Nhãn hiệu được coi là một tài sản có giá trị đối với mọi doanh nghiệp. Một nhãn hiệu mạnh sẽ giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng phân biệt với các sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trường và mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích thiết thực. Để hiểu rõ hơn về nội dung khái niệm nhãn hiệu là gì, bạn đọc nhất định đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!
Có thể nói, lịch sử của nhãn hiệu (Tiếng Anh: Trademark) đã có từ nhiều thế kỷ trước. Gần như không thể xác định chính xác nhãn hiệu đầu tiên ra đời khi nào, nhưng một trong những ví dụ sớm nhất được biết đến có từ 5000 năm trước Công nguyên. Vào thời đại này, mọi người ở Trung Quốc đã làm đồ gốm có tên của hoàng đế Trung Hoa cầm quyền. Trên đồ gốm cũng giới thiệu vị trí nơi đồ gốm được tạo ra, cùng với tên của người đã sản xuất ra chúng. Các ví dụ ban đầu về nhãn hiệu thường gắn liền với danh tính của chủ sở hữu hoặc nhà sản xuất hàng hóa cụ thể. Mặc dù một số nhãn hiệu trước đó có niên đại từ 5000 năm trước Công nguyên, nhưng các nhãn hiệu có thể nhận dạng khác với cách nhãn hiệu được định nghĩa ngày nay. Vậy nhãn hiệu là gì? Dưới đây sẽ là một số định nghĩa về nhãn hiệu:
Theo Hiệp hội Nhãn hiệu Quốc tế (INTA) nhãn hiệu đã đăng ký là bất kỳ từ, tên, biểu tượng hoặc hình vẽ để xác định và phân biệt nguồn gốc của hàng hóa hoặc dịch vụ của một công ty nhất định với hàng hóa hoặc dịch vụ của những người khác hoặc đối thủ cạnh tranh.
Theo Burshtein, Lynn M (2005) Nhãn hiệu là tên, biểu tượng hoặc thiết kế logo, hoặc sự kết hợp của bất kỳ hoặc tất cả những thứ này, được sử dụng để xác định và phân biệt hàng hóa và dịch vụ của một người hoặc doanh nghiệp khác.
Đề cập trong “Chiến lược quản lý nhãn hiệu” nhãn hiệu cũng được định nghĩa là tên, thuật ngữ, ký hiệu, biểu tượng hoặc kiểu dáng hoặc kết hợp các yếu tố để xác định hàng hóa và dịch vụ của người bán và phân biệt chúng với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Nhãn hiệu được đăng ký độc quyền kinh doanh của một sản phẩm hay một nhóm sản phẩm của doanh nghiệp.
Nói tóm lại, nhãn hiệu là một thuật ngữ đề cập đến từ, cụm từ, phù hiệu hoặc biểu tượng… dễ nhận biết nhằm biểu thị một sản phẩm cụ thể và phân biệt về mặt pháp lý với tất cả các sản phẩm thuộc về một công ty cụ thể với các sản phẩm khác cùng loại và thừa nhận quyền sở hữu nhãn hiệu của công ty đó. Mục đích chính của nhãn hiệu là sự bảo vệ pháp lý mà nó cung cấp cho một công ty, do đó công ty có thể khởi kiện một người sử dụng nhãn hiệu mà không được sự chấp thuận. Một nhãn hiệu có thể được sử dụng để bảo vệ hợp pháp từ ngữ, tên thương hiệu, chữ ký, cách phối màu, chuyển động, bao bì và âm thanh...
Khái niệm nhãn hiệu là gì?
Hầu hết mọi thứ đều có thể là nhãn hiệu nếu nó chỉ ra nguồn gốc của hàng hóa và dịch vụ của bạn. Nó có thể là một từ, khẩu hiệu, thiết kế hoặc sự kết hợp của những thứ này. Nó thậm chí có thể là một âm thanh, một mùi hương hoặc một màu sắc. Dưới đây là một số ví dụ về nhãn hiệu trong thực tế:
Nhãn hiệu của Google: Google® trong các ký tự tiêu chuẩn không có thiết kế hoặc cách điệu là nhãn hiệu đã đăng ký thuộc sở hữu của Google, LLC cho nhiều hàng hóa và dịch vụ. Một số trong số này là Google Search, Google Translate, Maps… Các chữ cái trong Google có màu sắc cụ thể và theo thứ tự và kiểu phông chữ cụ thể. Những điều này tạo nên các tính năng của nhãn hiệu.
