logoluanvan2s1
DỊCH VỤ HƯỚNG DẪN & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN

Chuyên nhận viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ tất cả chuyên ngành

Cam kết chất lượng - Đúng tiến độ - Bảo mật thông tin

hotlinevietthueluanvan2s-1

Du lịch làng nghề là gì? Phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam

Làng nghề Việt Nam có lịch sử lâu đời với vai trò và vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của nhân dân địa phương, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Mỗi làng nghề là một tổng thể không gian - thời gian và môi trường văn hóa, kinh tế- xã hội được tích tụ và bồi đắp bởi rất nhiều giá trị. Hiện nay, du lịch làng nghề được xem là một giải pháp hữu hiệu để kích thích phát triển kinh tế xã hội ở làng nghề theo hướng bền vững. Để hiểu rõ khái niệm du lịch làng nghề là gì cũng như các nội dung kiến thức xoay quanh chủ đề này, chúng ta cùng đọc bài viết dưới đây nhé.

Du lịch làng nghề là gì?

Khái niệm làng nghề

Quan điểm thứ nhất: Làng nghề là một thực thể vật chất và tinh thần được tồn tại cố định về mặt địa lý, có sự ổn định về nghề nghiệp hay một nhóm các nghề có mối liên hệ mật thiết với nhau để cùng làm ra một sản phẩm với bề dày lịch sử và được tồn tại lưu truyền trong dân gian qua nhiều thế hệ.

Quan điểm thứ hai: Làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong lành đều hoạt động cho nghề ấy và lấy đó là nghề sống chủ yếu. Đó là những làng thuần nhất không làm ruộng như nghề gốm ở Phù Lãng (Bắc Ninh), Bát Tràng (Hà Nội),…

Có thể hiểu làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư ở cấp thôn, ấp, bản, làng, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự như vậy ở trên địa bàn một xã, thị trấn và có các hoạt động ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm thủ công khác nhau. Một làng được gọi là làng nghề khi có hai yếu tố gồm số lượng tương đối các hội cùng sản xuất một nghề và thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm tỷ lệ lớn trong tổng giá trị sản phẩm của làng.

Khái niệm du lịch làng nghề

Theo PGS.TS Phạm Quốc Sử: Du lịch làng nghề là một loại hình du lịch sinh thái nhân văn được tiến hành tại các làng nghề tiêu biểu, mà ở đó còn lưu giữ tương đối nguyên vẹn các di sản văn hóa làng xã truyền thống đặc biệt là truyền thống công nghệ cổ thông qua bàn tay tài hoa của những nghệ nhân tài giỏi.

Du lịch làng nghề được hiểu là loại hình du lịch dựa vào việc khai thác các giá trị văn hóa truyền thống và các kỹ năng nghề nghiệp thể hiện trong các sản phẩm thủ công mỹ nghệ để phục vụ du khách.

du_lich_lang_nghe_la_gi_luanvan2s_
Du lịch làng nghề là gì?

Các tiêu chí để làng nghề trở thành làng nghề du lịch 

Thứ nhất, các làng nghề phải có tổ nghề, tức là người đầu tiên sáng tạo hoặc mang nghề đó truyền dạy cho những người khác trong làng để mọi người cùng làm. Tuy nhiên, có nhiều làng nghề không nhất thiết phải có tiêu chí này vẫn phát triển rất tốt các sản phẩm du lịch làng nghề độc đáo và đặc sắc.

Thứ hai, có hình thành quy trình sản xuất từ nguyên liệu tới thành phẩm: Sản xuất các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp nhưng có quy trình sản xuất cụ thể. Từ việc thu gom nguyên liệu, sơ chế cho tiến sản xuất và thành phẩm, bao quản và phân phối,…Tất cả phải tuân theo quy trình mới có thể làm ra những sản phẩm có chất lượng tốt và mẫu mã đẹp.

Thứ ba, phải có một vài công đoạn đơn giản cho khách du lịch tham gia: Khi khách du lịch tới các làng nghề họ sẽ vô cùng thích thú với các công đoạn sản xuất, và muốn tham gia làm thử thậm chí họ muốn tự tay hoàn thành một sản phẩm. Vì vậy mà các công đoạn đơn giản là một tài nguyên thu hút du khách đến các làng nghề.

