logoluanvan2s1
DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN

Chuyên nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tất cả chuyên ngành

Cam kết chất lượng - Đúng tiến độ - Bảo mật thông tin

hotlinevietthueluanvan2s-1

Cấu trúc vốn là gì? Các nhân tố cấu thành cấu trúc vốn của doanh nghiệp

Cấu trúc vốn có liên quan chặt chẽ đến khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu giữa các bên liên quan. Thông qua cấu trúc vốn cũng khẳng định rõ nét về tài sản doanh nghiệp. Để giúp bạn hiểu rõ về nội dung này, hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu trúc vốn là gì, cụ thể là cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

Cấu trúc vốn là gì?

Cấu trúc vốn (tiếng Anh: Capital Structure) là một thuật ngữ thông dụng trong lĩnh vực tài chính được dùng để mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn sử dụng cho mục đích tài trợ cho tài sản, hoạt động hàng ngày và tăng trưởng trong tương lai của doanh nghiệp chẳng hạn như chi tiêu vốn, mua lại và các khoản đầu tư khác… điều này giúp doanh nghiệp duy trì và đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Về mặt bản chất, cấu trúc vốn được hình thành từ cấu trúc của bảng cân đối kế toán. Trong bảng cân đối kế toán, cấu trúc vốn chỉ ra được phần nào của tổng tài sản doanh nghiệp hình thành từ vốn góp của chủ sở hữu và lợi nhuận giữ lại của chủ sở hữu để đầu tư cho hoạt động và tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, phần nào hình thành từ các nguồn có tính chất công nợ. Bất cứ một sự tăng lên của tổng tài sản phải được tài trợ bằng việc tăng một hay nhiều yếu tố cấu thành vốn.

Dựa trên tỷ lệ nguồn hình thành tổng tài sản doanh nghiệp trong cấu trúc vốn, nhà đầu tư có thể biết được phần nào mức độ rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp đó. Do đó, tỷ lệ cấu trúc vốn được xem là một trong những công cụ quan trọng để đánh giá tổng quan sức khỏe của một doanh nghiệp bất kỳ.

cau_truc_von_la_gi_luanvan2s
Khái niệm cấu trúc vốn là gì?

Bạn đang thực hiện đề tài Luận văn Thác sĩ Tài chính - Ngân hàng về cấu trúc vốn trong doanh nghiệp? Bạn cần nguồn tài liệu tham khảo hay trợ giúp trong quá trình thực hiện luận văn, liên hệ ngay với chúng tôi qua khung chatbox để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng nhất nhé!

Các nhân tố cấu thành cấu trúc vốn là gì?

Cấu trúc vốn được hình thành từ vốn chủ sở hữu và / hoặc số nợ mà một doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho hoạt động và tài sản của họ. Cấu trúc vốn của một công ty thường được biểu thị bằng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Nói tóm lại, cơ cấu vốn là sự kết hợp giữa vốn của chủ sở hữu và nợ phải trả (vốn đi vay):

Vốn chủ sở hữu

Đối với công ty cổ phần, vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn đầu tiên mà doanh nghiệp huy động được, được coi là vốn điều lệ. Nguồn vốn chủ sở hữu trong công ty cổ phần được hình thành từ các nguồn sau:

Vốn cổ phần thường

Là vốn được huy động từ việc chia nhỏ vốn điều lệ của công ty thành nhiều phần bằng nhau thông qua việc phát hành cổ phiếu bán ra thị trường, được gọi là cổ phần. Cổ phiếu trong trường hợp này chính là chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cô đông với công ty cổ phần và được thể hiện bằng cổ phiếu. Cổ phiếu phổ thông là loại cổ phiếu phổ biến nhất nhằm xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đông tại công ty cổ phần và là cổ phiếu bắt buộc phải có tại các công ty cổ phần.

Ưu điểm: Mang lại cho công ty nguồn lợi lớn, việc chi trả lãi trái phiếu và cổ phần ưu đãi phụ thuộc vào tình hình lợi nhuận của công ty.  Nếu tình tình công ty chưa ổn định thì cổ tức phải trả có thể trì hoãn được.

Nhược điểm: Sử dụng vốn cổ phần sẽ làm phân tán quyền sở hữu và quyền kiểm soát của cơ quan quản trị. Chi phí phát hành cổ phiếu cũng cao hơn so với phát hành trái phiếu và tuân thủ chế độ công bố thông tin rộng rãi.