Nhãn hiệu của McDonald's: Nhãn hiệu của McDonald's được thiết kế theo hình thức biểu trưng. Biểu trưng có thể được mô tả như một thiết kế trở thành một nhãn hiệu khi được sử dụng kết hợp chặt chẽ với hàng hóa hoặc dịch vụ được bán trên thị trường. Dấu hiệu biểu trưng không cần quá cầu kỳ; nó chỉ cần phân biệt hàng hóa và dịch vụ được bán dưới nhãn hiệu với hàng hóa và dịch vụ khác. Cụ thể, nhãn hiệu McDonald's là hình cổng đôi màu vàng.
Ví dụ về nhãn hiệu
Hình ảnh của nhãn hiệu được tạo thành từ 4 yếu tố sau:
Nói tóm lại, để xây dựng nhãn hiệu thành công trước hết cần bắt đầu với sản phẩm có chất lượng thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Tiếp đó, cần bao bọc xung quanh sản phẩm về các yếu tổ biểu hiện sự phân biệt và tạo sự hấp dẫn so với các sản phẩm cạnh tranh.Thứ 3, cần tìm kiếm các yếu tố mở rộng cho nhãn hiệu thông qua sản phẩm và dịch vụ tăng thêm. Quá trình xây dựng nhãn hiệu chỉ bắt đầu khi người tiêu dùng sử dụng sản phẩm. Nếu doanh nghiệp phát triển nhãn hiệu một cách hợp lý sẽ thỏa mãn người mua và họ sẽ mua lặp lại. Sau khi đã xây dựng được thương hiệu, doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề bảo vệ nhãn hiệu.
Các yếu tố của nhãn hiệu là gì?
Hiện nay, hàng hóa trên thị trường ngày càng đa dạ và phong phú nên nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của khách hàng và khẳng định uy tín, đẳng cấp của doanh nghiệp, cụ thể:
Thứ nhất, nhãn hiệu mang đến cho người tiêu dùng sự nhận biết. Thông qua nhãn hiệu, người dùng biết sản phẩm đó là gì, do công ty nào sản xuất.Ví dụ, khi thấy biểu tượng chữ M cách điệu, họ sẽ nhận ra đó là sản phẩm của công ty sữa Vinamilk.
Thứ hai, nhãn hiệu có tính thực tiễn, mang lại lòng tin cho khách hàng để họ có thể yên tâm sử dụng sản phẩm.y
Thứ ba, nhãn hiệu mang lại sự bảo đảm vì mỗi sản hiệu sẽ có uy tín riêng trong nhận thức của người tiêu dùng. Nhãn hiệu càng uy tín thì sự đảm bảo càng lớn. Uy tín được hình thành từ chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Thứ tư, nhãn hiệu đem lại nhận xét tích cực. Tức là thông qua nhãn hiệu sản phẩm, khách hàng đã đưa ra các nhận xét tích cực về sản phẩm và vị thế của hãng sản xuất.
Thứ năm, nhãn hiệu giúp con người khẳng định bản thân và thể hiện cá tính. Ví dụ, hãng xe Honda đã tung ra sản phẩm @ để thể hiện sự sành điệu. Nhãn hiệu hàng hóa được coi là một thông điệp “cá tính hóa” của người dùng.
Thứ sáu, nhãn hiệu mang lại tính liên tục trong tiêu dùng, nếu khách hàng nhận thức về một nhãn hiệu tốt thì họ sẽ sử dụng thường xuyên.
Thứ bảy, nhãn hiệu mang lại cảm giác thú vị đặc biệt với các nhãn hiệu có đẳng cấp cao.
Vai trò của nhãn hiệu đối với người tiêu dùng là gì?
Nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, bao gồm:
Thứ nhất, với các thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ của pháp luật sẽ là tài sản của doanh nghiệp và được pháp luật công nhận.
Thứ hai, nhãn hiệu giúp khẳng định vị thế sản phẩm của thương hiệu. Những doanh nghiệp có đẳng cấp là những doanh nghiệp có nhãn hiệu hàng hóa mạnh và được khách hàng lựa chọn hàng đầu khi đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm.