Thứ tư, có điều kiện cho khách tham quan, tìm hiểu các khu vực sản xuất, môi trường cảnh quan của làng: Đó có thể là nơi bảo quản nguyên liệu, nơi bảo quản các thành phẩm, nơi tiến hành sơ chế nguyên liệu, nơi tiến hành sản xuất hay là các hộ gia đình trong làng nghề cũng chính là một xưởng sản xuất thu nhỏ,…

Thứ năm, có sản phẩm cho khách mua làm quà lưu niệm: Đây là điều kiện không thể thiếu vì khách du lịch sẽ vô cùng thoải mái khi tới một làng nghề mà họ có một món quà lưu niệm độc đáo, tinh xảo cho chính mình và người thân, bạn bè. Đây cũng là một trong những điều kiện trong phát triển du lịch làng nghề bởi qua đó trực tiếp quảng bá sản phẩm du lịch chất lượng kích thích làng nghề phát triển.

Mục đích của du lịch làng nghề là gì?

Môi trường văn hóa làng nghề là khung cảnh làng quê với cây đa, giếng nước, sân đình,… các hoạt động lễ hội và hoạt động phường hội, phong tục tập quán,.. Làng nghề là môi trường văn hóa - kinh tế - xã hội và công nghệ lâu đời, nó giúp bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác.

Hoạt động du lịch dựa vào sự đa dạng của các sản phẩm thủ công truyền thống để thu hút du khách. Ngược lại, các làng nghề cũng được hỗ trợ lại trong việc bảo tồn các giá trị của các sản phẩm đo từ hoạt động du lịch, các nguồn thu từ hoạt động du lịch nếu được sử dụng đúng mục đích để duy trì sự phát triển các làng nghề, chi phí phục hồi và tôn tạo các làng nghề.

Du lịch cũng góp phần quảng bá sản phẩm của làng nghề từ đó mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm này được phổ biến rộng rãi ra bên ngoài cũng như quảng bá các giá trị truyền thống của địa phương.

Sự phát triển du lịch tại các làng nghề thu hút du khách đến tham quan từ đó thiết lập mối liên hệ giữa du khách và người dân địa phương theo hướng tăng cường hiểu biết lẫn nhau, giảm bớt sự ngăn cách, khác biệt giữa các dân tộc và tầng lớp xã hội.

Như vậy, các làng nghề truyền thống phát triển tạo nên sự hấp dẫn riêng từ đó thu hút du khách và thúc đẩy du lịch phát triển. Sự phát triển của hoạt động du lịch mở ra cơ hội các làng nghề tiếp thị hình ảnh, tiếp thị sản phẩm từ đó thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm.


Xem thêm:

Kho đề tài & mẫu luận văn du lịch tham khảo mới nhất 2022

Tầm quan trọng của việc phát triển du lịch làng nghề

Du lịch làng nghề giúp gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương: Du lịch làng nghề không chỉ là hoạt động du lịch thuần túy mà là sự kết hợp giữa nghỉ ngơi, học tập, nghiên cứu, tham quan,…cho du khách. Du lịch làng nghề có vai trò nhất định đối với phát triển kinh tế- xã hội, nhờ hoạt động du lịch, các giá trị văn hóa làng nghề thực sự trở thành những sản phẩm có giá trị kinh tế, văn hóa.

Sản phẩm làng nghề truyền thống có đặc tính là mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị, ý nghĩa và là sự kết hợp tính truyền thống văn hóa của dân tộc qua bàn tay tài hoa của nghệ nhân. Vì vậy, đến với làng nghề du khách rất thích mua các sản phẩm được làm ra tại đây. Qua việc bán hàng cho du khách, người dân làng nghề biết thêm về văn hóa, tính cách, tâm lý của cư dân các vùng khác.

Du lịch làng nghề góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân địa phương và xây dựng nông thôn mới văn mình, hiện đại. Đây là một trong những cơ sở để giải quyết việc làm tại chỗ, gắn với thực hiện chủ trương, chính sách phát triển theo phương châm “ly nông bất ly hương”.

Khách du lịch là đối tượng mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước qua việc chi trả khi sử dụng các nguồn tài nguyên, hàng hóa, dịch vụ tại các điểm du lịch như mua sản phẩm, dịch vụ,…việc xuất khẩu hàng hóa cũng góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, nâng cao thu nhập cho người tham gia dịch vụ du lịch và người dân làm nghề.

Xu thế phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam hiện nay là gì?

Trong xu thế hội nhập như hiện nay, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Những làng nghề là một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt không thể thay thế. Phát triển du lịch làng nghề là một hướng đi đúng đắn và phù hợp được ưu tiên trong chính sách quảng bá và du lịch. Những lợi ích của phát triển du lịch làng nghề đã thể hiện rõ rệt ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, góp phần giải quyết nguồn lao động địa phương và là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc hiệu quả.

Một địa phương muốn thu hút khách du lịch và tạo ra nhiều loại hình du lịch hấp dẫn nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của du khách thì phải tiến hành xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch gắn với việc khai thác có chiều sâu và đúng tài nguyên du lịch của địa phương đó.