Vốn cổ phần ưu đãi

Là phần vốn mà công ty có được nhờ đến việc phát hành cổ phiếu ưu đãi, xác nhận một số quyền và lợi ích của cổ đông ở mức cao hơn so với cổ đông phổ thông nhưng họ sẽ bị hạn chế một số quyền và lợi ích khách. Cổ phiếu ưu đãi gồm: cổ phiếu ưu đãi cổ tức, cổ phiếu ưu đãi biểu quyết và cổ phiếu ưu đãi hoàn lại.

Ưu điểm: Khi phát hành cổ phiếu ưu đãi, công ty sẽ không bị phân tán quyền lực và dù kết quả kinh doanh của công ty có hiệu quả và lợi nhuận cao thì lợi tức cho cổ phiếu cũng cố định, không tăng thêm. Cổ đông chỉ nhận cổ tức cổ phiếu khi công ty hoạt động hiệu quả.

Nhược điểm: Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi phải được trả trước bất kỳ cổ tức cổ phiếu thường và được ưu tiên về tài sản khi công ty không có lợi nhuận. Việc phát hành cổ phiếu ưu đãi cao hơn chi phí phát hành trái phiếu và phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan kiểm soát và quy định về thông tin công bố.

Lợi nhuận không chia và các quỹ của công ty

Sau khi đã hoàn thành thuế và chia cổ tức ưu đãi và cổ tức thường, phần lợi nhuận còn lại là lợi nhuận không chia. Đây là nguồn vốn đáng kể dùng để tài trợ cho nhu cầu tăng vốn, đảm bảo chi phí sử dụng vốn ở mức tối thiểu và trích để đóng góp cho các quỹ của công ty như quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi, khen thưởng,…

Ưu điểm: giúp công ty không bị phụ thuộc nhiều vào nền tài chính bên ngoài, khiến công ty tăng khả năng tự chủ về tài chính và thuận lợi hơn trong các quan hệ tín dụng, tạo cơ hội cho công ty thu được lợi nhuận cao hơn trong các năm tiếp theo.

Nhược điểm: nếu công ty không trả lợi tức mà giữ lợi nhuận sẽ có thể khiến giá cổ phiếu trên thị trường giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến công ty.

von_chu_so_huu_la_gi_luanvan2s_2
Vốn chủ sở hữu trong cấu trúc vốn là gì?

Nợ phải trả

Nợ phải trả là nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài doanh nghiệp, phát sinh trong quá trình  sản xuất, kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả hoặc thanh toán cho các chủ nợ. Nợ phải trả có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh. Nợ phải trả gồm nợ phải trả ngắn hạn và nợ phải trả dài hạn.

Nợ phải trả ngắn hạn:

Tín dụng thương mại: Đây là loại tín dụng ngắn hạn quan trọng nhất vì nó chiếm tỷ lệ khá cao, thường từ 40-60% so với tài sản lưu động của doanh nghiệp, đặc biệt với các doanh nghiệp nhỏ hoặc doanh nghiệp đang tăng trưởng nhanh. Tín dụng thương mại là nguồn tài trợ tất yếu và phát sinh do hoạt động kinh doanh, thay đổi theo sự thay đổi của doanh thu mà doanh nghiệp thu được. Nguồn nợ này hình thành tự nhiên trong hoạt động mua bán theo hình thức trả chậm hoặc trả góp, là khoản tín dụng thương mại mà người bán cung cấp cho doanh nghiệp.

Ưu điểm: Tín dụng thương mại tài trợ cho việc mua hàng và là phương thức cung ứng nhu cầu vốn để tài trợ cho việc bán chịu cho khách hàng. Nếu doanh nghiệp sử dụng nguồn tín dụng này như một nguồn tài trợ thì cần giảm đến mức tối thiểu các khoản phải thu từ khách hàng để tránh rủi ro thanh toán.

Nhược điểm: Nếu doanh nghiệp là bên nhận tín dụng, khi không thanh toán đúng hạn sẽ ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp.

Vay ngắn hạn ngân hàng: 

Là các khoản vay có thời gian chi trả trong một chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc trong vòng một năm tài chính. Có hai hình thức cho vay ngắn hạn là vay ngắn hạn có đảm bảo và vay ngắn hạn không có đảm bảo.

Ưu điểm: đáp ứng nhu cầu đa dạng về vốn của công ty. Nếu nhu cầu về tài chính gia tăng, công ty có thể vay tại các ngân hàng thương mại hoặc công ty tài chính, công ty bảo hiểm hay quỹ đầu tư.

