Khả năng thanh toán cho biết khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các khoản nợ đến hạn bất cứ lúc nào. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu nhiều hơn về khái niệm khả năng thanh toán là gì và các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của một doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán (Tiếng Anh: Solvency) là một thuật ngữ kinh tế dùng để chỉ khả năng thanh toán các khoản phải thu, khoản phải trả của ngân sách nhà nước, của ngân hàng và của các tổ chức kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định. Nó là kết quả của sự cân bằng giữa các nguồn thu và chi hay giữa nguồn vốn kinh tế (Capital) và nguồn lực sẵn có (Resource). Với mỗi đối tượng cụ thể, khả năng thanh toán lại được định nghĩa theo một cách khác nhau. Ở bài viết này, chúng ta chỉ tập trung tìm hiểu khái niệm khả năng thanh toán trong doanh nghiệp. Cụ thể:
Đối với doanh nghiệp, khả năng thanh toán đề cập đến khả năng có thể hoàn trả các khoản nợ đến hạn của một doanh nghiệp. Tòa án sẽ tuyên bố doanh nghiệp phá sản, vỡ nợ nếu doanh nghiệp không thể hoàn trả các khoản nợ này, tức là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Trong doanh nghiệp, phân tích khả năng thanh toán là một trong những công cụ mạnh để đánh giá khả năng đáp ứng các nhiệm vụ tài chính dài hạn và ngắn hạn của doanh nghiệp đó. Các nhà đầu tư và người cho vay sẽ căn cứ vào khả năng thanh toán như một phương tiện để đánh giá, xếp hạng tín dụng và mức độ rủi ro hiện tại và tương lai của một doanh nghiệp.
Khái niệm khả năng thanh toán là gì?
Khả năng thanh toán cho thấy khả năng của một doanh nghiệp (hoặc cá nhân) trong việc thanh toán các nghĩa vụ tài chính của mình. Việc đánh giá về khả năng thanh toán của một công ty là tài sản của công ty trừ đi nợ phải trả, bằng vốn chủ sở hữu của của các cổ đông.
Dựa vào khả năng thanh toán mà doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn đó để đưa ra các quyết định như đầu tư, sử dụng vốn và phân phối lợi nhuận nhằm tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Quản lý và sử dụng hiệu quả khả năng thanh toán là một việc quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định tài chính ngắn hạn và dài hạn nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là đối tượng mà các chủ nợ của doanh nghiệp như ngân hàng cho vay vốn, các trái chủ (người mua trái phiếu do doanh nghiệp phát hành) hoặc các chủ nợ liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp quan tâm.
Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhằm đánh giá khả năng thu hồi đúng hạn, trễ hạn hay không có khả năng thu hồi cả vốn lẫn lãi của khách hàng. Phân tích khả năng thanh toán để đánh giá khả năng thực hiện các điều khoản đã ký kết trên hợp đồng là điều cần thiết mà khách hàng và các nhà cung cấp cần thực hiện.
Đánh giá sự hợp lý về biến động các khoản phải thu và trả giúp ta có những nhận định chính xác về tình tình tài chính của doanh nghiệp từ đó đưa ra các giải pháp giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Việc phân tích những nguyên nhân của mọi sự ngưng trệ trong các khoản thanh toán hoặc khai thác được khả năng tiềm tàng giúp doanh nghiệp làm chủ tình hình tài chính. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Sự cần thiết của phân tích khả năng thanh toán
Xem thêm:
→ Tổng hợp đề tài luận văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng mới nhất
Trong phân tích tình hình, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bao gồm hai nội dung chính là phân tích tình hình thanh toán và phân tích khả năng thanh toán. Cụ thể như sau:
Phân tích tình hình thanh toán bao gồm việc phân tích các khoản phải thu, khoản phải trả. Trong đó:
Trong phân tích khả năng thanh toán, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn để để xem xét tài sản của doanh nghiệp có đủ trang trải các khoản nợ phải trả trong ngắn hạn không. Cùng với đó là phân tích khả năng thanh toán trong dài hạn để xác định chính xác khả năng chi trả những khoản nợ của doanh nghiệp trong dài hạn.
Nội dung phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp là gì?
Bạn đang chuẩn bị hoặc đang trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng? Bạn lo lắng vì không có thời gian thực hiện đề tài hoặc sợ bài luận của mình đạt kết quả không như ý? Dịch vụ viết luận văn thuê sẽ là giải pháp hoàn hảo cho bạn trong các trường hợp này!
Để đánh giá về khả năng thanh toán của một doanh nghiệp, chúng ta sẽ dựa vào khả năng thanh toán ngắn hạn và khả năng thanh toán dài hạn. Cụ thể, khả năng thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện qua:
Khả năng thanh toán ngắn hạn là khả năng mà các tài sản của doanh nghiệp có thể trang trải các khoản nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngắn hạn được thể hiện qua:
Vốn lưu động ròng hay còn gọi là vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp, được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Chỉ số này phản ánh các tài sản lưu động được tài trợ từ các nguồn vốn cơ bản, lâu dài. Vốn lưu động ròng càng lớn thể hiện khả năng chi trả đối với nợ ngắn hạn càng cao khi đến hạn trả. Đây cũng là một yếu tố quan trọng và cần thiết để đánh giá điều kiện cân bằng tài chính của một doanh nghiệp.
Vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa vốn thường xuyên ổn định với tài sản cố định ròng. Vốn lưu động ròng quyết định khả năng đáp ứng nghĩa vụ thanh toán, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và khả năng nắm bắt các cơ hội của doanh nghiệp. Sự phát triển của doanh nghiệp cũng đồng thời được thể hiện qua sự tăng trưởng của vốn lưu động ròng. Vốn lưu động ròng được tính bằng công thức:
Vốn lưu động ròng = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn |
Tài sản lưu động của một doanh nghiệp bao gồm tiền, chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng, các khoản thu và dự trữ. Nợ ngắn hạn bao gồm các khoản vay ngắn hạn tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng, các khoản phải trả cho nhà cung cấp,…Cả tài sản lưu động lẫn nợ ngắn hạn đều có thời hạn đến 1 năm.
Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành là dùng để đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp. Thông qua đó sẽ cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn sẽ được chi trả bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó. Khả năng thanh toán hiện hành thể hiện mức độ bảo đảm của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm. Khả năng thanh toán hiện hành được tính bằng công thức:
Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động ÷ Nợ ngắn hạn |
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh thể hiện tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với các khoản nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh có thể hiểu là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền như tiền mặt, chứng khoán ngắn hạn, các khoản thu. Các tài khoản dự trữ (tồn kho) là các tài sản thường khó chuyển thành tiền hơn và dễ bị lỗ. Do đó, khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ. Tỷ số này sẽ cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu nguồn vốn được tính bằng tiền hoặc các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán nhanh được tính như sau:
Khả năng thanh toán nhanh = Tài sản có khả năng thanh khoản cao ÷ Nợ ngắn hạn |
Hoặc:
Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động - Dự trữ) ÷ Nợ ngắn hạn |
Bên cạnh hệ số thanh toán nhanh, khả năng thanh toán bằng tiền dùng để đánh giá khả năng thanh toán một cách khắt khe hơn. Hệ số này cho biết số vốn bằng tiền mà doanh nghiệp có thể thanh toán cho một đồng nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán bằng tiền được tính bằng công thức:
Khả năng thanh toán bằng tiền = Tiền ÷ Nợ ngắn hạn |
Khả năng thanh toán dài hạn là khả năng doanh nghiệp có thể chi trả các khoản nợ của mình trong dài hạn. Khả năng thanh toán dài hạn được thể hiện qua:
Chỉ tiêu này là cơ sở để qua đó đánh giá khả năng đảm bảo của doanh nghiệp đối với các khoản nợ vay dài hạn, thể hiện khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp và mức độ an toàn với người cho vay hoặc người cấp tín dụng. Khả năng thanh toán lãi vay được tính bằng công thức:
Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận thuần HĐKD ÷ Lãi vay |
Tỷ số này thể hiện sự cân bằng giữa nợ phải trả và nguồn vốn của chủ sở hữu. Nó ảnh hưởng đến sự đảm bảo của các khoản tín dụng của người cho vay. Cứ một đồng nợ vay hiện đang được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng vốn của chủ sở hữu.
Hằng năm, các doanh nghiệp đều phải thực hiện nghĩa vụ của mình với ngân sách nhà nước thông qua: thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thu, thuế xuất nhập khẩu,….Việc phân tích tình hình thanh toán với ngân sách nhà nước sẽ đánh giá được tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước. Nghĩa vụ với ngân sách nhà nước được tính như sau:
Nghĩa vụ với ngân sách nhà nước = Số tiền đã nộp trong kỳ ÷ Tổng số tiền phải nộp trong kỳ |
Khả năng thanh toán là nội dung quan trọng dùng để đánh giá chất lượng, tình hình tài chính, triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính, triển vọng phát triển để từ đó đưa ra những quyết định sáng suốt trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh. Trong đó, doanh nghiệp cần hiểu rõ những nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, bao gồm:
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh toán là gì?
Mỗi một doanh nghiệp luôn tồn tại những trường hợp khó khăn riêng, hay gặp phải những sai lầm không thể lường trước trong việc dự đoán thị trường, tình hình tiêu thụ sản phẩm, mức bán hàng, doanh thu từ sản phẩm; những quyết định thu mua nguyên vật liệu, dịch vụ lớn hơn dự tính dẫn đến thanh toán muộn nhưng không thể bán được hàng, hoặc gặp phải những nguyên nhân chủ quan- khách quan khác dẫn đến tình trạng tồn đọng lại hàng hóa; doanh nghiệp cho mua chịu, trả chậm hoặc phá sản hoặc người mua phá sản dẫn đến những hậu quả đáng tiếc và các doanh nghiệp chưa kiểm soát tốt luồng tiền mặt, mất cân đối thu chi không mang lại hiệu quả về mặt kinh tế đều là những nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng thanh toán.
Các rủi ro trong kinh doanh và sự thay đổi chóng mặt của thị trường trong điều kiện cạnh tranh khắc nghiệt làm cho doanh nghiệp ngày càng khó thích nghi và đáp ứng kịp với những khó khăn. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập quốc tế dẫn đến các cuộc cạnh tranh khốc liệt cùng biến đối trong nền kinh tế như biến động của tỷ giá đối hoái, sản xuất nguyên vật liệu,…cũng làm mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Có thể nói, các khoản tài trợ với mức độ rủi ro cao,cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp không cân đối nên phải phụ thuộc nhiều vào các nguồn lực trợ vốn bên ngoài, nhưng chi phí sử dụng vốn cao nếu doanh nghiệp không thể cân bằng tài chính sẽ gây ra hậu quả nguy hiểm theo thời gian.
Hiểu về khái niệm khả năng thanh toán là gì cũng như cách phân tích khả năng thanh toán sẽ giúp chủ đầu tư đưa ra những quyết định quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Luận Văn 2S hy vọng bày viết này sẽ có ích cho bạn. Đừng quên lan tỏa kiến thức này đến nhiều người nữa nhé!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com