Hiện nay, việc phát triển các vùng kinh tế trọng điểm trở thành một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Vì vậy, vùng kinh tế trọng điểm trở thành vùng được đầu tư phát triển với tốc độ nhanh, đi đầu trong một số lĩnh vực quan trọng. Để hiểu rõ hơn về khái niệm vùng kinh tế trọng điểm là gì? Vị trí, vai trò và các yếu tố tác động đến việc phát triển vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, các bạn hãy cùng Luận Văn 2S tìm hiểu bài viết sau nhé.
Vùng kinh tế trọng điểm được định nghĩa là vùng hội tụ tốt nhất các điều kiện để phát triển, có khả năng tạo lợi thế cạnh tranh cũng như làm đầu tàu tăng trưởng nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển cho các vùng đó và tiến tới đảm nhận vai trò chi phối sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia.
Vậy, có thể hiểu vùng kinh tế trọng điểm là một bộ phận thuộc lãnh thổ quốc gia, hội tụ các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực về kinh tế, giữ vai trò động lực, đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả nước. Là vùng lãnh thổ nằm trong hệ thống các vùng của một quốc gia, có tính chất và đặc điểm khác biệt với các vùng địa lý khác, có đặc thù riêng về kinh tế và mang tính trọng điểm, dẫn dắt trong hệ thống các vùng trên cả nước.
Vùng kinh tế trọng điểm là gì?
Đảng và Nhà nước đã xác định các vùng kinh tế trọng điểm là các vùng động lực làm đầu tàu lôi kéo sự phát triển của các vùng khác trên cả nước. Hiện nay, nước ta có 4 vùng kinh tế trọng điểm gồm: vùng KTTĐ Bắc bộ, vùng KTTĐ miền Trung, vùng KTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long với tổng số 24 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của 4 vùng kinh tế trọng điểm như sau:
Xem thêm:
→ Khu công nghiệp là gì? Lý luận về phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ được coi là trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học - công nghệ của cả nước, là nơi tập trung các cơ quan Trung Ương, các trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế lớn cũng như các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai khoa học - công nghệ quốc gia. Đây cũng là vùng hạt nhân, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng. Trong đó, Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tam giác phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, từ đó lan rộng và lôi kéo các địa phương khác cùng phát triển, liên kết chặt chẽ với nhau trong quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nằm ở vị trí địa kinh tế độc đáo, thuộc các trục giao thông quan trọng của cả nước, khu vực và quốc tế, có nhiều cửa ngõ vào - ra thuận lợi, cả về đường sông, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Vùng này có vị trí, vai trò chiến lược đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tập trung đủ các điều kiện và lợi thế phát triển các ngành mũi nhọn, dẫn đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã cùng với các vùng kinh tế trọng điểm khác phát huy lợi thế của vùng, tạo nên thế mạnh kinh tế theo hướng mở, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng định hướng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Vùng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam của nước ta, là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của vùng Tây Nguyên. Đây là vùng có ý nghĩa chiến lược và điều kiện thuận lợi hình thành một hành lang giao lưu kinh tế,thương mại quan trọng nối Tây Nguyên, Mi-an-ma, Campuchia và Lào với đường hành hải quốc tế qua Biển Đông và Thái Bình Dương. Sự phát triển kinh tế của vùng này sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khai thác hợp lý các nguồn lực về tài nguyên và lao động, giải quyết việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng của các vùng duyên hải như Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ,…
Vùng vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm dẫn đầu cả nước về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản nên đóng góp lớn vào tỷ trọng xuất khẩu nông, thủy sản của cả nước. Bên cạnh đó, vùng kinh tế này còn đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm là gì?
Có thể bạn quan tâm:
→ Đề tài & đề cương Luận văn thạc sĩ Kinh tế phát triển chọn lọc mới nhất
Tác động của hội nhập quốc tế: Các vùng vùng kinh tế trọng điểm nước ta có nhiều thuận lợi về giao lưu kinh tế và hội nhập quốc tế, là những vùng có thế mạnh khi hội nhập, khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, thuận lợi trong sản xuất và xuất khẩu hàng hóa,…Tuy nhiên, các vùng này cũng chịu cạnh trực tiếp, gay gắt không chỉ từ các nước phát triển hàng đầu thế giới, các nước công nghiệp mới mà cả các nước, vùng lãnh thổ có trình độ phát triển tương đồng. Các vùng vùng kinh tế trọng điểm cần hiểu rõ thế mạnh, tiềm năng và sự khác biệt của từng vùng để có sự sắp xếp, phân công lao động hợp lý.
Tài nguyên thiên nhiên: Các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta có một số khoáng sản quan trọng chiếm tỷ trọng lớn so với cả nước như: Trữ lượng than đá chiếm đến 98%, trữ lượng đá vô chiếm 5%, sét chịu lửa 90%, vùng biển gần bờ có dầu khí chiếm 90%, trữ lượng dầu và khí đốt 80%,…Việc khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên ở các vùng vùng kinh tế trọng điểm là yếu tố quan trọng để phát huy được thế mạnh của các vùng từ đó góp phần phát triển kinh tế của từng vùng.