Thứ ba, nhãn hiệu giúp phân đoạn thị trường. Với từng nhóm phân khúc khách hàng khác nhau, họ sẽ có lựa chọn khác nhau nhau trong việc lựa chọn nhãn hiệu hàng hóa, sản phẩm.
Thứ tư, giá trị nhãn hiệu củng cố sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, nó tạo ra dòng tiền tăng thêm cho sản phẩm thông qua khả năng phân biệt uy tín trên thị trường. Một doanh nghiệp có nhãn hiệu mạnh sẽ được đánh giá giá trị tăng thêm trên thị trường cao hơn so với giá trị thực.
Thứ năm, doanh nghiệp có thể kinh doanh nhãn hiệu thương hiệu hay chuyển nhượng nhãn hiệu cho doanh nghiệp khác khai thác nhằm thu lợi nhuận.
Bạn đang tìm kiếm tài liệu viết luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ về thương hiệu, nhãn hiệu? Bạn cần sự trợ giúp trong quá trình làm luận văn? Tham khảo dịch vụ viết luận văn thuê của Luận Văn 2S TẠI ĐÂY!
Thông qua những lợi ích của nhãn hiệu mà chúng ta đã đề cập ở trên, doanh nghiệp cần phát triển tài sản thương hiệu trong đó có nhãn hiệu. Muốn vậy, doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau:
Công tác bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa
Mặc dù thương hiệu đại diện cho danh tiếng và doanh nghiệp trước mắt công chúng, nhưng nhãn hiệu bảo vệ một cách hợp pháp các khía cạnh đó của thương hiệu là duy nhất và cụ thể cho doanh nghiệp đó. Sai lầm khi sử dụng các thuật ngữ "nhãn hiệu" và "thương hiệu" thay thế cho nhau, vì chúng có những điểm khác biệt rất quan trọng. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu để phân biệt chúng thông qua bảng so sánh dưới đây:
# | Nhãn hiệu | Thương hiệu |
Khái niệm | Là dấu hiệu để phân biệt sản phẩm của tổ chức, cá nhân với nhau.
| Là dấu hiệu vô hình hay hữu hình để nhận biết 1 sản phẩm được sản xuất hoặc cung cấp bởi cá nhân hay tổ chức. Nhãn hiệu là yếu tố tạo nên thương hiệu |
Căn cứ pháp lý | Được pháp luật bảo hộ | Không phải là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ |
Về tính chất | Là các yếu tố hữu hình như chữ cái, hình ảnh, từ ngữ,…có thể nhận biết bằng giác quan. | Là vô hình, chỉ cảm nhận được mà không nhìn thấy được. |
Thời gian bảo hộ và thời gian tồn tại | Tuổi thọ ngắn, thời hạn bảo hộ là 10 năm và có thể gia hạn. | Thương hiệu không được bảo hộ nhưng có thể tồn tại lâu dài nhờ sự đánh giá của người tiêu dùng. |
Sự hình thành | Là các dấu hiệu nhận biết được cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận và được pháp luật bảo vệ | Là tài sản vô hình nên khi xây dựng thương hiệu mất nhiều thời gian, gồm nhiều quy trình và chiến lược khác nhau. |
Định giá | Có thể định giá dễ dàng | Được định giá thông qua các bước: Phân khúc thị trường, tài chính, phân tích nhu cầu và tiêu chuẩn cạnh tranh.
|
Khả năng bị xâm phạm | Có khả năng bị xâm phạm và sao chép khi nhãn hiệu đã nổi tiếng | Không thể sao chép, bắt chước được. |
Phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu
Xem thêm:
→ Thương hiệu là gì? Khái niệm, vai trò và các yếu tố cấu thành thương hiệu
Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về nhãn hiệu là gì? Các yếu tố làm nên một nhãn hiệu mạnh cho doanh nghiệp và phân biệt nhãn hiệu với thương hiệu. Nhãn hiệu là một yếu tố cấu thành nên thương hiệu nên cần được chú trọng đầu tư để có thể nhanh chóng định vị được thương hiệu trong lòng khách hàng và tăng khả năng trên thị trường.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com