khẩu phát triển liên quan mật thiết và thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như: Thông tin và liên lạc quốc tế, tài chính tín dụng quốc tế,…góp phần mở rộng, hợp tác đầu tư quốc tế và trong khoa học công nghệ.

Hoạt động nhập khẩu giúp cho quá trình liên kết kinh tế xã hội của nước ta với nước ngoài trở nên chặt chẽ và mở rộng, tạo nên sự ổn kinh tế chính trị của đất nước.

chuc_nang_cua_nhap_khau_la_gi_luanvan2s
Chức năng của nhập khẩu là gì?

Bạn đang thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ về xuất nhập khẩu? Bạn muốn lựa chọn một đề tài phù hợp? Bạn đang tìm tài liệu tham khảo phục vụ cho viết luận? Giải đáp vấn đề hay đang tìm kiếmmột đơn vị viết thuê uy tín? Tất cả sẽ được giải quyết khi đến với dịch vụ hỗ trợ & viết thuê luận văn của chúng tôi. Chi tiết truy cập: https://luanvan2s.com/viet-thue-luan-van-thac-si-bid7.html

Vai trò của nhập khẩu

Như đã đề cập ở đầu bài viết, nhập khẩu là một hoạt động cơ bản và mang ý nghĩa quan trọng trong thương mại quốc tế. Nó tác động trực tiếp và quyết định rất lớn đến đời sống, tình hình sản xuất của một quốc gia. Nhập khẩu để tăng cường công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động sản xuất, nhập khẩu để đáp ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho tiêu dùng trong nước đối với các quốc gia không sản xuất được loại hàng hóa, dịch vụ đó, hoặc sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường nội địa. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia có khả năng sản xuất hàng hóa, dịch vụ thế nhưng họ cũng lựa chọn hình thức nhập khẩu, bởi khi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ đó với giá thấp hơn do chi phí nhân công và tiền lương, chi phí nguyên vật liệu trong nước cao hơn hoặc những thách thức về công nghệ và cơ sở hạ tầng mà quốc gia đó có thể sẽ phải đối mặt. Làm như vậy, nhập khẩu sẽ giúp quốc gia đó khai thác và tận dụng tối đa tiềm năng và thế mạnh của nền kinh tế quốc dân về tài nguyên, khoa học công nghệ, cơ sở vật chất, sức lao động, vốn,.. Nói tóm lại, hoạt động nhập khẩu có những vai trò chủ yếu sau:

Vai trò của nhập khẩu đối với các doanh nghiệp là gì?

  • Thông qua hoạt động nhập khẩu, các sản phẩm ngoại nhập có chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng, có tính cạnh tranh cao tham gia vào thị trường nội địa buộc doanh nghiệp sản xuất trong nước phải không ngừng đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng cao  chất lượng, dịch vụ sản phẩm và hạ giá thành để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nội địa. Điều này đồng thời cũng làm cho hiệu quả sản xuất được nâng cao, người lao động tìm được việc làm, đời sống được cải thiện.
  • Nhập khẩu giúp làm nâng cao năng lực chuyên môn của các thành viên trong doanh nghiệp nhập khẩu bởi hoạt động động này diễn ra trên phạm vi quốc tế, có sự giao lưu của nhiều nền kinh tế khác nhau về chính trị, văn hoá, ngôn ngữ, phong tục tập quán… Do đó, các doanh nghiệp nhập khẩu buộc phải luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản trị, các cán bộ, các cá nhân trong doanh nghiệp luôn luôn phải học hỏi kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ để hoàn thành tốt công việc của mình.
  • Hoạt động nhập khẩu hàng hoá có vai trò làm tăng thế lực và uy tín của doanh nghiệp cả ở thị trường trong nước và trị thường quốc tế. Doanh nghiệp có thể sử dụng lợi nhuận từ hoạt kinh doanh đem lại để mở rộng lĩnh vực kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động cũng như giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội, cải thiện và phát triển các mối quan hệ trong kinh doanh.

Vai trò của nhập khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam là gì?

  • Hoạt động nhập khẩu góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đồng thời cũng đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật bởi nhập khẩu đòi hỏi sự đồng bộ về kỹ thuật do đó cần có dây chuyền hiện đại và sự đổi mới trong đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ thuật, tạo ra kỷ luật chặt chẽ trong đội ngũ nhân công.
  • Nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất hàng hóa trong nước, từ đó nâng cao khả năng sản xuất trong nước và giúp quốc gia khai thác hiệu quả lợi thế so
    sánh của mình. Hay nói cách khác, hoạt động nhập khẩu giúp tiết kiệm chi phí và thời gian, tạo ra sự đồng đều về trình độ phát triển kinh tế xã hội và thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất xã hội, góp phần xoá bỏ tình trạng độc quyền trong nước.
  • Bên cạnh khả năng cung ứng đầu vào cho sản xuất trong nước, nhập khẩu cũng có ý nghĩa to lớn trong việc bù đắp, bổ sung kịp thời những thiếu hụt về cầu do sản xuất trong nước không đáp ứng được gây mất cân đối của nền kinh tế. Hơn nữa, hoạt động này còn tạo nên sự phong phú về mặt hàng, chủng loại, quy cách, mẫu mã, chất lượng các loại hàng hoá cho thị trường trong nước cũng như tạo ra những nhu cầu mới cho xã hội. Từ đó góp phần tạo ra sự cân đối giữa cung và cầu trong nước, đảm bảo cho sự phát triển cân đối và ổn định.
  • Nhập khẩu góp phần nâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Hay nói cách khác, nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu của đất nước.
  • Ngoài ra, hoạt động nhập khẩu cũng tạo cơ sở để nước ta mở rộng quan quan hệ với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. 