Dân số và nguồn nhân lực: các vùng vùng kinh tế trọng điểm có diện tích chiếm 27,4% diện tích cả nước với dân số là 48,9 triệu người chiếm 52,2% dân số cả nước. Các vùng kinh tế trọng điểm có sức lan tỏa tích cực đến thu hút lao động từ mọi miền đất nước,nhất là các địa phương không nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm, lực lượng lao động làm việc trong các vùng vùng kinh tế trọng điểm ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ cao so với tổng số lao động đang làm việc trên phạm vi toàn quốc. Cơ cấu lao động của các vùng vùng kinh tế trọng điểm đã và đang chuyển dịch theo hướng tích cực, phát triển nhanh hơn so với xu thế chuyển dịch cơ cấu lao động của cả nước.
Thứ nhất, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển vùng kinh tế trọng điểm: Cần xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung và dài hạn để phát triển kinh tế - xã hội trong trùng. Tiến hành tái cơ cấu ngành nghề phù hợp với điều kiện phát triển của vùng và các địa phương trong vùng, phát triển kinh tế tư nhân, một mặt giải quyết được công ăn việc làm phù hợp với trình độ lao động hiện nay, phát huy được lợi thế về tính linh hoạt trong chuyển đổi ngành nghề.
Thứ hai, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng: Tăng cường đầu tư xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện các trục kết nối liên tỉnh, liên vùng, hệ thống đường cao tốc, đường bộ, sân bay và cảng biển theo hướng đồng bộ, hiện đại nhằm giải quyết vấn đề giao thông giữa các vùng, địa phương được thuận lợi hơn. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình giao thông trọng điểm để giải quyết ùn tắc giao thông và phát triển đô thị.
Thứ ba, phát triển khoa học và công nghệ: Đây là nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng các vùng kinh tế trọng điểm theo hướng gia tăng đóng góp của yếu tố trong tăng trưởng, đáp ứng yêu cầu về phát triển theo hướng nhanh và bền vững, giảm phụ thuộc vào vốn và lao động. Đầu tư và ứng dụng những công nghệ tiên tiến, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học, công nghệ để đổi mới sản phẩm công nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và đời sống tại các vùng kinh tế trọng điểm.
Thứ tư, đào tạo nguồn nhân lực: Các vùng kinh tế trọng điểm cần có chiến lược tổng thể về phát triển nguồn nhân lực. Các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phải có sự đột phá trong tư duy và giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực theo hướng mở rộng về số lượng, nâng cao về chất lượng, chú trọng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm.
Thứ năm, cần thúc đẩy đầu tư, phát huy lợi thế và tăng cường liên kết của các vùng kinh tế trọng điểm: Tiếp tục thu hút vốn đầu tư FDI vào các ngành kinh tế trọng điểm, đặc biệt là ngành có hàm lượng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý giữa các vùng kinh tế trọng điểm để phát huy tính lan tỏa và động lực thúc đẩy tăng trưởng đối với toàn nền kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm.
Thứ sáu, phát triển du lịch: Hiện nay, du lịch đang trở thành ngành kinh tế trọng điểm, có tính lan tỏa cao đến tăng trưởng GDP của toàn bộ nền kinh tế. Các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm cần tiến hành xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển du lịch để đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của khu vực và cả nước. Ngoài ra, cũng cần có những chính sách phát triển du lịch bền vững như đa dạng hóa các sản phẩm và loại hình dịch vụ du lịch, tăng cường khách quốc tế đến lưu trú dài ngày và lượng khách nội địa lớn,…
Thứ bảy, tăng cường thể chế và tăng cường thực hiện thể chế: Rà soát và bổ sung những quy định pháp lý để tạo thành hành lang pháp lý cho hoạt động khai thác tiền năng, thế mạnh của mỗi tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm, tạo ra sự kết nối thông suốt giữa các vùng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Trên đây là khái niệm vùng kinh tế trọng điểm là gì, sự hình thành, vị trí, vai trò và một số đề xuất thúc đẩy tăng trưởng các vùng kinh tế trọng điểm. Hy vọng những thông tin này đã phần nào giúp các bạn giải đáp thắc mắc về vùng kinh tế trọng điểm là gì và các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam.
Hà Nội: Tòa nhà Detech Tower - Số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đà Nẵng: Toà nhà Thành Lợi 2 - Số 3 Lê Đình Lý, Thạc Gián, Thanh Khê, Đà Nẵng.
Hồ Chí Minh: Tòa nhà Hải Hà - 217 Đường Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh.
Cần Thơ: Ba Tháng Hai, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Hotline: 0976 632 554
Email: 2sluanvan@gmail.com