Trong những năm gần đây, các loại hình du lịch làng nghề ở Việt Nam ngày càng hấp dẫn du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài bởi giá trị văn hóa lâu đời và cách sáng tạo sản phẩm thủ công đặc trưng của từng vùng.

Theo dọc chiều dài đất nước, du khách gần như có thể dừng chân ở bất cứ địa phương nào để tìm hiểu làng nghề truyền thống. Theo thống kê,nước ta có hơn 3000 làng nghề thủ công, thuộc 11 nhóm nghề chính. Lợi thế của các làng nghề truyền thống là nằm trên trục giao thông thuận lợi, cả đường bộ lẫn đường sông nên thuận tiện xây dựng các chương trình du lịch kết hợp. Một số địa phương khá năng động trong phát huy lợi thế làng nghề để phát triển du lịch gồm Hà Nội, Hà Tây, Hòa Bình, Bắc Ninh,…

Tuy nhiên, dù các làng nghề cụ thể nói riêng như lụa Vạn Phúc (Hà Đông), gốm Bát Tràng, tranh Đông Hồ,… và du lịch làng nghề ở Việt Nam nói chung đã thu hút một lượng khách du lịch lớn nhưng vẫn chỉ là nỗ lực tự phát, chưa hình thành được cách làm việc chuyên nghiệp. Do đó, cần tìm các biện pháp để du lịch làng nghề thực sự phát huy tiềm năng và hiệu quả, đóng góp bền vững cho mục tiêu phát triển du lịch và phát triển kinh tế- xã hội.

Du lịch là ngành “công nghiệp không khói” lớn đang bùng nổ mạnh mẽ trong những năm gần đây. Hoạt động du lịch không chỉ ảnh hưởng đối với môi trường mà vấn đề phát triển du lịch làng nghề được xem là kim chỉ nam, là chiến lược đối với các quốc gia trên toàn thế giới. Vì vậy, nước ta cần đẩy mạnh các hoạt động thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề một cách bền vững.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC
  • Kiểm soát nội bộ là gì? Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp

    Kiểm soát nội bộ là một quá trình chịu sự chi phối bởi người quản lý, hội đồng quản trị và các thành viên khác trong một tổ chức. Mục đích của việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ trong một tổ chức/ doanh nghiệp là nhằm đạt được sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động, sự tin cậy của báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật cũng như các quy định mà tổ chức/ doanh nghiệp đặt ra.
  • Bao thanh toán là gì? Thực trạng bao thanh toán tại Việt Nam hiện nay

    Bao thanh toán có thể hiểu là sự chuyển nhượng các khoản phải thu của người bán hàng từ người bán hàng sang đơn vị bao thanh toán. Đơn vị bao thanh toán sẽ chịu trách nhiệm thu nợ, tránh các rủi ro không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ từ người mua.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Nội dung của thuế TNDN ở Việt Nam

    Thuế được đánh giá là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước và là công cụ điều chỉnh vĩ mô của nền kinh tế, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp là sắc thuế điều tiết vào thu nhập chính thức của doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách nhà nước.
  • Nghèo là gì? Thực trạng và giải pháp giảm nghèo bền vững ở Việt Nam

    Đói nghèo là một trong những rào cản làm giảm khả năng phát triển con người con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia. Xu hướng phát triển của nền kinh tế, tiến bộ khoa học công nghệ và ổn định đời sống mang lại những thành tựu và tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn phải đối mặt với thực trạng nghèo đói.
  • Bán hàng là gì? Cơ sở lý luận về hoạt động bán hàng

    Bán hàng là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Không những vậy, bán hàng còn là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng coi trọng việc bán hàng và nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả bán hàng.
  • Trách nhiệm pháp lý là gì? Đặc điểm, ý nghĩa của trách nhiệm pháp lý

    Trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định và được nhà nước bảo hộ bằng các biện pháp cưỡng chế. Mỗi công dân cần nắm bắt các trách nhiệm pháp lý phải chịu để có trách nhiệm hơn đối với mỗi hành vi của mình trong cuộc sống nhằm xây dựng một xã hội văn minh, công bằng.

LUẬN VĂN 2S - TRUNG TÂM HỖ TRỢ & VIẾT THUÊ LUẬN VĂN, LUẬN ÁN

Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.

Hotline: 0976 632 554

Email: 2sluanvan@gmail.com

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN LUẬN VĂN
Họ tên khách hàng:
Điện thoại:
Email:
Nội dung liên hệ
 
Bản quyền thuộc về Luận văn 2S - Nhóm GV thuộc ĐHQG HCM & ĐHQG HN
DMCA.com Protection Status