Tài liệu tham khảo đóng một vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết với bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Đặc biệt là các nghiên cứu khoa học có quy mô như luận văn tốt nghiệp, khóa luận, luận án tiến sĩ, niên luận... thì chương tổng quan tài liệu bắt buộc phải có. Để tìm được các nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cũng như độ tin cậy cao không phải đơn giản. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tìm tài liệu tham khảo cho luận văn một cách khoa học và chuyên nghiệp để nghiên cứu hiệu quả hơn.
Nghiên cứu tài liệu tham khảo trong giai đoạn ban đầu sẽ giúp bạn có cơ sở để lựa chọn đề tài nghiên cứu tốt hơn. Nếu quá trình nghiên cứu tài liệu tham khảo được thực hiện một cách bài bản và khoa học thì nó còn giúp bạn dễ dàng xác định mục tiêu nghiên cứu, kiểm tra các nguồn lực sẵn có, xây dựng giả thuyết nghiên cứu cho đề tài của mình.
Khi tìm kiếm tài liệu tham khảo thì bạn cần phải quan tâm đến một số vấn đề cơ bản sau đây:
- Tầm tham khảo đủ rộng để có thể bao quát phạm vi nghiên cứu đề tài đã đặt ra.
- Mức độ tham khảo đủ sâu để có thể phân tích đúng cấp độ nghiên cứu của đề tài.
- Thông tin phải đánh giá vấn đề đặt ra một cách khách quan, đầy đủ, kịp thời và không bị lạc hậu so với dòng thông tin của chuyên ngành.
- Thông tin có chọn lọc và phù hợp với đề tài nghiên cứu.
Đặc tính của tài liệu tham khảo cho luận văn
Để xác định số lượng tài liệu tham khảo cần thiết cho một bài luận, một đề tài nghiên cứu, một văn bản học thuật ta sẽ dựa trên các yếu tố: cấp độ, quy mô, lĩnh vực và độ khó đề tài… Không có một quy chuẩn cứng nhắc nào đặt ra cho việc phải có bao nhiêu tài liệu tham khảo trong bài luận. Tuy nhiên, thông thường số lượng tài liệu tối ưu nhất sẽ là:
Bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu tham khảo? Nguồn tài liệu tham khảo quá lớn? Bạn không biết cách đánh giá tài liệu? Quỹ thời gian của bạn hạn hẹp… Đừng lo lắng, hãy để dịch vụ viết thuê luận văn, viết thuê tiểu luận của Luận Văn 2S giúp bạn!
Khi đã xác định được đề tài và các mục tiêu nghiên cứu cụ thể, bạn hãy lựa chọn những nguồn tài liệu tham khảo đáng tin cậy và phù hợp nhất. Sẽ có rất nhiều loại tài liệu từ các nguồn thông tin khác nhau tương ứng với từng nhóm ý tưởng nghiên cứu khác nhau. Sau khi đã có ý tưởng, bạn sẽ tiến hành tìm kiếm tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu của mình. Hiểu rõ đặc điểm của các nguồn tài liệu sẽ giúp bạn chọn lựa được phương pháp tìm kiếm tài liệu tham khảo phù hợp.
Cách tìm tài liệu tham khảo
Đối với nguồn tài liệu offline thì bạn nên chọn những thông tin, tài liệu đã được công bố như báo khoa học, sách đã xuất bản, giáo trình giảng dạy, luận văn, luận án, văn bản pháp quy... Bạn cũng có thể tham khảo các tài liệu chưa được công bố nhưng có độ tin cậy cao như báo cáo chờ in, báo cáo tại các hội nghị...
Bạn có thể đến các trung tâm tài liệu hoặc thư viện trường để tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa học và các bài luận trước. Thư viện trường có thể không đủ lượng tài liệu mới đa dạng để đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu nhưng đây lại là một nguồn tài liệu rất lớn mà bạn không thể bỏ qua. Những tài liệu này có tính chất căn bản, kinh điển và đã được chọn lọc, tích lũy trong một khoảng thời gian dài.
Với công nghệ thông tin ngày càng phát triển, internet chính là một kho tài liệu khổng lồ cho bạn tha hồ tìm kiếm. Tuy nhiên, chính vì nó quá lớn và không được kiểm chứng kỹ lưỡng nên thông tin ở đây rất đa dạng nên có thể xen lẫn thông tin sai sót hoặc chưa đầy đủ. Do đó, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng trước khi tham khảo. Sau khi tìm được các nguồn thông tin phù hợp, bạn cần phải so sánh và tổng hợp để có được kết quả mong muốn.
Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ bạn tìm kiếm thông tin trên mạng một cách đơn giản và nhanh chóng. Các nguồn tài liệu tham khảo online rất phổ biến như thư viện online (tạp chí, báo điện tử, tài liệu nghe nhìn, luận văn điện tử...), các cơ sở dữ liệu, trung tâm tài liệu chuyên ngành online, diễn đàn chuyên môn, blog cá nhân của các chuyên gia đầu ngành, công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Scirus...).
Trong đó, Google là một công cụ tìm kiếm được ưa chuộng nhất với một kho tài liệu khổng lồ. Ngoài việc tìm kiếm từ khóa trên thanh công cụ thông thường của Google, bạn nên tìm kiếm thêm ở Google Scholar - Một công cụ chuyên tìm kiếm tài liệu nghiên cứu khoa học và bài viết học thuật được phát triển bởi Google. Tại đây, bạn có thể tìm kiếm được các bài báo khoa học, bài báo cáo, luận án, sách từ những nguồn đáng tin cậy.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm tài liệu tại: researchgate.net; academic.research.microsoft.com; freefullpdf.com; papers.ssrn.com; doaj.org; arxiv.org; portal.highwire.org; pubmed.ncbi.nlm.nih.gov...
Bài viết có thể bạn quan tâm:
Trích Dẫn Tài Liệu Tham Khảo Như Thế Nào Để Đạt Chuẩn?
Sau khi có kết quả tìm kiếm thì bạn cần phải đánh giá và chọn lọc kết quả. Đây là một việc đóng vai trò rất quan trọng khi tìm kiếm tài liệu tham khảo trên mạng. Đối với tài liệu được tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm thì bạn cần phải có sự đánh giá nghiêm ngặt với kết quả thu được. Cần phải thực hiện 2 bước đánh giá cụ thể: (1) đánh giá nhanh để chọn tài liệu có thể phù hợp với mục tiêu nghiên cứu; (2) đánh giá chi tiết để nhận định độ tin cậy và tính phù hợp.
Tóm lại, khi tìm kiếm tài liệu tham khảo cho luận văn bạn cần phải có những bước đánh giá và lựa chọn kỹ lưỡng. Như vậy mới có thể đảm bảo được tính đúng đắn của tài liệu và mang lại giá trị thực sự cho luận văn. Chúc các bạn thành công!
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com