Nhược điểm: Thủ tục phức tạp và công ty cần có nền tảng tài chính vững vàng để đáp ứng điều kiện thế chấp. Công ty cũng chịu sự kiểm soát của tổ chức tín dụng và lãi suất cho vay vốn theo từng nguồn.

Phát hành thương phiếu: 

Thương phiếu là loại trái phiếu doanh nghiệp ngắn hạn, thường từ 30 đến 270 ngày, thường do công ty tài chính phát hành theo hình thức chiết khấu như công trái ngắn hạn. Thương phiếu được chào bán trực tiếp bởi công ty phát hành hoặc các hãng môi giới theo từng lô.

Ưu điểm: Thương phiếu có tính lưu thông, có thể chuyển nhượng từ người thụ hưởng này sang người thụ hưởng khác. Ngoài ra, thương phiếu được coi là phương tiện thanh toán thay thế tiền mặt, tiết kiệm tiền mặt. Nó còn là cơ sở pháp lý trong quan hệ mua bán chịu, bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể tín dụng thương mại.

Nhược điểm: Thương phiếu mới chỉ áp dụng bởi các công ty lớn và thị trường thương phiếu đôi khi không hoạt động và các công ty buộc phải sử dụng các khoản vat ngân hàng. Công ty phát hành thương phiếu phải chịu hoàn toàn chi phí phát hành, phí cam kết, phí hạn mức tín dụng, phí và lệ phí xếp hạng thương phiếu trên thị trường.

Nợ tích lũy: 

Nợ tích lũy là các khoản nợ phải trả theo chu kỳ phát sinh thường xuyên trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: Tiền công nhân viên, thuế,…

Ưu điểm: việc dùng vốn khá dễ dàng và không phát sinh khoản chi phí nào cho đến ngày thanh toán. Nếu doanh nghiệp xác định chính xác quy mô chiếm dùng thường xuyên thì có thể giảm bớt được nhu cầu huy động các nguồn vốn dài hạn từ bên ngoài.

Nhược điểm: Nó có phạm vi giới hạn, tức là doanh nghiệp không thể trì hoãn việc trả nợ quá thời gian cho phép vì nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nợ phải trả dài hạn:

Là các khoản nợ có thời hạn vay ít nhất từ 3 đến 5 năm, thường là các vốn vay từ ngân hàng thương mại.

Nhược điểm: Doanh nghiệp phải chịu các quy định về điều kiện tín dụng, điều kiện đảm bảo, sự kiểm soát của ngân hàng. Lãi suất cho vay dài hạn cao hơn so với lãi vay ngắn hạn.

Phát hành trái phiếu: 

Là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của các trái chủ với phần vốn nợ của doanh nghiệp phát hành nhằm đáp ứng nhu cầu tăng vốn có tính chất lâu dài. Lãi được trả cố định theo kỳ hoặc trả lãi trước cho bên sở hữu trái phiếu và có thời gian đáo hạn.

Ưu điểm: chi phí phát hành trái phiếu thấp hơn so với cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Người nắm giữ trái phiếu không có quyền kiểm soát công ty. Trái phiếu có thể được công ty phát hành thu hồi trước thời hạn. Lợi tức của trái phiếu là khoản chi được trừ ra khỏi thu nhập chịu thuế.

Nhược điểm: Công ty phát hành phải trả một khoản lợi tức cố định cho người nắm giữ dù công ty không có lợi nhuận ổn định hay không có lợi nhuận nên sẽ gia tăng rủi ro cho công ty. Ngoài ra, công ty phải có trách nhiệm đáo hạn đúng thời hạn quy định. Bên cạnh đó, công ty cũng có nguy cơ đối mặt với nhiều rủi ro tài chính.

Nợ dài hạn khác: Bao gồm nợ thuê tài chính, nhận ký quỹ, ký cược dài hạn...

no_phai_tra_trong_cau_truc_von_luanvan2s
Nợ phải trả trong cấu trúc vốn là gì?

Xem thêm:

Phân tích tài chính là gì? Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

Các chỉ số đo lường cấu trúc vốn là gì?