vai_tro_cua_nhap_khau_la_gi_luanvan2s
Vai trò của nhập khẩu là gì?

Các hình thức nhập khẩu hàng hóa

Nhập khẩu trực tiếp

Nhập khẩu trực tiếp hay còn gọi là nhập khẩu tự doanh, chỉ hình thức nhập khẩu độc lập của một doanh nghiệp khi trực tiếp nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mà không thông qua bất kỳ tổ chức trung gian nào khác.

Ưu điểm: Khi thực hiện hình thức nhập khẩu tự doanh, doanh nghiệp phải tự mọi trách nhiệm pháp lý về hoạt động của mình.

Lợi nhuận thu được nhiều hơn so với các hình thức khác. Khi việc nhập khẩu đúng quy cách, chất lượng tốt,…sẽ giúp nâng cao uy tín doanh nghiệp và thu được nguồn lợi cao.

Nhược điểm: Doanh nghiệp phải chịu mọi nghĩa vụ thuế liên quan như thuế nhập khẩu, thuế mặt hàng,…

Nhập khẩu ủy thác

Đây là hoạt động mà doanh nghiệp nhập khẩu đóng vai trò trung gian nhập khẩu, làm thay cho đơn vị cần nhập khẩu những thủ tục cần thiết để có thể nhập hàng và hưởng phần trăm chi phí ủy thác theo giá trị hàng nhập khẩu.

Đặc điểm của nhập khẩu ủy thác:

Doanh nghiệp nhận ủy thác không phải bỏ vốn, xin hạn ngạch, không cần nghiên cứu thị trường hàng nhập mà chỉ đóng vai trò làm đại diện bên ủy thác giao dịch với nước ngoài, ký kết hợp đồng và làm các thủ tục nhập khẩu khác cũng như khiếu nại,đòi bồi thường khi có tổn thất.

Bên ủy thác chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường, lựa chọn mặt hàng, đối tượng giao dịch và chi trả mọi chi phí liên quan.

Doanh nghiệp nhận ủy thác chỉ được tính phí ủy thác, không được tính doanh thu và không chịu thuế doanh thu.

Doanh nghiệp nhận ủy thác cần lập hai hợp đồng: Một hợp đồng giữa doanh nghiệp nhập khẩu với đối tác nước ngoài và một hợp đồng giữa doanh nghiệp nhận ủy thác với doanh nghiệp ủy thác.

Ưu điểm: Mức độ rủi ro thấp, trách nhiệm thấp, người đứng ra nhập khẩu không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng, không cần vốn để mua hàng, phí ủy thác tuy thấp nhưng nhận tiền nhanh và ít rủi ro.

Nhập khẩu liên doanh

Đây là hoạt động nhập khẩu trên cơ sở liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp và cần có ít nhất một doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp để phối hợp kỹ năng cùng giao dịch và đề ra chủ trương, biện pháp liên quan đến nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động nhập khẩu theo hướng này có lợi nhất cho hai bên theo nguyên tắc có lãi cùng chia, lỗ cùng chịu.

Đặc điểm:

Doanh nghiệp ít chịu rủi ro vì mỗi doanh nghiệp nhập khẩu chỉ phải góp một phần vốn nhất định, quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên tăng lên theo tỷ lệ góp vốn. Việc phân chia chi phí, thuế theo tỷ lệ góp vốn.

Doanh nghiệp đứng ra nhập hàng về sẽ được tính kim ngạch nhập khẩu và khi đưa hàng về tiêu thụ thì chỉ tính doanh số trên số hàng tính theo tỷ lệ góp vốn và chỉ chịu thuế doanh thu trên số hàng đó.

Có hai hợp đồng được lập theo hình thức này: một hợp đồng mua hàng với nước ngoài và một hợp đồng liên doanh với doanh nghiệp khác.

Nhập khẩu đổi hàng

Đây là phương thức trao đổi hàng hóa, trong đó nhập khẩu và xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhau, người bán cũng là người mua, lượng hàng trao đi có giá trị tương đương với lượng hàng nhập về. Mục đích của hoạt động này là thu lãi từ hoạt động nhập khẩu và cả xuất khẩu.

Đặc điểm:

Có sự cân bằng giữa hàng xuất khẩu và nhập khẩu về mặt hàng, giá cả, điều kiện giao hàng.