Tỷ số nợ

Công thức tính tỷ số nợ:

Tỷ số nợ = Nợ phải trả / Tổng tài sản

Tỷ số này phản ánh cấu trúc vốn của doanh nghiệp, cho biết trung bình 1 đồng vốn có bao nhiêu đồng nợ. Nếu tỷ số nợ càng thấp thì doanh nghiệp càng có tính tự chủ cao và khả năng tài chính tốt. Ngược lại, nếu tỷ số này cao thì doanh nghiệp sẽ tận dụng được khoản tiết kiệm thuế sẽ gia tăng khả năng sinh lời. Nhưng nếu tỷ số này gia tăng quá mạnh thì sẽ tạo áp lực chi phí tài chính lớn và doanh nghiệp có nguy cơ phá sản.

Tỷ số nợ dài hạn

Công thức tỷ số nợ dài hạn:

Tỷ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn / Tổng tài sản

Tỷ số này thể hiện có bao nhiêu nợ dài hạn được doanh nghiệp sử dụng tài trợ cho 1 đồng tổng tài sản. Nếu tỷ số này càng cao thì doanh nghiệp đang phải chịu chi phí lãi vay cao và có nguy cơ gặp rủi ro tài chính.

Tỷ số nợ ngắn hạn

Công thức tỷ số nợ ngắn hạn:

Tỷ số nợ ngắn hạn = Nợ ngắn hạn / Tổng tài sản

Tỷ số này cho biết doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu đồng nợ ngắn hạn để tài trợ cho 1 đồng tài sản. Nếu tỷ số càng cao thì doanh nghiệp càng chịu áp lực trong việc xử lý nợ.

Tỷ số nợ trên tổng số vốn chủ sở hữu 

Công thức tính tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu:

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu

Tỷ số này cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu có khả năng đảm bảo cho bao nhiêu đồng nợ phải trả, phản ánh khả năng tự chủ về tài chính và khả năng thanh toán của bản thân doanh nghiệp. Nếu tỷ số này càng cao thì khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp càng thấp, tăng khả năng gặp rủi ro thanh khoản. Nếu tỷ số này nhỏ thì doanh nghiệp vẫn đảm bảo được khả năng chủ động thanh toán nợ phải trả. Nếu tỷ số này lớn hơn 1, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro thanh toán nợ.

Tỷ số tự tài trợ

Công thức tính tỷ số tự tài trợ:

Tỷ số nợ tài trợ = Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản

Tỷ số này cho biết khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp với tài sản  của mình. Xem xét tỷ số này sẽ giúp nhà quản trị có phương án để tăng hoặc giảm các tỷ số trên cho phù hợp với hoạt động và vị thế tài chính của doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của cấu trúc vốn trong doanh nghiệp là gì?

tam_quan_trong_cua_cau_truc_von_luanvan2s
Tầm quan trọng của cấu trúc vốn trong doanh nghiệp là gì?

  • Gia tăng giá trị doanh nghiệp: Cơ cấu vốn hợp lý trong doanh nghiệp giúp doanh nghiệp đó gia tăng giá thị trường của cổ phiếu và chứng khoán, từ đó dẫn đến tăng giá trị doanh nghiệp
  • Sử dụng các quỹ hiện có: Cơ cấu vốn hợp lý cho phép doanh nghiệp kinh doanh sử dụng hiệu quả các nguồn vốn hiện có. Cơ cấu vốn được thiết kế phù hợp đảm bảo việc xác định các yêu cầu tài chính của doanh nghiệp và huy động vốn theo tỷ lệ như vậy từ nhiều nguồn khác nhau để sử dụng hiệu quả nhất có thể. Một cấu trúc vốn hợp lý bảo vệ doanh nghiệp kinh doanh khỏi vốn hóa quá mức và vốn hóa thấp hơn.
  • Tối đa hóa lợi nhuận: Cơ cấu vốn hợp lý cho phép ban lãnh đạo tăng lợi nhuận của doanh nghiệp dưới hình thức lợi nhuận cao hơn cho cổ đông vốn chủ sở hữu, tức là tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Điều này có thể được thực hiện theo cơ chế mua bán trên vốn chủ sở hữu, tức là nó đề cập đến việc tăng tỷ trọng vốn nợ trong cơ cấu vốn là nguồn vốn rẻ nhất. Nếu tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng (tức là quỹ cổ đông + các khoản vay dài hạn) vượt quá tỷ lệ lãi cố định trả cho các chủ nợ, thì doanh nghiệp được cho là đang kinh doanh trên vốn chủ sở hữu.
  • Giảm thiểu chi phí sử dụng vốn: Một cơ cấu vốn hợp lý của bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào sẽ tối đa hóa sự giàu có của các cổ đông thông qua việc giảm thiểu chi phí vốn nói chung. Điều này cũng có thể được thực hiện bằng cách kết hợp vốn nợ dài hạn trong cơ cấu vốn vì chi phí vốn vay thấp hơn chi phí vốn chủ sở hữu hoặc vốn cổ phần ưu đãi vì lãi vay được khấu trừ thuế.
  • Khả năng thanh toán: Một cơ cấu vốn hợp lý không bao giờ cho phép một doanh nghiệp kinh doanh huy động quá nhiều vốn nợ bởi vì, vào thời điểm thu nhập kém, khả năng thanh toán bị xáo trộn để bắt buộc phải trả lãi cho nhà cung cấp nợ.
  • Tính linh hoạt: Cơ cấu vốn hợp lý tạo cơ hội cho việc mở rộng hoặc giảm vốn nợ để có thể điều chỉnh vốn theo các điều kiện thay đổi.
  • Giảm thiểu rủi ro tài chính: Nếu cấu phần nợ tăng trong cơ cấu vốn của một doanh nghiệp, rủi ro tài chính (tức là phải trả lãi cố định và trả nợ gốc đúng hạn) cũng sẽ tăng lên. Một cấu trúc vốn hợp lý bảo vệ một doanh nghiệp kinh doanh khỏi rủi ro tài chính như vậy thông qua sự kết hợp hợp lý giữa nợ và vốn chủ sở hữu trong cấu trúc vốn.

Việc hiểu rõ cấu trúc vốn sẽ giúp nhà quản trị doanh nghiệp có những quyết định sáng suốt giúp tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững, gia tăng lợi nhuận cho cổ đông đồng thời hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Hy vọng với những thông tin chia sẻ xoay quanh khái niệm cấu trúc vốn là gì của Luận Văn 2S sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích trong quá trình học tập cũng như trong công việc sau này. Đừng quên chia sẻ đến mọi người nếu bạn cũng cảm thấy bài viết này hữu ích nhé!

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
  • [FREE] Mẫu Bài Tiểu Luận Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Văn Hóa PDF, 2024

    Tư tưởng Hồ chí Minh về văn hóa là một phần quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Là hệ thống quan điểm, lý luận sáng tạo, độc đáo, thể hiện tầm nhìn chiến lược, khẳng định vị trí, vai trò to lớn của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
  • 05 Mẫu Nhật Ký Thực Tập Ngân Hàng Chuẩn, Chi Tiết 2024

    Đối với các bạn sinh viên lần đầu thực hiện viết báo cáo thực tập, việc viết và trình bày nhật ký thực tập sao cho khoa học, logic hẳn không phải điều đơn giản.
  • List Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Công Nghệ Thông Tin 2024, Tải Miễn Phí

    Bạn cũng là sinh viên đang theo học ngành công nghệ thông tin? Bạn đang tìm kiếm mẫu bài báo cáo thực tập công nghệ thông tin để tham khảo, vận dụng viết báo cáo thực tập của mình.
  • Mẫu Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Logistics Đạt Điểm Cao 2024

     Viết báo cáo thực tập là một trong những công việc mà sinh viên cần phải hoàn thành sau kỳ thực tập ở đơn vị thực tập. Logistics là ngành học có tính thực tiễn cao, chính vì thế, trải nghiệm thực tiễn tại cơ sở thực tập là một nội dung quan trọng của sinh viên theo học chương trình này. 
  • Mẫu Nhật Ký Thực Tập Lễ Tân Khách Sạn Chi Tiết 2024

    Ngành quản trị nhà hàng là ngành học có tính thực tiễn, việc được tiếp xúc và trải nghiệm thực tế có ý nghĩa rất lớn đối với sinh viên theo học chuyên ngành này và thực tập lễ tân khách sạn là vị trí được nhiều sinh viên lựa chọn.
  • Kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

    Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu sự chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các thành viên khác trong một tổ chức. Mục đích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức/ doanh nghiệp là nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật cũng như các quy định mà tổ chức/ doanh nghiệp đặt ra.

LUẬN VĂN 2S - TRUNG TÂM HỖ TRỢ & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN, LUẬN ÁN

Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Hotline: 0976 632 554

Email: 2sluanvan@gmail.com

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên khách hàng:
Điện thoại:
Email:
Nội dung liên hệ
 
Bản quyền thuộc về Luận văn 2S - Nhóm GV thuộc ĐHQG HCM & ĐHQG HN
DMCA.com Protection Status