Doanh nghiệp được tính cả kim ngạch nhập khẩu và kim ngạch xuất khẩu, doanh số trên cả hàng nhập và xuất.

Chỉ cần lập một hợp đồng với hai mục  hàng hóa hoặc hai hợp đồng mà mỗi hợp đồng là một danh mục hàng hóa hay văn bản nguyên tắc trên cơ sở văn bản nguyên tắc, ký kết các hợp đồng mua bán cụ thể để thực hiện.

Trong hợp đồng nhập khẩu thường có điều kiện đảm bảo đối lưu được thực hiện bởi một trong các phương pháp như: dùng thư tín dụng, dùng một tài khoản đặc biệt tại Ngân hàng, dùng người thứ ba,…

Nhập khẩu tái xuất

Nhập khẩu tái xuất chỉ hoạt động nhập khẩu vào trong nước để tiếp tục xuất sang một nước khác với mục đích thu lợi nhuận. hình thức này thu hút ít nhất ba nước tham gia: nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và nước tái xuất.

Đặc điểm

Doanh nghiệp tái xuất cần thực hiện song song hai hợp đồng: Một hợp đồng nhập khẩu và một hợp xuất khẩu.

Doanh nghiệp nhập khẩu tái xuất được tính kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu, doanh số bán tính trên giá trị xuất khẩu phải chịu thuế doanh thu.

Hàng hóa nhập khẩu có thể chuyển thẳng sang nước thứ ba nhưng trả tiền luôn do nước tái xuất thu từ người nhập khẩu và trả cho nước nhập khẩu.

Nhập khẩu theo đơn đặt hàng

Là hình thức đơn vị ngoại thương chịu mọi chi phí và rủi ro để nhập khẩu hàng hóa cho đơn vị đặt hàng trên cơ sở đơn đặt hàng của đơn vị đặt hàng, đơn vị đặt hàng có nghĩa vụ nhận hàng và trả tiền.

Đặc điểm

Đơn vị ngoại thương phải ký kết hợp đồng với đối tác nước ngoài theo đúng đơn đặt hàng về tên hàng, số lượng, quy cách, chất lượng sản phẩm,…

Phương thức thanh toán là nhờ thu có chấp nhận, có cải tiến.

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu tổng quan về nội dung nhập khẩu thông qua khái niệm nhập khẩu là gì, vai trò và các hình thức nhập khẩu phổ biến hiện nay. Luận Văn 2S hy vọng những thông tin này sẽ mang lại cho bạn những kiến thức tham khảo hữu ích.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
  • [FREE] Mẫu Bài Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Văn Hóa PDF, 2024

    Tư tưởng Hồ chí Minh về văn hóa là một phần quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là hệ thống quan điểm, lý luận sáng tạo, độc đáo, thể hiện tầm nhìn chiến lược, khẳng định vị trí, vai trò to lớn của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
  • 05 Mẫu Nhật Ký Thực Tập Ngân Hàng Chuẩn, Chi Tiết 2024

    Đối với các bạn sinh viên lần đầu thực hiện viết báo cáo thực tập, việc viết và trình bày nhật ký thực tập sao cho khoa học, logic hẳn không phải điều đơn giản.
  • List Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Công Nghệ Thông Tin 2024, Tải Miễn Phí

    Bạn cũng là sinh viên đang theo học ngành công nghệ thông tin? Bạn đang tìm kiếm mẫu bài báo cáo thực tập công nghệ thông tin để tham khảo, vận dụng viết báo cáo thực tập của mình.
  • Mẫu Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Logistics Đạt Điểm Cao 2024

     Viết báo cáo thực tập là một trong những công việc mà sinh viên cần phải hoàn thành sau kỳ thực tập ở đơn vị thực tập. Logistics là ngành học có tính thực tiễn cao, chính vì thế, trải nghiệm thực tiễn tại cơ sở thực tập là một nội dung quan trọng của sinh viên theo học chương trình này. 
  • Mẫu Nhật Ký Thực Tập Lễ Tân Khách Sạn Chi Tiết 2024

    Ngành quản trị nhà hàng là ngành học có tính thực tiễn, việc được tiếp xúc và trải nghiệm thực tế có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên theo học chuyên ngành này và thực tập lễ tân khách sạn là vị trí được nhiều sinh viên lựa chọn.
  • Kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

    Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu sự chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các thành viên khác trong một tổ chức. Mục đích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức/ doanh nghiệp là nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật cũng như các quy định mà tổ chức/ doanh nghiệp đặt ra.

LUẬN VĂN 2S - TRUNG TÂM HỖ TRỢ & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN, LUẬN ÁN

Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Hotline: 0976 632 554

Email: 2sluanvan@gmail.com

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên khách hàng:
Điện thoại:
Email:
Nội dung liên hệ
 
Bản quyền thuộc về Luận văn 2S - Nhóm GV thuộc ĐHQG HCM & ĐHQG HN
DMCA.com Protection Status